TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Ngày đăng: 21 | 11 | 2017

Sáng nay (21/11), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Tham vấn chính sách về Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và một loạt chính sách, chương trình như nông thôn mới, cơ cấu lại nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn đã có những chuyển biến mạnh. Nhờ đó, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn Việt Nam diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng như nông nghiệp truyền thống năng suất thấp sang nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nông thôn sang thành thị, xuất khẩu lao động. Tuy nhiên nhiều vấn đề đặt ra cho chính sách lao động việc làm trong nông nghiệp như lao động tắc lại trong một số ngành hàng năng suất thấp, lao động không chuyên và ít qua đào tạo, an sinh xã hội không bảo đảm,... khiến tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động chậm.

Toàn cảnh Hội thảo

Trong khi đó, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn là một trong hai cam kết của Chính phủ Việt Nam để thực hiện Kế hoạch hành động về Phát triển Nông nghiệp nông thôn – thành thị, tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng có chất lượng. Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức họp tham vấn chính sách về “Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn” do Vụ Hợp tác quốc tế và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đồng chủ trì để chia sẻ thông tin và thảo luận nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cơ cấu lại ngành.

Bà Chử Thị Lân trình bày tại Hội thảo.

Tại hội thảo, bà Chử Thị Lân, đại diện Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình bầy về thực trạng việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và đề xuất một số giải pháp khuyến nghị thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Tiếp đó, bà Trương Thị Thu Trang, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, đã chia sẻ về con đường chuyển đổi kinh tế gắn với chuyển đổi lao động, nhìn lại định nghĩa về nông dân/ lao động nông nghiệp, từ đó đưa ra cách đánh giá sát hơn về năng suất lao động trong nông nghiệp. Rút lao động ra khỏi nông nghiệp là việc cần làm song song với quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên những kênh chuyển đổi lao động nông nghiệp nông thôn đều đang gặp vấn đề do mục đích sử dụng đất nông nghiệp thiếu linh hoạt, ngành kinh doanh nông nghiệp chưa phát triển xứng với tiềm năng, chính sách hạn chế di cư, tốc độ đô thị hóa chậm,…

Bà Trương Thị Thu Trang (IPSARD) trình bày tại Hội thảo

Các đại biểu từ Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các viện nghiên cứu và chuyên gia đầu ngành đã đóng góp nhiều ý kiến cho hội thảo có TS. Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương, TS. Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, TS Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và xã hội và nhiều đại biểu đến từ các tổ chức nước ngoài như JICA (Nhật), Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO).

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn kết luận tại Hội thảo

Kết luận hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã tổng kết 4 điểm cần quan tâm trong quá trình chuyển dịch lao động nông thôn của Việt Nam: (i) Chính sách thiếu đồng bộ, mang tính chất việc đến đâu xử lý đến đấy. Các chính sách dường như chỉ tập trung cho tăng trưởng chứ chưa tập trung cho vấn đề việc làm, nếu có thì thường tập trung vào số lượng chứ chưa quan tâm đến chất lượng; (ii) Đánh giá quy mô các kênh tạo việc làm tiềm năng trong nông nghiệp nông thôn, công nghiệp dịch vụ, xuất khẩu lao động; (iii) Đánh giá các yêu cầu của chủ sử dụng lao động đối với lao động (như về kĩ năng, độ tuổi, giới …) để đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp; (iv) Rà soát các chính sách liên quan trực và gián tiếp liên quan chứ không chỉ tập trung ở các nhóm chính sách lớn về lao động, việc làm.

IPSARD

NỘI DUNG KHÁC

Hội nghị Tổng kết công tác thi đua và Bàn giao Khối trưởng Khối 2 (Khối thi đua các Viện thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT) năm 2017

15-11-2017

Sáng 15/11 tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, Khối 2 (Khối thi đua các Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã tổ chức thành công Hội nghị “Tổng kết công tác thi đua và Bàn giao Khối trưởng Khối 2 năm 2017”.

Xuất khẩu quả - rau - hoa là cơ hội và một giải pháp thoát nghèo cho khu vực nông thôn, miền núi

14-11-2017

Năm 2016 là năm đầu tiên ghi nhận việc mặt hàng quả - rau - hoa xuất khẩu đã đạt 2,45 tỷ USD, vượt qua xuất khẩu dầu thô là 2,4 tỷ USD và xuất khẩu gạo là 2,16 tỷ USD. Chín tháng đầu năm 2017, xuất khẩu quả - rau - hoa đạt 2,62 tỷ USD, lớn hơn 2,2 tỷ USD của xuất khẩu dầu thô và 2,04 tỷ USD của xuất khẩu gạo. Như vậy, quả - rau - hoa đã trở thành một lợi thế cạnh tranh xuất khẩu quốc tế của Việt Nam.

"Trái ngọt" của những mối quan hệ đối tác chiến lược

12-11-2017

Tuần lễ cấp cao APEC do Việt Nam đăng cai tổ chức tại Đà Nẵng đã kết thúc tốt đẹp. Nhiều thỏa thuận song phương, đa phương đã đạt được. Từ APEC, có thể thấy rằng, những mối quan hệ đối tác chiến lược, hướng đến "thương mại công bằng" đều có thể mang đến cho hai bên những kết quả tốt đẹp.

Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp Israel

13-11-2017

Để các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp khởi nghiệp thích ứng được với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đạt tỷ lệ thành công cao, nhất thiết phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin.

Ký EVFTA, nông sản Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ về chất lượng

8-11-2017

Hiệp định Thương mại tự do châu Âu-Việt Nam (EVFTA) được đánh giá có sức lan tỏa rất lớn giữa các nước thành viên, cùng với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số dòng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Mạng lưới thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp

7-11-2017

Ngày 6/11, tại TP.HCM, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế “Phát triển HTX nông nghiệp – Kinh nghiệm và triển vọng hợp tác phát triển”.

Xuất khẩu 10 tháng tăng cao hơn kế hoạch, kỳ vọng cả năm lập kỷ lục

8-11-2017

Trong bối cảnh kinh tế thế giới 10 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam, Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu cả năm nay của nước ta có thể đạt 210 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2016 và vượt xa kế hoạch đề ra cho cả năm nay là 187- 189 tỷ USD.

Kinh tế nông thôn: 71% hộ dân không có khoản vay nào

7-11-2017

Báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam qua kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016 tại 12 tỉnh” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố sáng 7/11. Đại diện nhóm nghiên cứu UNU-WIDER cho biết, Báo cáo dựa trên mẫu điều tra 2.669 hộ gia đình ở các vùng nông thôn thuộc 12 tỉnh của Việt Nam.

Tìm hướng phát triển nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ cao

8-11-2017

Chiều 7/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit), hội thảo chuyên đề về nông nghiệp bền vững dưới sự điều phối của Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Ariayana, thành phố Đà Nẵng.

Ưu tiên hoàn thiện văn bản pháp luật về đất đai

8-11-2017

Năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai đã ưu tiên và đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản, quy phạm pháp luật, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

XK nông lâm thủy sản: Truy xuất được nguồn gốc, điều kiện tiên quyết

6-11-2017

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2017 đạt được những con số ấn tượng. Tuy nhiên, những diễn biến mới của thị trường cho thấy, việc tránh phụ thuộc vào một thị trường và quan tâm đặc biệt đến vấn đề truy xuất nguồn gốc phải được tính đến.

Để nông sản xuất khẩu tiến nhanh hơn, bền vững hơn

6-11-2017

Trong khi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản luôn ở mức 2 con số trong mấy năm liền, thì với một số nông sản khác, “thời hoàng kim” dường như đã trôi qua.