TIN TỨC-SỰ KIỆN

Diễn đàn “Kinh tế xanh cho phát triển bền vững - 2016”

Ngày đăng: 06 | 09 | 2016

Sáng nay tại Hà Nội, Diễn đàn “Kinh tế xanh cho phát triển bền vững - 2016” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường đã được tổ chức với chủ đề “Vai trò của Doanh nghiệp trong phát triển kinh tế gắn với trách nhiệm xây dựng và bảo vệ môi trường”.

Diễn đàn đã thu hút được sự tham dự của rất nhiều các cơ quan đơn vị khác nhau, đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã tới tham dự diễn đàn và biểu thị sự quan tâm của Chính phủ đối với vấn đề tăng trưởng xanh.

Trong khuôn khổ diễn đàn, Tiến sĩ Đặng Kim Khôi – Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP) thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) đã có bài trình bày về chính sách phát triển nông nghiệp xanh của Việt Nam cũng như một số vấn đề liên quan đến tác động của Biến đổi Khí hậu tới sinh kế của các hộ nông dân.

Tiến sĩ Đặng Kim Khôi trình bày tại Diễn đàn

Theo ông Khôi, cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN, các tổ chức và các quỹ quốc tế đã cung cấp hỗ trợ tài chính hoặc kỹ thuật như chương trình đang phát triển về giảm phát thải từ phá rừng ở các nước (REDD), Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPF) và cơ chế phát triển sạch (CDM). Một nguồn tài trợ để hỗ trợ các trợ việc thực hiện các dự án phát triển xanh nói chung và nông nghiệp xanh nói riêng là quỹ bảo vệ môi trường ở cấp trung ương và cấp tỉnh (VEPF), được thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg năm 2002. Hoạt động của VEPF chủ yếu tập trung vào hỗ trợ vốn vay cho các dự án bảo vệ môi trường, một số dự án điện gió, và các dự án CDM. Vào cuối năm 2004, VEPF đạt tổng số cấp tín dụng 60 triệu USD, trong đó vốn vay dự án xử lí chất thải đạt 20 triệu USD. Tuy nhiên, nói chung, quỹ này chủ yếu tập trung vào các dự án môi trường lớn và chưa tạo ra tác động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường được hình thành từ các nguồn: ngân sách nhà nước; phí bảo vệ môi trường; các khoản bồi thuờng cho Nhà nước về thiệt hại môi trường; các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hiện nay, nguồn vốn của Quỹ hầu như chỉ phụ thuộc vào NSNN, thường ổn định, ít khi được tăng hay bổ sung.

Trong khi đó, các nguồn vốn có thể bổ sung thường xuyên cho Quỹ như phí bảo vệ môi trường, các khoản bồi thuờng cho Nhà nước về thiệt hại môi trường lại chưa có cơ chế chuyển vốn.

Cả nước hiện có 41 tổ chức Quỹ Bảo vệ môi trường, trong đó, có một Quỹ Bảo vệ môi trường Trung ương (Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam), 39 Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương và một Quỹ Bảo vệ môi trường ngành than.

Tuy nhiên, đến nay, chỉ có Quỹ Bảo vệ môi trường Trung ương được quy định cụ thể về tổ chức và cơ chế hoạt động theo Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg. Quyết định này quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, bao gồm: vị trí và chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn, bộ máy quản lý điều hành, nguồn vốn hoạt động và trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan đối với tổ chức và hoạt động của Quỹ. Còn lại, các Quỹ địa phương hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý quy định cụ thể về mô hình và tổ chức hoạt động một cách thống nhất.

Điều này cho thấy, ngoài nguồn NSNN hỗ trợ hàng năm, còn nhiều nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế nhưng hoạt động BVMT vẫn chưa đạt được kỳ vọng như mong muốn.

CAP

NỘI DUNG KHÁC

Bài học từ việc công bố thông tin DNNN

24-9-2016

Bộ Tài chính đang đưa ra lấy ý kiến góp ý nội dung dự thảo Nghị định về báo cáo tài chính nhà nước. Đây là điều đáng mừng vì từ trước đến nay ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa phương, thường ít được công khai minh bạch.

Chính phủ chuẩn bị báo cáo Quốc hội nhiều vấn đề quan trọng của đất nước

27-9-2016

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phân công các thành viên chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án luật phục vụ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10/2016, trong đó Bộ trưởng Bộ TN&MT sẽ chuẩn bị báo cáo về công tác khắc phục sự cố Formosa...

Cần lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam

27-9-2016

Trong khi nông nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế quan trọng, thì phân bón Việt Nam lại là một nền phân bón tự phát. Từ việc quản lý đến sản xuất, phân phối đều đang lộ nhiều bất cập. Trong đó, vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng đang gây thiệt hại cho nền kinh tế, gây bức xúc cho người nông dân.

Giáo sư Đại học Harvard bàn về nông nghiệp Việt Nam

26-9-2016

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, 1 trong 3 thách thức lớn nhất của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, đó là tình trạng đất đai sản xuất manh mún với diện tích trung bình mỗi hộ chỉ đạt 0,3ha.

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

26-9-2016

Các bộ ngành cần phối hợp xây dựng chuỗi liên kết ngành mới có sản phẩm nông nghiệp chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nhìn từ những địa phương tiên phong

23-9-2016

Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Lâm Đồng là những địa phương được đánh giá đạt được kết quả đột phá trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Điểm chung của thành công là, chọn những cây - con chủ lực để tạo sự phát triển đột phá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và coi trọng sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Cơ giới hóa nông nghiệp: Cần đồng bộ chính sách

23-9-2016

Tại hội thảo “Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp và công nghệ chế tạo máy nông nghiệp” do Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng cần tập trung chính sách theo hướng coi phát triển máy nông nghiệp là hạ tầng của công nghiệp.

Thủ tướng ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng

23-9-2016

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Bộ Nông nghiệp &PTNT không giải quyết hồ sơ giấy đối với 9 thủ tục

23-9-2016

Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN – PTNT, từ ngày 1/10 các đơn vị thuộc Bộ NN – PTNT sẽ giải quyết 9 thủ tục hành chính hoàn toàn trên hệ thống Hải quan một cửa quốc gia (không thực hiện giải quyết hồ sơ giấy) trên phạm vi toàn quốc.

Bài học quý từ phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản, Trung Quốc

22-9-2016

Nông nghiệp Việt Nam đang loay hoay tìm hướng đi trong khi Trung Quốc tích cực hỗ trợ nông nghiệp, Nhật Bản nỗ lực làm nông nghiệp xanh.

"Đại gia" xắn tay đầu tư vào nông nghiệp

21-9-2016

Họ là những ông chủ giàu có trên thị trường chứng khoán và hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực chẳng dính dáng gì đến nông nghiệp như tài chính, bất động sản, sắt thép, xây dựng…, nhưng điểm chung ở họ là đang dồn không ít tâm sức và vốn liếng để đầu tư vào nông nghiệp.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Thị trường phải là động lực sản xuất

17-9-2016

Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, các địa phương phải tập trung sản xuất những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời thu hút mạnh mẽ sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị.