TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông sản Việt xuất ngoại: Làm gì để phù hợp các quy định MRL?

Ngày đăng: 24 | 11 | 2017

Các chuyên gia cho rằng, trong khi nông dân, doanh nghiệp (DN) cần thông tin cập nhật mới nhất thì cơ quan chức năng cũng cần phải thay đổi cách tiếp cận, tăng cường đàm phán… để cùng điều chỉnh các quy định về những quy định vượt mức dư lượng (MRL).

TS Jason Sandahl - cố vấn kỹ thuật an toàn thực phẩm, Văn phòng Xây dựng và Phát triển nhân lực (Cục Nông nghiệp nước ngoài, Bộ Nông nghiệp Mỹ), cho rằng, các quy định MRL đang là “cơn ác mộng” của cả người nông dân và các nhà xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, ông Jason nhấn mạnh: Người nông dân cần thông tin!

Mức quy định đối với một số hoạt chất sử dụng trên trái thanh long tại thị trường châu Âu được đánh giá không hợp lý.

Nông dân cần thông tin!

Theo TS Jason Sandahl và nhiều chuyên gia nông nghiệp, hiện nay ở Việt Nam, gần như hầu hết người sản xuất nông nghiệp không nắm được các quy định về MRL của thị trường nhập khẩu. Hay như mới đây, một đoàn hơn 10 DN đi xúc tiến thương mại ở châu Âu nhưng chỉ có… 2 DN nắm rõ về MRL đối với sản phẩm mình muốn bán.

Do đó, cơ quan chức năng cần giúp nông dân có cơ hội tiếp cận các sản phẩm mới, thường là những sản phẩm ít rủi ro hơn, và bổ sung nhiều công cụ kiểm soát dịch hại cây trồng cho mùa vụ sản xuất. Từ đó, giảm các trường hợp vi phạm MRL trên sản phẩm xuất khẩu.

Ông Jason cũng cho rằng, cần khuyến khích các công ty thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đăng ký sản phẩm mới cũng như xây dựng các MRL mới và thiết lập các chương trình dữ liệu dư lượng quốc gia. Đây là việc khó và phức tạp, vì theo ông Jason, việc thử nghiệm dư lượng rất khó trong khi không ai sẵn sàng thực hiện công việc này.

“Các chi phí thử nghiệm dư lượng cũng rất đắt đỏ trong khi việc đăng ký thuốc BVTV không có lợi ích về mặt kinh tế nên các DN không mặn mà tham gia xây dựng MRL” - ông Jason nói.

Ở góc độ DN, ông Siebe van Wijk - chuyên gia nông nghiệp của Công ty Freshstudiom, cho rằng, nguyên nhân nhiều sản phẩm nông sản vi phạm MRL vì nhiều sản phẩm thuốc BVTV ở Việt Nam được kinh doanh, sử dụng không đúng. Ví dụ như có sản phẩm chỉ đăng ký sử dụng trên khoai tây nhưng trên bao bì lại để hình mẫu của rất nhiều nông sản như dưa hấu, nho, chuối, cà chua…

Không chỉ vậy, rất nhiều các sản phẩm thuộc kiểu chung chung, cùng một sản phẩm nhưng bao bì nhãn mác khác nhau, gây khó hiểu cho nông dân vẫn còn được lưu hành... “Mức vi phạm phổ biến nhất là không phải tất cả các loại hoạt chất được ghi trên nhãn, thậm chí, DN kinh doanh cả những sản phẩm chưa được đăng ký” - ông Wijk nhận định. 

Trái thanh long cần được  “lên tiếng hộ” tại châu Âu

Ông Siebe van Wijk - chuyên gia nông nghiệp của Công ty Freshstudiom, cho rằng, Việt Nam cần thương lượng với châu Âu về các ngưỡng MRL để có thể xuất khẩu thanh long vào thị trường này. Hiện tại, có rất ít các hoạt chất sử dụng trong quá trình canh tác trái thanh long được đăng ký hoặc một số hoạt chất đã đăng ký có ngưỡng MRL là 0.01.

Cần thay đổi cách tiếp cận

TS Trần Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam, cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận với vấn đề MRL, qua đó, giúp nông sản dễ dàng hơn khi tiếp cận các thị trường nhập khẩu.

Theo ông Tùng, để giảm nguy cơ dư lượng thuốc BVTV trong nông sản xuất khẩu, chúng ta cần nắm vững yêu cầu của nước nhập khẩu về MRL (theo hoạt chất thuốc, theo loại nông sản) cũng như danh mục thuốc được phép sử dụng tại nước nhập khẩu.

Trong quá trình sản xuất, nông dân và DN cần nắm vững dịch hại chính trên cây trồng và biện pháp phòng trừ hợp lý; nắm được danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, qua đó chọn loại thuốc thích hợp có hiệu lực tốt, thời gian cách ly ngắn, khi sử dụng thuốc BVTV cần thực hiện theo tiêu chuẩn GAP…

“Nguyên tắc chọn thuốc BVTV nhằm giảm nguy cơ tồn dư vượt ngưỡng MRL là ưu tiên chọn các thuốc có hoạt chất đã được quy định MRL. Đối với các hoạt chất chưa có quy định MRL, có thể sử dụng ở đầu vụ, tránh sử dụng vào giai đoạn cuối vụ mà thay thế bằng các sản phẩm sinh học. Song song đó, cần sớm thiết lập MRL đối với các hoạt chất này” - TS Tùng nêu giải pháp.

Còn theo bà Nguyễn Mai Oanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong năm 2017, ngành hồ tiêu sẽ tập trung vào việc phối hợp với Bộ NNPTNT để cải thiện chất lượng hồ tiêu xuất khẩu. Bên cạnh đó, sẽ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức sử dụng hoá chất cho người trồng hồ tiêu, hoàn thiện quy trình canh tác hồ tiêu theo mô hình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), hỗ trợ ngành sản xuất hồ tiêu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế…

“Đây là vấn đề sống còn của ngành hồ tiêu trong thời gian tới. Chỉ khi nào đa số nông dân trồng tiêu thay đổi hành vi, canh tác theo GAP thì chất lượng hạt tiêu mới có thể cải thiện, xuất khẩu theo đó mới có thể bền vững” - bà Oanh nhận định.

TS Vasant L.Patil - đại diện Tổ chức CropLife Asia thì cho rằng, cũng cần áp dụng các nghệ thuật ngoại giao, đàm phán… để hợp tác, thương lượng với các nước trong việc xây dựng hệ thống MRL.

“Bước tiếp theo, Việt Nam cần tham gia vào các diễn đàn ra quyết định quốc tế về MRL, cần can thiệp đúng thời điểm khi nông sản gặp “rắc rối” trên thị trường. Ngoài ra, cũng cần coi trọng vấn đề ngoại giao trong việc đẩy mạnh giao thương với các nước, xem xét, thực hiện và giám sát các vấn đề liên quan đến MRL” - TS Vasant L.Patil nêu giải pháp. 

Theo Dân Việt                 

NỘI DUNG KHÁC

Thí điểm xây dựng mô hình liên kết: Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Hộ nông dân

17-11-2017

Đến thời điểm này, cả nước có khoảng 400 chuỗi liên kết, so với tiềm năng và dư địa phát triển thì con số này còn quá khiêm tốn. Chính vì vậy, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã triển khai thí điểm xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân.

Cho vay nông nghiệp công nghệ cao đã đáp ứng nhu cầu trung, dài hạn

16-11-2017

Chiều nay (16/11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đăng đàn trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, khoá XIV.

Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp

21-11-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020.

Hội thảo Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

21-11-2017

Sáng nay (21/11), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Tham vấn chính sách về Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Hội nghị Tổng kết công tác thi đua và Bàn giao Khối trưởng Khối 2 (Khối thi đua các Viện thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT) năm 2017

15-11-2017

Sáng 15/11 tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, Khối 2 (Khối thi đua các Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã tổ chức thành công Hội nghị “Tổng kết công tác thi đua và Bàn giao Khối trưởng Khối 2 năm 2017”.

Xuất khẩu quả - rau - hoa là cơ hội và một giải pháp thoát nghèo cho khu vực nông thôn, miền núi

14-11-2017

Năm 2016 là năm đầu tiên ghi nhận việc mặt hàng quả - rau - hoa xuất khẩu đã đạt 2,45 tỷ USD, vượt qua xuất khẩu dầu thô là 2,4 tỷ USD và xuất khẩu gạo là 2,16 tỷ USD. Chín tháng đầu năm 2017, xuất khẩu quả - rau - hoa đạt 2,62 tỷ USD, lớn hơn 2,2 tỷ USD của xuất khẩu dầu thô và 2,04 tỷ USD của xuất khẩu gạo. Như vậy, quả - rau - hoa đã trở thành một lợi thế cạnh tranh xuất khẩu quốc tế của Việt Nam.

"Trái ngọt" của những mối quan hệ đối tác chiến lược

12-11-2017

Tuần lễ cấp cao APEC do Việt Nam đăng cai tổ chức tại Đà Nẵng đã kết thúc tốt đẹp. Nhiều thỏa thuận song phương, đa phương đã đạt được. Từ APEC, có thể thấy rằng, những mối quan hệ đối tác chiến lược, hướng đến "thương mại công bằng" đều có thể mang đến cho hai bên những kết quả tốt đẹp.

Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp Israel

13-11-2017

Để các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp khởi nghiệp thích ứng được với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đạt tỷ lệ thành công cao, nhất thiết phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin.

Ký EVFTA, nông sản Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ về chất lượng

8-11-2017

Hiệp định Thương mại tự do châu Âu-Việt Nam (EVFTA) được đánh giá có sức lan tỏa rất lớn giữa các nước thành viên, cùng với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số dòng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Mạng lưới thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp

7-11-2017

Ngày 6/11, tại TP.HCM, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế “Phát triển HTX nông nghiệp – Kinh nghiệm và triển vọng hợp tác phát triển”.

Xuất khẩu 10 tháng tăng cao hơn kế hoạch, kỳ vọng cả năm lập kỷ lục

8-11-2017

Trong bối cảnh kinh tế thế giới 10 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam, Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu cả năm nay của nước ta có thể đạt 210 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2016 và vượt xa kế hoạch đề ra cho cả năm nay là 187- 189 tỷ USD.

Kinh tế nông thôn: 71% hộ dân không có khoản vay nào

7-11-2017

Báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam qua kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016 tại 12 tỉnh” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố sáng 7/11. Đại diện nhóm nghiên cứu UNU-WIDER cho biết, Báo cáo dựa trên mẫu điều tra 2.669 hộ gia đình ở các vùng nông thôn thuộc 12 tỉnh của Việt Nam.