TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần đột phá về chính sách đất đai

Ngày đăng: 19 | 09 | 2016

Phải có đột phá về chính sách đất đai để tích tụ đất vào những người sản xuất kinh doanh giỏi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Vướng mắc trong thu hút doanh nghiệp đang là rào cản trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sau 3 năm triển khai, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 1% trên tổng số doanh nghiệp trên cả nước.

Năm 2013, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp được đặt ra và đến nay ngày càng cấp thiết. Thời điểm đó, khâu yếu nhất của ngành chăn nuôi là chất lượng con giống, và đến nay đã có 25% giống chất lượng cao, tiên tiến của thế giới được các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng trong nước. Sự tham gia của các Tập đoàn lớn như: Hoàng Anh Gia Lai, Dabaco, VinGroup…đã góp phần hình thành nên những chuỗi giá trị lớn trong sản xuất.

Cần phải có những đột phá về chính sách đất đai để tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu, việc có thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ tạo ra những thương hiệu mạnh để nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay là rất cần thiết.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT đề xuất, cần tiếp tục nghiên cứu để hỗ trợ doanh nghiệp, bởi đây là khâu quan trọng nhất trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Hiện nay chỉ cần 10 doanh nghiệp lớn cung ứng về giống có thể điều hành toàn bộ ngành chăn nuôi cả nước.

Bên cạnh việc thu hút thêm các doanh nghiệp, Tập đoàn mạnh đầu tư các chuỗi giá trị trong sản xuất, ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, trong quá trình tổ chức lại sản xuất phải hình thành các vùng chuyên canh tương ứng với quy mô đầu tư của các doanh nghiệp. Đặc biệt, phải có những đột phá về chính sách đất đai đang là vướng mắc lớn nhất hiện nay, để tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư.

“Phải có đột phá về chính sách đất đai để tích tụ đất vào những người sản xuất kinh doanh giỏi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đồng thời đất đai trong nông nghiệp phải sử dụng linh hoạt theo tín hiệu của thị trường, không phụ thuộc quá nhiều vào đất lúa mà có thể chuyển sang các cây trồng giá trị kinh tế cao và thủy sản về lâu dài không ảnh hưởng đến an ninh lương thực có như thế mới xây dựng được những vùng chuyên canh và thu hút doanh nghiệp đầu tư”, ông Đặng Kim Sơn chỉ rõ.

Xác định doanh nghiệp vừa là “hạt nhân” vừa là động lực trong thực hiện tái cơ cấu, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương hình thành trục phát triển những mặt hàng nông sản ở cấp độ quốc gia, địa phương và cấp tỉnh, tương ứng với các cấp độ này sẽ xây dựng kế hoạch, đề xuất chính sách để thu hút doanh nghiệp tham gia.

Theo đó, ở cấp quốc gia, ngành sẽ phối hợp với các địa phương lựa chọn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu từ 1 tỉ USD trở lên, qua đó thu hút doanh nghiệp, Tập đoàn lớn đầu tư xây dựng thương hiệu quốc gia cho những sản phẩm này. Đối với cấp độ địa phương sẽ lựa chọn theo những sản phẩm có lợi thế theo vùng miền, và cuối cùng là sản phẩm cấp tỉnh sẽ được đa dạng hóa để thu hút doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đầu tư.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cũng đồng nghĩa với việc ngành thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về phát triển 1 triệu doanh nghiệp hiệu quả vào năm 2020, trong đó nông nghiệp được coi là còn nhiều “dư địa” để phát triển.

“Bộ sẽ tham mưu đề xuất xây dựng khung chính sách với các cấp độ khác nhau để thúc đẩy sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ sẽ xây dựng chế tài quản lý, ngoài chính sách khuyến khích phải cụ thể chế tài để tổ chức đồng bộ từ khâu thực hiện quy hoạch, giám sát khâu đầu vào, trong quá trình sản xuất cho đến vấn đề thương mại”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố ban hành Đề án, hoặc kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Bình quân thu nhập hộ nông dân tăng từ 73,2 triệu đồng vào năm 2012 đã tăng lên 97,6 triệu đồng trong năm 2015./.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN

15-9-2016

Ngày 15/9, tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg tổ hội thảo quốc tế “Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN”.

Tôn vinh nông dân giỏi ứng dụng công nghệ thông tin

15-9-2016

Ngày 15.9, Trung ương Hội ND Việt Nam phối hợp với Công ty Phát triển dịch vụ truyền thông IPC (thuộc tập đoàn VNPT) tổ chức buổi họp báo phát động cuộc thi “Nông dân với công nghệ thông tin” năm 2016.

Doanh nghiệp-nông dân: Mấu chốt để phát triển nông nghiệp hàng hóa

16-9-2016

Để phát triển nông nghiệp hàng hóa, cần phải liên kết doanh nghiệp và nông dân để sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu.

Nông sản sạch có mã vạch, người tiêu dùng thoải mái kiểm tra nguồn gốc

15-9-2016

Nhằm mang tới các loại nông sản chất lượng cao, Liên hiệp HTX Việt Nam đã cho in mã vạch lên các sản phẩm, giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ.

Ra mắt Liên hiệp HTX tiêu thụ nông sản an toàn

14-9-2016

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vừa công bố thành lập Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA).

Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

15-9-2016

Hiện nay, trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp rất quan trọng nhưng còn chưa được phát huy tương xứng tiềm năng.

Doanh nghiệp dần “thích” đầu tư nông nghiệp, nhưng khó khăn ngổn ngang

14-9-2016

Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đang tăng dần và hiệu quả đầu tư cũng ngày càng rõ nét, lợi ích lan tỏa…

Hội thảo tham vấn dự thảo Nghị định quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các BQL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Nhà nước

14-9-2016

Ngày 13/9/2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tham vấn dự thảo Nghị định quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông lâm nghiệp Nhà nước.

Khơi dậy khát vọng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

14-9-2016

Ngày 8.9, tại Diễn đàn “Phát triển Doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã có bài phát biểu đánh giá sâu sắc về tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp.

Nông nghiệp khó giàu vì... thiếu đất

9-9-2016

Nông dân bỏ ruộng nhưng doanh nghiệp không có đất để sản xuất lớn là nghịch lý mà cả giới doanh nhân, chuyên gia và nhà quản lý đều nhận thấy cần phá bỏ để nông nghiệp Việt Nam có thể bứt lên.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Không chỉ là chuyển đổi cây – con

11-9-2016

Sau 3 năm (2013 - 2015) thực hiện Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp, những kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tạo ra sự đột phá để thay đổi quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đã đến lúc ngành nông nghiệp, các địa phương phải có giải pháp đồng bộ để tạo ra những chuỗi sản xuất hiệu quả, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của nông dân chứ không phải chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi cơ cấu cây - con như hiện nay.

Quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường quốc doanh – Bình luận dưới góc độ chính sách, pháp luật

12-9-2016

Quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường quốc doanh – Bình luận dưới góc độ chính sách, pháp luật