TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhiều loại phí, lệ phí trong nông nghiệp được cắt giảm

Ngày đăng: 13 | 04 | 2016

Luật Phí và Lệ phí sẽ có hiệu lực với kỳ vọng mang lại nhiều sự “cởi trói” cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để chuẩn bị cho sự đổi mới này, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong năm 2015, trước những phản ánh của người dân xung quanh vấn đề quá nhiều loại phí, lệ phí tồn tại trong khâu kiểm dịch thú y, ATTP trở thành gánh nặng cho sản xuất, Bộ NN&PTNT đã có động thái khá tích cực. Qua ra soát lĩnh vực thú y, Bộ đã đề nghị bãi bỏ 14 mục lệ phí và 21 mục phí. Đối với lĩnh vực nông lâm thủy sản đề nghị bãi bỏ 59 danh mục, 554 danh mục phí chuyển sang cơ chế giá và tổng hợp 18 danh mục phí đề nghị dự thảo Dự án Luật Phí, Lệ phí. Về lệ phí, từ 91 danh mục đã giảm xuống còn 36 danh mục… Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ đạo triển khai cơ chế một cửa quốc gia nhằm giảm bớt phiền hà cho người dân và DN khi tiến hành các thủ tục hành chính (TTHC).

Mặc dù vậy, so với yêu cầu thực tế, việc cắt giảm trên vẫn chưa thực sự triệt để. Thống kê cho thấy, dù có chuyển sang cơ chế giá, song trong nông nghiệp vẫn khá nhiều loại phí. Cụ thể, ngành nông nghiệp vẫn còn trên 100 loại phí, lệ phí lớn và một số danh mục phí, lệ phí nhỏ, tập trung chủ yếu ở hai lĩnh vực là thú y và bảo vệ thực vật. Ông Nguyễn Sông Thao - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN&PTNT) cũng nhìn nhận, một số đơn vị trong ngành còn thiếu quyết liệt trong nhiệm vụ xây dựng văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Một số văn bản ban hành nhưng hiệu lực, hiệu quả thực thi thấp do chưa sát với thực tiễn. Tại cuộc họp với các đơn vị trực thuộc của Bộ mới đây, một lãnh đạo Bộ NN&PTNT phàn nàn: “Nhiều DN nước ngoài phản ánh rằng đã gửi hồ sơ đăng ký từ rất lâu vẫn chưa được xem xét, hồi âm”.

Tạo thuận lợi cho sản xuất

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, năm 2016, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu cải cách mạnh mẽ thể chế, TTHC nhằm tạo điều kiện thông thoáng thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ông Phạm Văn Hưng – Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ NN&PTNT) cho biết, với những loại phí, lệ phí chuyển sang cơ chế giá sẽ áp dụng theo Luật Giá. Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và DN, bởi các cơ quan, DN được Nhà nước giao nhiệm vụ cũng có thể ban hành cơ chế giá. Như vậy, sẽ có sự cạnh tranh sòng phẳng của cơ quan Nhà nước và đơn vị bên ngoài trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và người dân, DN sẽ được hưởng lợi.

Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cũng lưu ý, cơ chế giá sẽ có hai hình thức, một là áp dụng theo giá thị trường và hai là Nhà nước sẽ quản lý một phần. Cùng với việc chuyển đổi cơ chế đó, khi Luật Phí và Lệ phí có hiệu lực, điều cần thiết là phải sửa đổi lại các Thông tư đã ban hành liên quan đến phí và lệ phí. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ NN&PTNT đề ra trong thời gian tới là phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi, bãi bỏ những Thông tư không còn phù hợp liên quan đến phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng với đó, cung cấp các dịch vụ công tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư phát triển, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh, để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục, cắt bỏ phí, lệ phí thì cần tập trung cải cách tài chính công, hiện đại hóa hành chính. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN. 

Theo Omard

NỘI DUNG KHÁC

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về định giá nước trong nông nghiệp

7-4-2016

Ngày 6-4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về định giá nước trong nông nghiệp.

Bớt trồng lúa để thúc đẩy nông nghiệp Việt phát triển?

18-3-2016

Cần thiết bớt trồng lúa, tăng cây trồng đem lại giá trị gia tăng và mở rộng chăn nuôi để có thể phát triển theo xu thế chung của thế giới.

Giải pháp ứng phó với hạn, mặn: Sử dụng nước tiết kiệm, canh tác thông minh

28-3-2016

Những đồng ruộng khô cháy, nứt nẻ; nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng; con người, gia súc khô cháy vì khát,… Chưa bao giờ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tây Nguyên lại đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt như hiện nay. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát lo lắng, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì không chỉ cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân bị đe dọa mà cả những cánh rừng cũng đối mặt với nguy cơ cháy bất cứ lúc nào.

Thách thức lớn nhất trong 5 năm tới là tái cơ cấu nông nghiệp

24-3-2016

Sáng 24/3, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Năm 2020, tăng diện tích đất nông nghiệp trên 27.000ha

21-3-2016

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, đến năm 2020, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.038,09 nghìn hecta, tăng 306,33 nghìn hecta so với Nghị quyết của Quốc hội.

FAO hỗ trợ canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

28-3-2016

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) vừa phối hợp với Bộ NNPTNT khai trương một sáng kiến chung nhằm giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên ngành nông nghiệp.

Tích tụ rồi vẫn run

12-3-2016

Trong khi nông dân nhiều nơi trả ruộng, bỏ ruộng hoang hóa, thì những người “yêu ruộng”, doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để tích tụ ruộng đất đai, đầu tư sản xuất. Các chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế để thị trường đất nông nghiệp thông thoáng hơn, để thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Mong được vay tín chấp qua hợp tác xã, hội nông dân

14-3-2016

Trước thực tế tín dụng cho tái canh cà phê vẫn đang gặp nhiều khó khăn, PV Dân Việt đã ghi nhận các ý kiến chuyên gia nhằm tìm giải pháp, hướng tháo gỡ để chủ trương tái canh cà phê đem lại hiệu quả thiết thực.

Mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp 2,5-3%/năm: Không quá tham vọng

24-3-2016

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa XIII) ngày 21.3, Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020 đã đề ra mục tiêu sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 2,5-3%/năm. Mục tiêu này có dễ đạt được và chúng ta sẽ thực hiện thế nào?

An ninh lương thực vẫn đảm bảo

24-3-2016

Khô hạn, xâm nhập mặn xảy ra trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ khiến diện tích lúa đông xuân giảm mạnh, nhiều vùng không gieo cấy được. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) và các chuyên gia nông nghiệp, tình trạng này chưa ảnh hưởng tới an ninh lương thực nhưng cần đề phòng để chuẩn bị cho các mùa vụ tiếp theo.

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG Vị trí: Chuyên gia thiết kế tài liệu poster

30-10-2015

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG Vị trí: Chuyên gia thiết kế tài liệu poster

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

30-10-2015

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ