TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bài học từ việc công bố thông tin DNNN

Ngày đăng: 24 | 09 | 2016

Bộ Tài chính đang đưa ra lấy ý kiến góp ý nội dung dự thảo Nghị định về báo cáo tài chính nhà nước. Đây là điều đáng mừng vì từ trước đến nay ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa phương, thường ít được công khai minh bạch.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều luật lệ và quy định khác ở Việt Nam, điều đáng quan tâm nhất không phải là thiếu luật mà là khả năng thực thi những điều luật đã được ban hành đến đâu.

Nhìn lại sự vi phạm Nghị định 81

Cách đây đúng một năm, ngày 18-9-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nghị định này cũng quy định rất rõ ràng và chi tiết trách nhiệm của các đối tượng gồm cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, DNNN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công bố thông tin của DNNN, và một số doanh nghiệp cụ thể khác, trong việc công bố các thông tin về hầu hết các mặt liên quan đến doanh nghiệp, từ chiến lược và kế hoạch phát triển đến tình hình sản xuất kinh doanh và quản trị...

Nghị định 81 cũng quy định trách nhiệm về tổ chức thực hiện công bố thông tin của các DNNN và của cả các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước cũng như của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Theo đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra các nội dung về công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định tại nghị định này; không thực hiện việc đăng tải công khai, kịp thời trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan về các thông tin công bố định kỳ và bất thường của doanh nghiệp do mình quản lý.

Trên thực tế, Nghị định 81 đã hầu như bị phớt lờ và lãng quên.

Bằng chứng là, Bộ KH&ĐT vừa tiếp tục gửi yêu cầu tới các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để đốc thúc việc thực hiện công bố thông tin của DNNN. Đây đã là lần thứ hai trong năm 2016 Bộ KH&ĐT thực hiện việc đốc thúc này. Trước đó, vào cuối tháng 2-2016, Bộ KH&ĐT đã nhắc nhở các đơn vị trên về việc phải hoàn thành công bố thông tin DNNN và gửi về bộ trước ngày 15-3-2016. Nhưng, theo Bộ KH&ĐT, tính tới hết tháng 7-2016, mới có 7/22 bộ ngành, 14/63 địa phương và 16/30 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện công bố thông tin của DNNN theo yêu cầu.

Khi vi phạm các quy định trong Nghị định 81 thì người quản lý DNNN sẽ bị cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước hạ bậc lương, buộc thôi việc, hoặc kiến nghị xử lý hình sự. Thế nhưng, đến nay, chưa có người quản lý tại một DNNN nào bị xử lý theo Nghị định 81 này. Nguyên nhân một phần nằm ở phía các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Họ đã cố tình phớt lờ nghị định này, không nhắc nhở và xử phạt các DNNN thuộc quản lý của mình.

Cũng có phần trách nhiệm của bản thân Bộ KH&ĐT cũng như Chính phủ. Với Bộ KH&ĐT, trước tình hình vi phạm tràn lan như vậy thì, với tư cách là đầu mối theo dõi, đôn đốc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, họ phải kiến nghị Chính phủ xử lý những cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, bao gồm các bộ trong Chính phủ và UBND các địa phương đã vi phạm Nghị định 81, chứ không phải là nhắc nhở rồi... nhắc nhở lại! Về phía Chính phủ, không thể nói rằng Chính phủ không hay biết gì về tình trạng không tuân thủ pháp luật của ngay các cơ quan quản lý ở trung ương như vậy. Vậy mà đã không một cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước nào bị Chính phủ xử lý kỷ luật vì đã không tuân thủ Nghị định 81 do chính mình ban hành!

Nói cách khác, sự vi phạm Nghị định 81 phản ánh rõ sự yếu kém mang tính hệ thống trong việc thực thi pháp luật ở Việt Nam.

Dự thảo nghị định mới quy trách nhiệm còn sơ sài hơn

Trở lại với dự thảo nghị định đề cập ở phần đầu bài. Nội dung các điều khoản tương đối rõ ràng và chi tiết ở một số điều khoản. Nhưng điều đáng lưu tâm nhất là các điều khoản về trách nhiệm thi hành và xử lý vi phạm trong dự thảo nghị định này thậm chí còn sơ sài và thiếu hụt hơn cả Nghị định 81.

Các đối tượng thi hành dự thảo này được quy định là “có trách nhiệm” trong việc xyz, nhưng là với ai, như thế nào, và bị xử lý ra sao khi cái “trách nhiệm” của họ không phải là cái “trách nhiệm” mà dự thảo nghị định này mong muốn... thì lại không được đề cập. Chưa kể, dự thảo nghị định này đã không đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Chính phủ, người cuối cùng chịu trách nhiệm xử lý các vi phạm ở các bộ và cơ quan chức năng trực thuộc, trong khi Nghị định 81 ít nhiều thì cũng đã có đề cập đến.

Dự thảo nghị định trên cần đưa thêm các điều khoản quy định rõ trách nhiệm và xử lý vi phạm của người đứng đầu những cơ quan và tổ chức liên đới ở mọi cấp thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo, kể cả Chính phủ, thì mới mong phần nào tránh được tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, tức, nói nôm na, quy định là một chuyện nhưng thực thi lại là một chuyện khác, ở Việt Nam.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

NỘI DUNG KHÁC

Chính phủ chuẩn bị báo cáo Quốc hội nhiều vấn đề quan trọng của đất nước

27-9-2016

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phân công các thành viên chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án luật phục vụ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10/2016, trong đó Bộ trưởng Bộ TN&MT sẽ chuẩn bị báo cáo về công tác khắc phục sự cố Formosa...

Cần lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam

27-9-2016

Trong khi nông nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế quan trọng, thì phân bón Việt Nam lại là một nền phân bón tự phát. Từ việc quản lý đến sản xuất, phân phối đều đang lộ nhiều bất cập. Trong đó, vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng đang gây thiệt hại cho nền kinh tế, gây bức xúc cho người nông dân.

Giáo sư Đại học Harvard bàn về nông nghiệp Việt Nam

26-9-2016

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, 1 trong 3 thách thức lớn nhất của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, đó là tình trạng đất đai sản xuất manh mún với diện tích trung bình mỗi hộ chỉ đạt 0,3ha.

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

26-9-2016

Các bộ ngành cần phối hợp xây dựng chuỗi liên kết ngành mới có sản phẩm nông nghiệp chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nhìn từ những địa phương tiên phong

23-9-2016

Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Lâm Đồng là những địa phương được đánh giá đạt được kết quả đột phá trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Điểm chung của thành công là, chọn những cây - con chủ lực để tạo sự phát triển đột phá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và coi trọng sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Cơ giới hóa nông nghiệp: Cần đồng bộ chính sách

23-9-2016

Tại hội thảo “Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp và công nghệ chế tạo máy nông nghiệp” do Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng cần tập trung chính sách theo hướng coi phát triển máy nông nghiệp là hạ tầng của công nghiệp.

Thủ tướng ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng

23-9-2016

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Bộ Nông nghiệp &PTNT không giải quyết hồ sơ giấy đối với 9 thủ tục

23-9-2016

Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN – PTNT, từ ngày 1/10 các đơn vị thuộc Bộ NN – PTNT sẽ giải quyết 9 thủ tục hành chính hoàn toàn trên hệ thống Hải quan một cửa quốc gia (không thực hiện giải quyết hồ sơ giấy) trên phạm vi toàn quốc.

Bài học quý từ phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản, Trung Quốc

22-9-2016

Nông nghiệp Việt Nam đang loay hoay tìm hướng đi trong khi Trung Quốc tích cực hỗ trợ nông nghiệp, Nhật Bản nỗ lực làm nông nghiệp xanh.

"Đại gia" xắn tay đầu tư vào nông nghiệp

21-9-2016

Họ là những ông chủ giàu có trên thị trường chứng khoán và hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực chẳng dính dáng gì đến nông nghiệp như tài chính, bất động sản, sắt thép, xây dựng…, nhưng điểm chung ở họ là đang dồn không ít tâm sức và vốn liếng để đầu tư vào nông nghiệp.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Thị trường phải là động lực sản xuất

17-9-2016

Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, các địa phương phải tập trung sản xuất những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời thu hút mạnh mẽ sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tọa đàm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp

19-9-2016

Cuộc tọa đàm trực tuyến chủ đề "Thu hút đầu tư nông nghiệp bằng Đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT" được tổ chức vào lúc 13h00 ngày 16/9/2016 tại Cổng TTĐT Chính phủ.