ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

"Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính với hàng nông sản"

Ngày đăng: 22 | 05 | 2018

Ông Trần Tuấn Anh nói cần tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, tránh hệ luỵ khi đầu ra của nông sản phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Sáng 22/5, trong thảo luận ở tổ của đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã đề cập đến xuất khẩu nông, thuỷ sản, trong đó có một số mặt hàng vì sao thường xuyên phải "giải cứu". 

Theo ông, số lượng thị trường xuất khẩu tính bằng tỷ USD của Việt Nam từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tăng lên 29; hơn 20 thị trường trên 2 tỷ USD.

Xuất khẩu nông, thủy sản năm 2017 chưa có thống kê cuối cùng nhưng ước tính vào khoảng 35-37 tỷ USD. Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương cho hay, sản phẩm nông sản của Việt Nam chưa thực sự tham gia vào chuỗi nông thủy sản thế giới; một số sản phẩm có tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, ví dụ cá tra, lâu nay chưa có thương hiệu nên vẫn gặp rào cản kỹ thuật.

"Câu chuyện về thị trường xuất khẩu nông, thủy sản còn nhiều chuyện phải bàn, đặc biệt là tìm kiếm thị trường bền vững", ông nói.

Cụ thể, năm 2017, các thị trường xuất khẩu lớn đều có tăng trưởng, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, tăng tới 60%. Nhưng trong đà tăng xuất khẩu của hàng hoá nông sản Việt Nam sang Trung Quốc, vẫn còn đó lo ngại về việc giải cứu dưa hấu ở Quảng Nam, ớt ở Quảng Trị... 

“Cả ớt hay dưa hấu không nằm trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Đây chỉ là sản phẩm mùa vụ, phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ thương mại, xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới, chứ không phải chính ngạch”, Bộ trưởng Công thương lý giải vì sao nhiều mặt hàng nông sản thường xuyên phải giải cứu.

Lãnh đạo ngành Công Thương nhấn mạnh, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính với Việt Nam nữa, bởi giờ họ cũng theo thông lệ chung của quốc tế trong truy xuất nguồn gốc, kiểm tra chất lượng. Ông Tuấn Anh lấy ví dụ, trong 100 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trước đây, hiện Trung Quốc chỉ cấp phép cho 27 doanh nghiệp. “Nếu chúng ta cứ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc mà không phát triển thị trường mới thì hệ lụy sẽ rất lớn”, Bộ trưởng Tuấn Anh cảnh báo.

"Phải tập trung khơi thông mọi thị trường, nhất là thị trường tiềm năng. Trong đó lưu ý có chính sách kịp thời để tháo gỡ rào cản", ông nhấn mạnh.

Không phủ nhận trách nhiệm của ngành Công Thương, song Bộ trưởng Tuấn Anh cho rằng cần mở rộng sự tham gia của bộ ngành, địa phương trong việc tổ chức sản xuất nông nghiệp. “Hôm nay là dưa hấu, ngày mai có thể là hành tây, bí đao”, ông chia sẻ quan ngại.

Năm nào cũng "giải cứu" thì không còn ý nghĩa

Cùng mạch ý kiến trên, đại biểu tỉnh Tiền Giang Nguyễn Minh Sơn nêu lại báo cáo của Chính phủ, trong đó có đoạn “dự báo nhu cầu, thị trường để phục vụ sản xuất hàng nông sản còn yếu”. 

Nhìn lại từ đầu năm tới nay, theo ông Sơn “chúng ta đã giải cứu rất nhiều”. Gần đây nhất Quảng Nam kêu gọi giải cứu dưa hấu; huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đề nghị mỗi công chức mua 9kg ớt để giúp nông dân. Ngoài ra còn giải cứu củ cải, bí đỏ… ở một số tỉnh, thành phía Bắc.

“Giải cứu hết cuộc này đến cuộc khác, cứ thế này không ổn và với cách làm như hiện nay thì sẽ còn lặp lại”, ông Sơn nói và nhấn mạnh đến việc tổ chức sản xuất nông sản theo tín hiệu thị trường, ngành Công Thương phải vào cuộc tốt hơn để người nông dân đỡ phải kêu gọi "giải cứu".

Ông Lê Viết Chữ - Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, cũng cho rằng "giải cứu" chỉ dùng trong những trường hợp bất khả kháng, nếu năm nào cũng giải cứu thì không còn ý nghĩa.

"Để chấm dứt tình trạng này cần nhiều giải pháp, trong đó Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, tư vấn kịp thời cho người dân. Với bà con nông dân cũng cần chủ động hơn, vì nhiều người biết thừa dưa mà vẫn trồng", ông Chữ nói.

Theo VnExpress

NỘI DUNG KHÁC

Các quốc gia dọc sông Mekong gánh chịu chi phí ẩn từ hệ thống đập của Trung Quốc

14-5-2018

Sam In, một nông dân trồng lúa 48 tuổi tại tỉnh đông bắc Campuchia Stung Treng, không từng biết đến việc phải mua nước cho tới khi ông bị buộc phải rời khỏi căn nhà của mình bên bờ sông Mekong 2 năm trước đây.

Nhìn lại 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: Đổi thay từ những cánh đồng

14-5-2018

LTS: Cách đây 5 năm, sau Quyết định 899 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp và các địa phương đã bắt tay vào triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp (TCC). Sau 5 năm thực hiện, đề án TCC nông nghiệp đã đạt được những gì, từ số báo này, Báo NTNN đăng tải loạt bài “Nhìn lại 5 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Tích tụ ruộng đất hướng đến phát triển NN bền vững: Những vướng mắc

4-5-2018

Ngành nông nghiệp đang đứng trước tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nhiều thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Hỗ trợ tới 90% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nghèo

1-5-2018

Theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Thúc đẩy xuất khẩu: Phải “siết” chất lượng hàng hóa

27-4-2018

“Sản xuất mà không quản lý tốt khâu đầu vào để có nền nông nghiệp sạch thì khó xuất khẩu”, Thủ tướng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị toàn quốc về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu vừa diễn ra.

Từ 1/5, Trung Quốc siết chặt truy xuất nguồn gốc nông sản nhập khẩu

30-4-2018

Từ 1/5/2018, Trung Quốc bắt buộc tất cả lô hàng trái cây nhập khẩu vào nước này phải đóng gói, có đầy đủ các thông tin để truy xuất nguồn gốc.

Cần thay đổi tư duy sản xuất và tiêu thụ nông sản trong cách mạng 4.0

3-5-2018

Việt Nam cần thay đổi cách thức canh tác, tư duy quản lý nông nghiệp để tránh phát triển thành một nền nông nghiệp “gia công”.

Nhiều chính sách khuyến khích DN đầu tư vào NN-NT

23-4-2018

Theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Thủ tướng đối thoại với nông dân: 4 vấn đề nóng cần giải quyết

6-4-2018

Là người có nhiều nghiên cứu cũng như tham gia quản lý lâu năm trong ngành nông nghiệp, TS Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn hiểu rất rõ những “được – mất” của ngành này. Nhân sự kiện Thủ tướng đối thoại với nông dân sắp diễn ra (ngày 9.4), phóng viên NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Sơn về vấn đề này.

CPTPP và cơ hội cho nông sản Việt: Xuất khẩu nông sản: Thuận - khó đan xen

5-4-2018

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết tại Chile là sự kiện được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Bên cạnh những thuận lợi để mở rộng XK nông sản Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP thì theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN-NT (IPSARD), CPTPP là một hiệp định thương mại tự do có tiêu chuẩn và đòi hỏi rất cao về sự minh bạch đối với hàng hóa và đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất ràng buộc.

Nâng các chỉ tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp: Có khả thi?

2-3-2018

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, đây không phải là các chỉ tiêu phiêu lưu mà dựa vào kết quả rất tích cực từ những tháng đầu năm khi các mặt hàng chủ lực đều xuất khẩu rất tốt, có những mặt hàng tăng trên tới 30%.

Rà soát quy định về thuế

15-3-2018

Rà soát quy định về thuế