ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Từ 1/5, Trung Quốc siết chặt truy xuất nguồn gốc nông sản nhập khẩu

Ngày đăng: 30 | 04 | 2018

Từ 1/5/2018, Trung Quốc bắt buộc tất cả lô hàng trái cây nhập khẩu vào nước này phải đóng gói, có đầy đủ các thông tin để truy xuất nguồn gốc.

Từ ngày 1/4/2018 Trung Quốc áp dụng thử nghiệm tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu.

Theo đó, các doanh nghiệp phía Trung Quốc xin nhập khẩu nông sản, hoa quả, trái cây từ Việt Nam và Thái Lan đều phải có giấy phép của cơ quan kiểm dịch động, thực vật.

Trong đó yêu cầu phải có đầy đủ thông tin: tên sản phẩm hoa quả, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu bất cứ lúc nào.

Quy định này sẽ được cơ quan kiểm dịch, kiểm nghiệm phía Trung Quốc thực hiện nghiêm túc từ ngày 1/5/2018. 

Từ 1/5/2018, Trung Quốc bắt buộc tất cả lô hàng trái cây nhập khẩu vào nước này phải đóng gói, có đầy đủ các thông tin để truy xuất nguồn . (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố thị trường và phi thị trường. Trong đó rào cản kỹ thuật như, quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng đang là vấn đề lớn đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu.

Mặc dù sẽ gặp một số khó khăn ban đầu, nhưng các hàng rào kỹ thuật của các nước có nhu cầu nhập khẩu trái cây, bắt buộc nông dân Việt Nam phải nâng cao quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Cả nông dân, doanh nghiệp và chính cơ quan quản lý cần phải thay đổi tư duy để bắt kịp thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đầu ra của mình. Cần phải quy hoạch vùng trồng trái cây, đầu tư công nghệ chế biến, công nghệ sinh học bảo quản./.

Theo VOV.vn

 

NỘI DUNG KHÁC

Cần thay đổi tư duy sản xuất và tiêu thụ nông sản trong cách mạng 4.0

3-5-2018

Việt Nam cần thay đổi cách thức canh tác, tư duy quản lý nông nghiệp để tránh phát triển thành một nền nông nghiệp “gia công”.

Nhiều chính sách khuyến khích DN đầu tư vào NN-NT

23-4-2018

Theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Thủ tướng đối thoại với nông dân: 4 vấn đề nóng cần giải quyết

6-4-2018

Là người có nhiều nghiên cứu cũng như tham gia quản lý lâu năm trong ngành nông nghiệp, TS Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn hiểu rất rõ những “được – mất” của ngành này. Nhân sự kiện Thủ tướng đối thoại với nông dân sắp diễn ra (ngày 9.4), phóng viên NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Sơn về vấn đề này.

CPTPP và cơ hội cho nông sản Việt: Xuất khẩu nông sản: Thuận - khó đan xen

5-4-2018

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết tại Chile là sự kiện được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Bên cạnh những thuận lợi để mở rộng XK nông sản Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP thì theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN-NT (IPSARD), CPTPP là một hiệp định thương mại tự do có tiêu chuẩn và đòi hỏi rất cao về sự minh bạch đối với hàng hóa và đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất ràng buộc.

Nâng các chỉ tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp: Có khả thi?

2-3-2018

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, đây không phải là các chỉ tiêu phiêu lưu mà dựa vào kết quả rất tích cực từ những tháng đầu năm khi các mặt hàng chủ lực đều xuất khẩu rất tốt, có những mặt hàng tăng trên tới 30%.

Rà soát quy định về thuế

15-3-2018

Rà soát quy định về thuế

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với trà, cà phê: Nhiều ý kiến trái chiều

12-1-2018

Mới đây, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế cà phê hòa tan, trà đóng gói vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, Bộ này đề xuất hai phương án: áp dụng mức thuế suất 10% hoặc 20% từ năm 2019. Trước đề xuất này, nhiều bộ ngành yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ những cơ sở tăng thuế và rất cần lưu ý đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với hai ngành hàng này.

Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sạch và liên kết chuỗi

11-12-2017

Chính sách phát triển nông nghiệp sạch còn nhiều bất cập, khó mở rộng quy mô liên kết chuỗi, là những vấn đề cấp bách đang được đặt lên bàn cân, đòi hỏi các hợp tác xã (HTX) phải năng nổ hơn nữa trên thị trường.

Khơi thông nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao

7-12-2017

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả người dân và doanh nghiệp (DN). Những "tỷ phú nông dân" xuất hiện ngày càng nhiều. Nền nông nghiệp 4.0 đang mở ra trước mắt, nhưng sự cạnh tranh và đào thải quyết liệt khiến không ít người phải chùn bước. Nhiều khó khăn đang cản trở phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); trong đó, nguồn vốn cho vay là "nút thắt" lớn.

Ủy ban châu Âu công bố hệ thống quy định mới cho nông nghiệp hữu cơ

28-11-2017

Một hệ thống các quy định mới về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được cho là sẽ tác động lên hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ cả trong nội bộ Liên minh châu Âu lẫn những nước ngoại khối EU.

Thay thế Phụ lục quy định thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu khẩu

27-11-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 1/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.

Tín dụng nông nghiệp: Chính sách hay, vay được khó lắm!

24-7-2017

Song song với thông báo hạ lãi suất từ phía Ngân hàng Nhà nước, Bộ KH-ĐT cũng đang trong quá trình xin ý kiến cho Dự thảo Nghị định Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với một loạt ưu đãi lớn, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Tuy nhiên...