TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cho vay nông nghiệp công nghệ cao đã đáp ứng nhu cầu trung, dài hạn

Ngày đăng: 16 | 11 | 2017

Chiều nay (16/11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đăng đàn trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, khoá XIV.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) chất vấn: Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Chính phủ đưa ra chính sách gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng để cho vay, nhưng thực tế doanh nghiệp rất khó tiếp cập nguồn vốn này. Xin Thống đốc cho biết nguyên nhân và giải pháp sắp tới để chính sách đi vào cuộc sống?

Trả lời chất vấn, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, thực tế quá trình triển khai chính sách tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch mới chỉ triển khai được 6 tháng.

Cho đến nay, dư nợ đã đạt 36.000 tỷ đồng trong gói 100.000 tỷ đồng, trong đó, kỳ hạn dài chiếm xấp xỉ 60%. Như vậy, tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao đã đáp ứng được nhu cầu đầu tư nguồn vốn lớn trung và dài hạn. 

“Tôi cho rằng, quá trình triển khai chỉ mới một thời gian ngắn, tốc độ tăng trưởng và quy mô tín dụng như vậy cũng khá cao”, Thống đốc Lê Minh Hưng nói.

Khối lượng doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn này đã có khoảng 6.000 khách hàng cá nhân và 400 doanh nghiệp. Một chính sách mới triển khai đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, đặc biệt giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và PTNT, thì “chúng tôi cũng đã phối hợp chặt chẽ theo chỉ đạo của Chính phủ”. 

Tuy nhiên, Thống đốc Lê Minh Hưng cũng thừa nhận, trên thực tế cũng còn những vấn đề hạn chế như đại biểu nêu. Việc khó tiếp cận nguồn vốn có một số lý do. Thứ nhất, so với nhu cầu thì số lượng khu vực, vùng nông nghiệp công nghệ cao và các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao còn hạn chế. Điều này cũng là một yếu tố khiến cho ngân hàng thận trọng khi cho vay. Thứ hai, vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đây là yếu tố quyết định để các ngân hàng xem xét cho vay. Thứ ba, giấy chứng nhận tài sản trên đất để thế chấp vay vốn ngân hàng còn khó khăn nhất định.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ đẩy mạnh chuyển dịch tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao, để tạo lập những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp

21-11-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020.

Hội thảo Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

21-11-2017

Sáng nay (21/11), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Tham vấn chính sách về Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Hội nghị Tổng kết công tác thi đua và Bàn giao Khối trưởng Khối 2 (Khối thi đua các Viện thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT) năm 2017

15-11-2017

Sáng 15/11 tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, Khối 2 (Khối thi đua các Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã tổ chức thành công Hội nghị “Tổng kết công tác thi đua và Bàn giao Khối trưởng Khối 2 năm 2017”.

Xuất khẩu quả - rau - hoa là cơ hội và một giải pháp thoát nghèo cho khu vực nông thôn, miền núi

14-11-2017

Năm 2016 là năm đầu tiên ghi nhận việc mặt hàng quả - rau - hoa xuất khẩu đã đạt 2,45 tỷ USD, vượt qua xuất khẩu dầu thô là 2,4 tỷ USD và xuất khẩu gạo là 2,16 tỷ USD. Chín tháng đầu năm 2017, xuất khẩu quả - rau - hoa đạt 2,62 tỷ USD, lớn hơn 2,2 tỷ USD của xuất khẩu dầu thô và 2,04 tỷ USD của xuất khẩu gạo. Như vậy, quả - rau - hoa đã trở thành một lợi thế cạnh tranh xuất khẩu quốc tế của Việt Nam.

"Trái ngọt" của những mối quan hệ đối tác chiến lược

12-11-2017

Tuần lễ cấp cao APEC do Việt Nam đăng cai tổ chức tại Đà Nẵng đã kết thúc tốt đẹp. Nhiều thỏa thuận song phương, đa phương đã đạt được. Từ APEC, có thể thấy rằng, những mối quan hệ đối tác chiến lược, hướng đến "thương mại công bằng" đều có thể mang đến cho hai bên những kết quả tốt đẹp.

Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp Israel

13-11-2017

Để các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp khởi nghiệp thích ứng được với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đạt tỷ lệ thành công cao, nhất thiết phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin.

Ký EVFTA, nông sản Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ về chất lượng

8-11-2017

Hiệp định Thương mại tự do châu Âu-Việt Nam (EVFTA) được đánh giá có sức lan tỏa rất lớn giữa các nước thành viên, cùng với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số dòng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Mạng lưới thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp

7-11-2017

Ngày 6/11, tại TP.HCM, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế “Phát triển HTX nông nghiệp – Kinh nghiệm và triển vọng hợp tác phát triển”.

Xuất khẩu 10 tháng tăng cao hơn kế hoạch, kỳ vọng cả năm lập kỷ lục

8-11-2017

Trong bối cảnh kinh tế thế giới 10 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam, Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu cả năm nay của nước ta có thể đạt 210 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2016 và vượt xa kế hoạch đề ra cho cả năm nay là 187- 189 tỷ USD.

Kinh tế nông thôn: 71% hộ dân không có khoản vay nào

7-11-2017

Báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam qua kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016 tại 12 tỉnh” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố sáng 7/11. Đại diện nhóm nghiên cứu UNU-WIDER cho biết, Báo cáo dựa trên mẫu điều tra 2.669 hộ gia đình ở các vùng nông thôn thuộc 12 tỉnh của Việt Nam.

Tìm hướng phát triển nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ cao

8-11-2017

Chiều 7/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit), hội thảo chuyên đề về nông nghiệp bền vững dưới sự điều phối của Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Ariayana, thành phố Đà Nẵng.

Ưu tiên hoàn thiện văn bản pháp luật về đất đai

8-11-2017

Năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai đã ưu tiên và đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản, quy phạm pháp luật, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành.