TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào

Ngày đăng: 27 | 09 | 2016

“Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” là tiêu đề Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR) 2016 do Ngân hàng Thế giới và Viện Chính sách Phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện, công bố tại Hà Nội ngày 27.9.2016.

Các đại biểu tới tham dự buổi công bố Báo cáo

Trong những thập kỷ gần đây, ngành nông nghiệp đã thực hiện thành công vai trò thiết yếu trong công cuộc giảm nghèo và đảm bảo ổn định xã hội. Nhưng thay đổi về nhân khẩu học, kinh tế, biến đổi khí hậu và các thay đổi khác đã làm cho sân chơi nông nghiệp cũng thay đổi theo. Vì vậy ngành nông nghiệp cũng phải điều chỉnh đề đối mặt với thách thức và nắm bắt cơ hội mới. Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp ban hành năm 2013 của Chính phủ đã nêu rõ cần thực hiện chuyển hướng chiến lược ngành, tăng cường thể chế cơ bản, điều chỉnh vai trò và công cụ hỗ trợ của Chính phủ.

Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đang trình bầy về nội dung Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 tại buổi công bố

“Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” là tiêu đề Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR) 2016 do Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Chính sách Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thực hiện, công bố tại Hà Nội ngày 27.9.2016. Báo cáo nhằm nêu bật những cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực nông nghiệp song hành với việc quốc gia đang trên con đường tiến lên thành một nước có thu nhập trung bình và cao hơn nữa. 

Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR) 2016: “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” 

Báo cáo điểm lại tình hình phát triển nông nghiệp gần đây của Việt Nam so sánh với các nước trong cùng khu vực và dự kiến những thay đổi tới đây trong ngành nông nghiệp cũng như toàn bộ hệ thống ngành kinh doanh nông nghiệp – bao gồm cả công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Báo cáo cũng chỉ ra đường hướng cho việc hiện đại hóa hệ thống và xác định những cải cách ưu tiên trong thời gian ngắn, trung và dài hạn để có thể tăng cường đối tác công – tư hướng tới một nền nông nghiệp dựa trên nhu cầu nhiều hơn nữa. 

IPSARD

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo “Phát triển liên kết chuỗi giá trị nông sản cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi”

19-8-2016

Sáng ngày 19/8/2016, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Phát triển liên kết chuỗi giá trị nông sản cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi”.

Diễn đàn “Kinh tế xanh cho phát triển bền vững - 2016”

6-9-2016

Sáng nay tại Hà Nội, Diễn đàn “Kinh tế xanh cho phát triển bền vững - 2016” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường đã được tổ chức với chủ đề “Vai trò của Doanh nghiệp trong phát triển kinh tế gắn với trách nhiệm xây dựng và bảo vệ môi trường”.

Bài học từ việc công bố thông tin DNNN

24-9-2016

Bộ Tài chính đang đưa ra lấy ý kiến góp ý nội dung dự thảo Nghị định về báo cáo tài chính nhà nước. Đây là điều đáng mừng vì từ trước đến nay ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa phương, thường ít được công khai minh bạch.

Chính phủ chuẩn bị báo cáo Quốc hội nhiều vấn đề quan trọng của đất nước

27-9-2016

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phân công các thành viên chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án luật phục vụ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10/2016, trong đó Bộ trưởng Bộ TN&MT sẽ chuẩn bị báo cáo về công tác khắc phục sự cố Formosa...

Cần lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam

27-9-2016

Trong khi nông nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế quan trọng, thì phân bón Việt Nam lại là một nền phân bón tự phát. Từ việc quản lý đến sản xuất, phân phối đều đang lộ nhiều bất cập. Trong đó, vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng đang gây thiệt hại cho nền kinh tế, gây bức xúc cho người nông dân.

Giáo sư Đại học Harvard bàn về nông nghiệp Việt Nam

26-9-2016

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, 1 trong 3 thách thức lớn nhất của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, đó là tình trạng đất đai sản xuất manh mún với diện tích trung bình mỗi hộ chỉ đạt 0,3ha.

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

26-9-2016

Các bộ ngành cần phối hợp xây dựng chuỗi liên kết ngành mới có sản phẩm nông nghiệp chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nhìn từ những địa phương tiên phong

23-9-2016

Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Lâm Đồng là những địa phương được đánh giá đạt được kết quả đột phá trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Điểm chung của thành công là, chọn những cây - con chủ lực để tạo sự phát triển đột phá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và coi trọng sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Cơ giới hóa nông nghiệp: Cần đồng bộ chính sách

23-9-2016

Tại hội thảo “Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp và công nghệ chế tạo máy nông nghiệp” do Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng cần tập trung chính sách theo hướng coi phát triển máy nông nghiệp là hạ tầng của công nghiệp.

Thủ tướng ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng

23-9-2016

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Bộ Nông nghiệp &PTNT không giải quyết hồ sơ giấy đối với 9 thủ tục

23-9-2016

Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN – PTNT, từ ngày 1/10 các đơn vị thuộc Bộ NN – PTNT sẽ giải quyết 9 thủ tục hành chính hoàn toàn trên hệ thống Hải quan một cửa quốc gia (không thực hiện giải quyết hồ sơ giấy) trên phạm vi toàn quốc.

Bài học quý từ phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản, Trung Quốc

22-9-2016

Nông nghiệp Việt Nam đang loay hoay tìm hướng đi trong khi Trung Quốc tích cực hỗ trợ nông nghiệp, Nhật Bản nỗ lực làm nông nghiệp xanh.