TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

Ngày đăng: 26 | 09 | 2016

Các bộ ngành cần phối hợp xây dựng chuỗi liên kết ngành mới có sản phẩm nông nghiệp chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.

Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp trong vài thập kỷ qua chủ yếu vẫn dựa vào nguồn lực con người và tài nguyên thiên nhiên. Điều này làm cho nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, quy mô nhỏ lẻ, sản xuất thiếu liên kết…

Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng đòi hỏi ngành nông nghiệp phải sản xuất hàng hóa lớn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển hợp tác.

Việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua còn rất hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà.

Nền nông nghiệp kém phát triển khiến hàng hóa nông sản Việt Nam khó ra được quốc tế và còn bị thua ngay trên sân nhà.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Mía đường Lam Sơn cho rằng, cần tạo điều kiện cho doanh nhân được đầu tư, phát triển và hỗ trợ lại chính người nông dân, đưa người nông dân vào các tổ nhóm hợp tác xã, sản xuất theo hình thức liên kết, công nghệ cao.

“Cần có bàn tay Nhà nước can thiệp vào vấn đề đổi mới phương thức sản xuất từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún lên quy mô sản xuất lớn ứng dụng công nghệ sản xuất mới, từ sản xuất thủ công sang cơ giới hóa đồng bộ để giảm sức lao động, giảm giá thành. Trên cơ sở đó mới tạo ra được một nguồn sản phẩm lớn của hàng hóa và tham gia hội nhập, xuất khẩu, đảm bảo an toàn cho người sử dụng”, ông Tam nêu ý kiến.

Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, tình trạng xâm nhập mặn, lũ lụt, hạn hán… đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nền nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, kéo giảm năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp.

Do đó, để khắc phục tình trạng này cần có những rà soát, đánh giá tổng thể, nhận diện các vấn đề cốt lõi, các nguyên nhân cụ thể, từ đó, có đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài ở từng lĩnh vực, chuyên ngành thành các nhiệm vụ cụ thể, triển khai đến các địa phương.

Đi liền với đó là tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, nhất là các doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp chế biến, sản xuất giống, vật tư và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở nông thôn.

“Nếu không tổ chức tốt, nền nông nghiệp kém phát triển, hàng hóa Việt Nam không những không ra được quốc tế mà còn bị thua ngay trên sân nhà. Mô hình xuất khẩu theo chuỗi doanh nghiệp là hạt nhân, là cầu nối quyết định nền hàng hóa hướng xuất khẩu, khai thác tốt tiềm năng, phát triển nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để chương trình tái cơ cấu nông nghiệp phát triển đúng hướng, đem lại hiệu quả kinh tế cao”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ.

Để tái cơ cấu lại nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, yêu cầu đặt ra là các bộ ngành cần phải phối hợp, xây dựng chuỗi liên kết ngành, lúc đó sẽ có sản phẩm chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.

Nhà nước cần có chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất, thay cho các hình thức canh tác truyền thống.

Đồng thời, phổ biến rộng rãi các kiến thức về sản xuất nông nghiệp hiện đại, giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường trong nước và xuất khẩu; có chính sách tạo hỗ trợ vốn hoặc thiết bị, công nghệ cho các mô hình sản xuất hữu cơ hoặc công nghệ nhằm tạo tiền đề khuyến khích phát triển theo xu hướng chung của thế giới...

Do đó, việc liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã để tạo ra sản xuất lớn cho ngành nông nghiệp là sản xuất hàng hóa lớn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp được coi là cần thiết.

Ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho rằng, để đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Liên minh sẽ đẩy mạnh liên kết xây dựng các Hợp tác xã kiểu mới nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn.

“Liên minh Hợp tác xã đang phối hợp với các bộ ngành địa phương xây dựng triển khai 27 chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp có quy mô lớn. Trong đó, trọng tâm là sản xuất, xây dựng các chuỗi sản phẩm như trái cây, thực phẩm rau an toàn của Việt Nam… Đồng thời xây dựng nhiều siêu thị nhỏ ở các thành phố, trung tâm có nhiều trường Đại học, các khu kinh tế… kết hợp mở rộng liên tỉnh, liên vùng, khu vực, mở rộng các hoạt động đối ngoại với các nước học tập chia sẻ, tranh thủ nguồn lực và kết nối tiêu thụ hàng hóa sang các quốc gia”, ông Cự cho biết.

Trong xu thế mới hiện nay, để ngành nông nghiệp nước nhà không bị tụt hậu và hội nhập thành công, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tái cơ cấu ngành, đảm bảo tích tụ ruộng đất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Đồng thời, phát triển hợp tác xã, liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã để tạo ra sản xuất lớn cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững./.  

Theo VOV

 

NỘI DUNG KHÁC

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nhìn từ những địa phương tiên phong

23-9-2016

Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Lâm Đồng là những địa phương được đánh giá đạt được kết quả đột phá trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Điểm chung của thành công là, chọn những cây - con chủ lực để tạo sự phát triển đột phá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và coi trọng sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Cơ giới hóa nông nghiệp: Cần đồng bộ chính sách

23-9-2016

Tại hội thảo “Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp và công nghệ chế tạo máy nông nghiệp” do Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng cần tập trung chính sách theo hướng coi phát triển máy nông nghiệp là hạ tầng của công nghiệp.

Thủ tướng ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng

23-9-2016

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Bộ Nông nghiệp &PTNT không giải quyết hồ sơ giấy đối với 9 thủ tục

23-9-2016

Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN – PTNT, từ ngày 1/10 các đơn vị thuộc Bộ NN – PTNT sẽ giải quyết 9 thủ tục hành chính hoàn toàn trên hệ thống Hải quan một cửa quốc gia (không thực hiện giải quyết hồ sơ giấy) trên phạm vi toàn quốc.

Bài học quý từ phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản, Trung Quốc

22-9-2016

Nông nghiệp Việt Nam đang loay hoay tìm hướng đi trong khi Trung Quốc tích cực hỗ trợ nông nghiệp, Nhật Bản nỗ lực làm nông nghiệp xanh.

"Đại gia" xắn tay đầu tư vào nông nghiệp

21-9-2016

Họ là những ông chủ giàu có trên thị trường chứng khoán và hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực chẳng dính dáng gì đến nông nghiệp như tài chính, bất động sản, sắt thép, xây dựng…, nhưng điểm chung ở họ là đang dồn không ít tâm sức và vốn liếng để đầu tư vào nông nghiệp.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Thị trường phải là động lực sản xuất

17-9-2016

Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, các địa phương phải tập trung sản xuất những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời thu hút mạnh mẽ sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tọa đàm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp

19-9-2016

Cuộc tọa đàm trực tuyến chủ đề "Thu hút đầu tư nông nghiệp bằng Đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT" được tổ chức vào lúc 13h00 ngày 16/9/2016 tại Cổng TTĐT Chính phủ.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần đột phá về chính sách đất đai

19-9-2016

Phải có đột phá về chính sách đất đai để tích tụ đất vào những người sản xuất kinh doanh giỏi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN

15-9-2016

Ngày 15/9, tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg tổ hội thảo quốc tế “Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN”.

Tôn vinh nông dân giỏi ứng dụng công nghệ thông tin

15-9-2016

Ngày 15.9, Trung ương Hội ND Việt Nam phối hợp với Công ty Phát triển dịch vụ truyền thông IPC (thuộc tập đoàn VNPT) tổ chức buổi họp báo phát động cuộc thi “Nông dân với công nghệ thông tin” năm 2016.

Doanh nghiệp-nông dân: Mấu chốt để phát triển nông nghiệp hàng hóa

16-9-2016

Để phát triển nông nghiệp hàng hóa, cần phải liên kết doanh nghiệp và nông dân để sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu.