TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thủ tướng: Thu nhập sau tái định cư năm 2015 tăng gần 4 lần, thực tế có như vậy không?

Ngày đăng: 03 | 10 | 2016

Bày tỏ sự tri ân với những người rời bỏ quê hương, nhường đất cho dự án, Thủ tướng đặt câu hỏi: “Trong báo cáo của các đồng chí có một ý là thu nhập sau tái định cư năm 2015 tăng gần 4 lần so với năm 2005 tại nơi ở cũ thì thực tế có như vậy không hay chỉ một bộ phận thôi?”

Thủ tướng dự hội nghị tổng kết Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La

Ngày 1/10, tại tỉnh Điện Biên, đã diễn ra Hội nghị tổng kết Dự  án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tham dự Hội nghị.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Thủy điện Sơn La, để nhường đất cho nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, số dân phải di chuyển, bố trí tái định cư lớn nhất từ trước tới nay với 20.340 hộ và 93.201 người của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Sau 15 năm thực hiện, đến nay Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La đã cơ bản hoàn thành, góp phần đưa nhà máy thủy điện Sơn La vào hoạt động vượt tiến độ 3 năm. Về đời sống người dân tái định cư, thu nhập bình quân (đạt hơn 1,2 triệu đồng/người/tháng) tăng gấp 3,92 lần so với thời điểm trước khi di chuyển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,56 lần.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, sự đồng tình, ủng hộ của người dân là một trong những điểm thuận lợi nhất trong triển khai dự  án di dân, tái định cư, có tính quyết định đến việc nhà máy đi vào hoạt động.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng bày tỏ tri ân sự đóng góp quý báu của các thế hệ cán bộ, lãnh đạo trung ương, địa phương và nhân dân 3 tỉnh đã rời bỏ quê hương, nhường đất cho dự án.

Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của dự án di dân, tái định cư, nổi bật là đời sống người dân tốt hơn. Nhiều mô hình sản xuất mới được xây dựng. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng đây không phải là cuộc tổng kết, đánh giá cuối cùng đối với công tác tái định cư mà công tác này còn lâu dài, bền vững, không để người dân tái nghèo. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu nghiêm túc, nhìn thẳng vào mặt tồn tại, bất cập để tập trung khắc phục.

Đó là đời sống người dân tái định cư tại một số điểm chưa ổn định, khó phát triển bền vững. Nguyên nhân là thiếu đất, nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là đất cho trồng lúa nước chưa đạt yêu cầu.

Cho rằng một số huyện, xã chậm cấp sổ đỏ cho người dân tái định cư, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương cần ban hành ngay chỉ thị để khắc phục. Thủ tướng đánh giá chính sách bồi thường một số hạn chế, chưa tạo việc làm, thu nhập cho người dân và gắn người dân với mảnh đất của họ; Công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển đổi ngành nghề còn bất cập.

Khu tái định cư di dânThủy điện Sơn La

Bên cạnh đó, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu tái định cư chưa đạt yêu cầu. Nhiều công trình hạ tầng mới sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp; Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách đối với dự án Thủy điện Sơn La chưa kịp thời; Tiến độ thực hiện một số dự án thành phần chậm so với yêu cầu, đến nay còn 6 dự án chưa hoàn thành; Việc xây nhà ở còn chưa phù hợp với tập quán của người dân, một số công trình chất lượng thấp; Một tồn tại lớn là số xã đạt chuẩn nông thôn mới ở khu tái định cư còn thấp, hiện mới có 6/95 xã.

“Trong báo cáo của các đồng chí có một ý là thu nhập sau tái định cư năm 2015 tăng gần 4 lần so với năm 2005 tại nơi ở cũ thì thực tế có như vậy không hay chỉ một bộ phận thôi?”, Thủ tướng đặt câu hỏi.

Thủ tướng lưu ý việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tái định cư, phải tận dụng đội ngũ cán bộ từ cộng đồng di cư đến để có sự chia sẻ, đồng cảm, đoàn kết dân tộc. Phải ưu tiên trực tiếp cho việc giảm nghèo bền vững, thoát nghèo sớm cho vùng tái định cư.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quan tâm hơn nữa về hạ tầng xã hội, nhất là đào tạo lao động, giải quyết việc làm, tư vấn, hỗ trợ đồng bào sản xuất, kinh doanh, giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc tốt đẹp, chứ không chỉ quan tâm về kinh tế, lo cơm ăn ba bữa, “trao cần câu chứ không không trao con cá” bởi nếu đưa một khoản tiền, gạo, xây hạ tầng nhưng không tổ chức sản xuất, tạo việc làm thì khi người dân hết gạo, hết tiền sẽ tái nghèo.

Thủ tướng yêu cầu xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu tái định cư, trung tâm khuyến công, khuyến nông, hỗ trợ cách làm du lịch cộng đồng.

Thủ tướng nêu rõ, không chấp nhận công trình xây dựng rồi bỏ không, người dân không dùng. “Anh làm nhiều công trình mà do ý chủ quan của cấp trên đưa xuống, không phải xuất phát từ yêu cầu cộng đồng, người dân, của đồng bào dân tộc ở đây thì làm xong có sử dụng không? Cả nước gặp tình trạng này nhiều”, Thủ tướng than phiền.

Ông yêu cầu các tỉnh xây dựng, phê duyệt, thực hiện quy chế quản lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng công trình công cộng tại các khu, điểm tái định cư. “Nếu không duy tu, bảo dưỡng thì ổ gà thành ổ voi mà chỉ cần một xe đất là xong. Muốn vậy, các đồng phải sát dân, chứ không thể ngồi tại hội trường, ngồi trong thành phố mà có thể chỉ đạo được các việc cụ thể”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặt vấn đề nghiên cứu cơ chế chia sẻ một phần lợi nhuận từ thủy điện Sơn La để dành cho công tác phát triển, cho những người dân đã hy sinh lợi ích của mình vì thành công của công trình, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và đặc biệt là EVN giải quyết.

Thủ tướng yêu cầu 3 tỉnh nghiên cứu các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liều với đất cho các hộ chưa được cấp; hoàn thành 6 công trình đang thi công; tăng cường khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân tái định cư…

Theo VnMedia

NỘI DUNG KHÁC

Tái cơ cấu nông nghiệp: KHCN phải là động lực

1-10-2016

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, khoa học công nghệ (KHCN) được coi là giải pháp đột phá, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng các loại cây trồng - vật nuôi. Nhưng rất tiếc, việc đầu tư áp dụng KHCN trong nông nghiệp hiện còn nhiều hạn chế.

Nông nghiệp ‘khát’ vốn, ngân hàng vẫn ‘né’ cho vay

1-10-2016

Mặc dù đã có nhiều chính sách để ưu đãi tập trung dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn nhưng tỷ trọng vốn tín dụng nông nghiệp vẫn rất èo uột.

Khai màn Hội chợ nông sản và thực phẩm sạch

28-9-2016

Chuỗi “Hội chợ Triển lãm Quốc tế ASEAN 2016” và “Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp Nông sản và Thực phẩm Việt Nam 2016” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 28/09 đến 02/10 tại Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ (số 1 - Lữ Gia, phường 15, quận 11, TP.HCM).

Hai Bộ cùng quản lý phân bón: Lãng phí lớn nguồn nhân lực

30-9-2016

Theo Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam, việc giao cho 2 Bộ gồm Công Thương và Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng quản lý về phân bón đã gây ra lãng phí nguồn nhân lực, chồng chéo trong quản lý, gây phiền hà cho địa phương, doanh nghiệp sản xuất.

Doanh nghiệp tiên phong trong nông nghiệp

23-9-2016

Phát biểu tại “Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” vừa qua tại Hà Nội, TS. Võ Trí Thành, nguyên phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương CIEM (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho rằng, để phát huy chuỗi giá trị nông nghiệp, gắn kết các khâu R&D, cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ, qua đó đem lại các sản phẩm có thương hiệu quốc tế cho nông nghiệp Việt Nam, cần tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp tiên phong.

Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào

27-9-2016

“Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” là tiêu đề Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR) 2016 do Ngân hàng Thế giới và Viện Chính sách Phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện, công bố tại Hà Nội ngày 27.9.2016.

Hội thảo “Phát triển liên kết chuỗi giá trị nông sản cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi”

19-8-2016

Sáng ngày 19/8/2016, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Phát triển liên kết chuỗi giá trị nông sản cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi”.

Diễn đàn “Kinh tế xanh cho phát triển bền vững - 2016”

6-9-2016

Sáng nay tại Hà Nội, Diễn đàn “Kinh tế xanh cho phát triển bền vững - 2016” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường đã được tổ chức với chủ đề “Vai trò của Doanh nghiệp trong phát triển kinh tế gắn với trách nhiệm xây dựng và bảo vệ môi trường”.

Bài học từ việc công bố thông tin DNNN

24-9-2016

Bộ Tài chính đang đưa ra lấy ý kiến góp ý nội dung dự thảo Nghị định về báo cáo tài chính nhà nước. Đây là điều đáng mừng vì từ trước đến nay ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa phương, thường ít được công khai minh bạch.

Chính phủ chuẩn bị báo cáo Quốc hội nhiều vấn đề quan trọng của đất nước

27-9-2016

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phân công các thành viên chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án luật phục vụ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10/2016, trong đó Bộ trưởng Bộ TN&MT sẽ chuẩn bị báo cáo về công tác khắc phục sự cố Formosa...

Cần lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam

27-9-2016

Trong khi nông nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế quan trọng, thì phân bón Việt Nam lại là một nền phân bón tự phát. Từ việc quản lý đến sản xuất, phân phối đều đang lộ nhiều bất cập. Trong đó, vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng đang gây thiệt hại cho nền kinh tế, gây bức xúc cho người nông dân.

Giáo sư Đại học Harvard bàn về nông nghiệp Việt Nam

26-9-2016

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, 1 trong 3 thách thức lớn nhất của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, đó là tình trạng đất đai sản xuất manh mún với diện tích trung bình mỗi hộ chỉ đạt 0,3ha.