ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cần thay đổi tư duy sản xuất và tiêu thụ nông sản trong cách mạng 4.0

Ngày đăng: 03 | 05 | 2018

Việt Nam cần thay đổi cách thức canh tác, tư duy quản lý nông nghiệp để tránh phát triển thành một nền nông nghiệp “gia công”.

Theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến những thách thức cho nền nông nghiệp khi mức độ quản lý vượt ra khỏi quy mô sản xuất, đầu tư so với trước đây.

Đơn cử, doanh nghiệp có thể làm nông nghiệp với hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng quản lý vượt trội với độ chính xác cao, như: Dùng hệ thống công nghệ giám sát để xem chỗ nào thiếu nước, thiếu phân rồi đưa máy bay đến tưới đúng chỗ. Hiện một hộ sản xuất nông nghiệp có thể quản lý tốt 100 ha diện tích đất sản xuất, dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy móc. Yêu cầu với lao động được thuê sản xuất nông nghiệp cũng thay đổi, họ không cần tìm cách tăng năng suất mà cần làm đúng việc được giao. Tức là khoa học công nghệ đã làm thay đổi cách quản lý sản xuất nông nghiệp.  

Nguy cơ nông nghiệp Việt Nam trở thành nền nông nghiệp “gia công” trong cách mạng KHCN 4.0.

Đặc biệt, nếu như trước đây người nông dân bán nông sản cho thương lái, nhưng nay đã có những đại lý và công ty xuyên quốc gia kết nối thẳng với đại lý để thu mua nông sản. Chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản đã thay đổi (không còn là tuyến và điểm) thành hệ thống mạng.

Cho nên theo TS Đặng Kim Sơn, vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp Việt Nam là phải thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, đưa nông dân “chuyên nghiệp” vào và áp dụng công nghệ tiên tiến.    

Cũng đồng quan điểm cần thay đổi tư duy làm nông nghiệp, TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho biết: Toàn ngành nông nghiệp hiện có hơn 700 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, tuy nhiên chỉ 50% số chuỗi hoạt động có hiệu quả.

Một trong nhiều nguyên nhân của hạn chế trên, theo TS. Đào Thế Anh, do chi phí sản xuất còn cao với giá cả biến động và lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sai quy trình kỹ thuật; sử dụng quá nhiều lao động và chất lượng không đồng nhất. Trong bối cảnh đó, tổn thất nông sản sau thu hoạch ở Việt Nam còn cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (rau quả là 32%, thịt là 14% và thủy sản là 12%). Bên cạnh đó, hạn chế còn là thiếu kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn, vận chuyển và đóng gói kém và giao dịch quá nhiều khâu trung gian.

“Ở khâu chế biến, hạn chế là công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, quy mô nhỏ, manh mún. Do đó, sản phẩm nông sản xuất khẩu có chất lượng thấp và giá thấp, thiếu thương hiệu...” - TS Đào Thế Anh nói.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam (Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ) đặt vấn đề về chuỗi tiêu thụ nông sản với vai trò của các hộ sản xuất nhỏ trong vấn đề an toàn thực phẩm. Bà Nhung cho rằng, trong sản xuất nông nghiệp, những doanh nghiệp lớn cần phải có vì họ hướng tới thị trường lớn là xuất khẩu. Tuy nhiên, nông dân sản xuất nhỏ cũng phải duy trì vì đó là nguồn cung ứng nông sản cho thị trường nội địa. Cho nên, theo bà Nhung, các hộ nông dân nhỏ cần được đào tạo và kết nối họ thành tổ nhóm, mạng lưới để tiếp cận với thị trường./.

Theo VOV.VN

 

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều chính sách khuyến khích DN đầu tư vào NN-NT

23-4-2018

Theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Thủ tướng đối thoại với nông dân: 4 vấn đề nóng cần giải quyết

6-4-2018

Là người có nhiều nghiên cứu cũng như tham gia quản lý lâu năm trong ngành nông nghiệp, TS Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn hiểu rất rõ những “được – mất” của ngành này. Nhân sự kiện Thủ tướng đối thoại với nông dân sắp diễn ra (ngày 9.4), phóng viên NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Sơn về vấn đề này.

CPTPP và cơ hội cho nông sản Việt: Xuất khẩu nông sản: Thuận - khó đan xen

5-4-2018

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết tại Chile là sự kiện được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Bên cạnh những thuận lợi để mở rộng XK nông sản Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP thì theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN-NT (IPSARD), CPTPP là một hiệp định thương mại tự do có tiêu chuẩn và đòi hỏi rất cao về sự minh bạch đối với hàng hóa và đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất ràng buộc.

Nâng các chỉ tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp: Có khả thi?

2-3-2018

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, đây không phải là các chỉ tiêu phiêu lưu mà dựa vào kết quả rất tích cực từ những tháng đầu năm khi các mặt hàng chủ lực đều xuất khẩu rất tốt, có những mặt hàng tăng trên tới 30%.

Rà soát quy định về thuế

15-3-2018

Rà soát quy định về thuế

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với trà, cà phê: Nhiều ý kiến trái chiều

12-1-2018

Mới đây, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế cà phê hòa tan, trà đóng gói vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, Bộ này đề xuất hai phương án: áp dụng mức thuế suất 10% hoặc 20% từ năm 2019. Trước đề xuất này, nhiều bộ ngành yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ những cơ sở tăng thuế và rất cần lưu ý đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với hai ngành hàng này.

Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sạch và liên kết chuỗi

11-12-2017

Chính sách phát triển nông nghiệp sạch còn nhiều bất cập, khó mở rộng quy mô liên kết chuỗi, là những vấn đề cấp bách đang được đặt lên bàn cân, đòi hỏi các hợp tác xã (HTX) phải năng nổ hơn nữa trên thị trường.

Khơi thông nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao

7-12-2017

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả người dân và doanh nghiệp (DN). Những "tỷ phú nông dân" xuất hiện ngày càng nhiều. Nền nông nghiệp 4.0 đang mở ra trước mắt, nhưng sự cạnh tranh và đào thải quyết liệt khiến không ít người phải chùn bước. Nhiều khó khăn đang cản trở phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); trong đó, nguồn vốn cho vay là "nút thắt" lớn.

Ủy ban châu Âu công bố hệ thống quy định mới cho nông nghiệp hữu cơ

28-11-2017

Một hệ thống các quy định mới về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được cho là sẽ tác động lên hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ cả trong nội bộ Liên minh châu Âu lẫn những nước ngoại khối EU.

Thay thế Phụ lục quy định thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu khẩu

27-11-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 1/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.

Tín dụng nông nghiệp: Chính sách hay, vay được khó lắm!

24-7-2017

Song song với thông báo hạ lãi suất từ phía Ngân hàng Nhà nước, Bộ KH-ĐT cũng đang trong quá trình xin ý kiến cho Dự thảo Nghị định Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với một loạt ưu đãi lớn, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Tuy nhiên...

Nghịch lý 'tài sản nhỏ bảo lãnh tài sản lớn' khi vay vốn phát triển nông nghiệp

25-7-2017

Có một thực trạng tồn tại trong hoạt động tín dụng nông nghiệp nhiều năm qua là các tài sản trên đất dù có giá trị lớn đến đâu cũng chỉ mang tính chất tham khảo, còn muốn vay vốn ngân hàng bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải thế chấp bằng sổ đỏ nhà đất.