ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nhiều chính sách khuyến khích DN đầu tư vào NN-NT

Ngày đăng: 23 | 04 | 2018

Theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Theo quy định, doanh nghiệp được nhận ưu đãi và hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và có Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư.

Các doanh nghiệp trên sẽ được Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ thông qua miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở; cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng

Theo quy định, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) được Nhà nước giao đất hoặc được chuyển mục đích đất để làm nhà ở cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật đất đai được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi.

Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 07 năm tiếp theo.

Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 05 năm tiếp theo.

Giúp tiếp cận nguồn vốn

Để giúp các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tiếp cận được nguồn vốn, ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành với mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.

Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại: Tối đa 8 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; tối đa 6 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; tối đa 5 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Trường hợp dự án của doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thì thời gian hỗ trợ lãi suất là 8 năm; dự án mà doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị thì được áp dụng hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm.

Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhà nước cũng hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ đối với các doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng.

Muốn được hưởng chính sách trên, doanh nghiệp phải: Có doanh thu năm trước tối thiểu bằng 10 lần mức hỗ trợ; các bản quyền, công nghệ doanh nghiệp đề xuất mua phải phù hợp với định hướng phát triển sản xuất của doanh nghiệp đã đăng ký.

Nghị định quy định rõ, trường hợp đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng mức hỗ trợ; trường hợp không được áp dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng 50% mức hỗ trợ.

Nghị định cũng nêu rõ, doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt được ngân sách nhà nước hỗ trợ 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị.

Ngoài hỗ trợ hạ tầng trên, nếu doanh nghiệp nhập, bò giống cao sản để nuôi trực tiếp hoặc liên kết nuôi với hộ gia đình thì được hỗ trợ bổ sung là 10 triệu đồng/con.

Theo Kinh tế nông thôn

 

NỘI DUNG KHÁC

Thủ tướng đối thoại với nông dân: 4 vấn đề nóng cần giải quyết

6-4-2018

Là người có nhiều nghiên cứu cũng như tham gia quản lý lâu năm trong ngành nông nghiệp, TS Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn hiểu rất rõ những “được – mất” của ngành này. Nhân sự kiện Thủ tướng đối thoại với nông dân sắp diễn ra (ngày 9.4), phóng viên NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Sơn về vấn đề này.

CPTPP và cơ hội cho nông sản Việt: Xuất khẩu nông sản: Thuận - khó đan xen

5-4-2018

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết tại Chile là sự kiện được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Bên cạnh những thuận lợi để mở rộng XK nông sản Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP thì theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN-NT (IPSARD), CPTPP là một hiệp định thương mại tự do có tiêu chuẩn và đòi hỏi rất cao về sự minh bạch đối với hàng hóa và đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất ràng buộc.

Nâng các chỉ tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp: Có khả thi?

2-3-2018

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, đây không phải là các chỉ tiêu phiêu lưu mà dựa vào kết quả rất tích cực từ những tháng đầu năm khi các mặt hàng chủ lực đều xuất khẩu rất tốt, có những mặt hàng tăng trên tới 30%.

Rà soát quy định về thuế

15-3-2018

Rà soát quy định về thuế

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với trà, cà phê: Nhiều ý kiến trái chiều

12-1-2018

Mới đây, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế cà phê hòa tan, trà đóng gói vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, Bộ này đề xuất hai phương án: áp dụng mức thuế suất 10% hoặc 20% từ năm 2019. Trước đề xuất này, nhiều bộ ngành yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ những cơ sở tăng thuế và rất cần lưu ý đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với hai ngành hàng này.

Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sạch và liên kết chuỗi

11-12-2017

Chính sách phát triển nông nghiệp sạch còn nhiều bất cập, khó mở rộng quy mô liên kết chuỗi, là những vấn đề cấp bách đang được đặt lên bàn cân, đòi hỏi các hợp tác xã (HTX) phải năng nổ hơn nữa trên thị trường.

Khơi thông nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao

7-12-2017

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả người dân và doanh nghiệp (DN). Những "tỷ phú nông dân" xuất hiện ngày càng nhiều. Nền nông nghiệp 4.0 đang mở ra trước mắt, nhưng sự cạnh tranh và đào thải quyết liệt khiến không ít người phải chùn bước. Nhiều khó khăn đang cản trở phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); trong đó, nguồn vốn cho vay là "nút thắt" lớn.

Ủy ban châu Âu công bố hệ thống quy định mới cho nông nghiệp hữu cơ

28-11-2017

Một hệ thống các quy định mới về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được cho là sẽ tác động lên hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ cả trong nội bộ Liên minh châu Âu lẫn những nước ngoại khối EU.

Thay thế Phụ lục quy định thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu khẩu

27-11-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 1/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.

Tín dụng nông nghiệp: Chính sách hay, vay được khó lắm!

24-7-2017

Song song với thông báo hạ lãi suất từ phía Ngân hàng Nhà nước, Bộ KH-ĐT cũng đang trong quá trình xin ý kiến cho Dự thảo Nghị định Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với một loạt ưu đãi lớn, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Tuy nhiên...

Nghịch lý 'tài sản nhỏ bảo lãnh tài sản lớn' khi vay vốn phát triển nông nghiệp

25-7-2017

Có một thực trạng tồn tại trong hoạt động tín dụng nông nghiệp nhiều năm qua là các tài sản trên đất dù có giá trị lớn đến đâu cũng chỉ mang tính chất tham khảo, còn muốn vay vốn ngân hàng bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải thế chấp bằng sổ đỏ nhà đất.

Nhiều bất cập trong chương trình tín dụng tái canh cà phê

20-7-2017

VOV.VN - Tái canh cây cà phê là giải pháp quan trọng giúp phát triển bền vững ngành cà phê, nguồn lực kinh tế lớn nhất cho khu vực Tây Nguyên.