TIN TỨC-SỰ KIỆN

Mong được vay tín chấp qua hợp tác xã, hội nông dân

Ngày đăng: 14 | 03 | 2016

Trước thực tế tín dụng cho tái canh cà phê vẫn đang gặp nhiều khó khăn, PV Dân Việt đã ghi nhận các ý kiến chuyên gia nhằm tìm giải pháp, hướng tháo gỡ để chủ trương tái canh cà phê đem lại hiệu quả thiết thực.

Nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn

Theo phản ánh của nhiều nông dân, khó khăn khi tái canh cà phê có rất nhiều nguyên nhân như: Không được giải ngân trọn gói 1 lần tổng số tiền được vay. Hàng năm ngân hàng nghiệm thu các công đoạn của quy trình tái canh, nếu đạt yêu cầu thì mới tính toán cho vay của năm tiếp theo. Điều này đã làm hạn chế nông dân chủ động kế hoạch đầu tư lâu dài và phải tiến hành các thủ tục nghiệm thu, giải ngân rắc rối.

Vườn cà phê tái canh của Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi được nhiều người đến tham quan, học tập. 

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, một nguyên nhân khác nữa là nhiều nông dân không có sổ đỏ để thế chấp hoặc có nhưng thế chấp ở ngân hàng khác hoặc đã thế chấp để vay vốn trước đó; trong khi, lãi suất cho vay của gói vay tái canh không có ưu đãi hơn so với lãi suất thông thường ở các ngân hàng thương mại (NHTM); thủ tục vay vốn của Ngân hàng NNPTNT (Agribank) theo phản ánh của bà con vẫn còn rườm rà hơn các NHTM khác; giá trị tài sản của nông dân được thẩm định cho vay thấp hơn giá thị trường và NHTM (ví dụ vườn cà phê 2ha theo giá thị trường khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng khi thẩm định cho vay vốn chỉ khoảng 50 triệu đồng); trường hợp nông dân tái canh theo dạng “cuốn chiếu” không được ngân hàng chấp nhận (ví dụ vườn cây 2ha nông dân chỉ tái canh 3 sào, ngân hàng sẽ không cho vay mà chỉ cho vay khi tái canh toàn bộ 2ha), hoặc cho vay khi thế chấp toàn bộ tài sản là “sổ đỏ 2ha”.

“Thủ tục vay vốn của Agribank theo phản ánh của bà con là vẫn rườm rà hơn các NHTM; giá trị tài sản của nông dân được thẩm định cho vay thấp hơn giá thị trường và NHTM; trường hợp nông dân tái canh theo dạng “cuốn chiếu” thì không được ngân hàng chấp nhận”.

TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

Trước những khó khăn của tái canh cà phê, ông Tuấn cho biết, qua tiếp xúc với bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên, nhiều người đã kiến nghị các nội dung như: Nên giải ngân trọn gói 1 lần trong toàn bộ thời gian vay (người dân có thể sử dụng đồng vốn để lấy ngắn nuôi dài); được vay tín chấp thông qua các tổ chức như hợp tác xã, hội nông dân; hạ mức lãi suất vay xuống thấp hơn các NHTM; thủ tục vay vốn cần đơn giản hơn; giá trị vườn cây được thẩm định khi cho vay cao hơn hoặc ngang bằng với các NHTM; cần có chính sách cho vay đối với nông dân cần tái canh “cuốn chiếu”. Đối với doanh nghiệp, hiện Agribank cũng chưa có quy trình, phương án cụ thể để hướng dẫn họ tiếp cận nguồn vốn vay tái canh.

Nội tại ngành cà phê cũng khó khăn

Theo TS Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), việc tái canh cà phê ngoài vấn đề tiếp cận vốn thì bản thân nội tại của ngành cũng có nhiều khó khăn. Lúc đầu, việc trồng lại cà phê gặp phải tình trạng chết hàng loạt, dù sau đó các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân thì lại gặp phải những khó khăn về thị trường. 3 năm gần đây, giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục đi xuống, trong khi các mặt hàng như tiêu, điều lại được giá khiến người trồng cà phê không mặn mà tái canh. Hay như việc trồng cà phê, trước đây hầu hết bà con sử dụng phân vô cơ làm ảnh hưởng đến chất lượng đất, việc tái canh tới nay cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có bộ giống chất lượng tốt và đồng đều…

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, khó khăn nhất vẫn là vấn đề thị trường. Do giá cả xuống thấp nên nhiều vùng trồng cà phê lợi nhuận không cao so với các cây trồng khác nên người dân không mặn mà tái canh. Trong khi đó, để vay vốn tái canh người dân lại phải chịu lãi suất chưa hấp dẫn, thời gian để được thu hoạch trên diện tích tái canh phải chờ đợi lâu nên một số bà con không tích cực tham gia vào chủ trương này.

Theo Dân Việt

 

NỘI DUNG KHÁC

Mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp 2,5-3%/năm: Không quá tham vọng

24-3-2016

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa XIII) ngày 21.3, Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020 đã đề ra mục tiêu sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 2,5-3%/năm. Mục tiêu này có dễ đạt được và chúng ta sẽ thực hiện thế nào?

An ninh lương thực vẫn đảm bảo

24-3-2016

Khô hạn, xâm nhập mặn xảy ra trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ khiến diện tích lúa đông xuân giảm mạnh, nhiều vùng không gieo cấy được. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) và các chuyên gia nông nghiệp, tình trạng này chưa ảnh hưởng tới an ninh lương thực nhưng cần đề phòng để chuẩn bị cho các mùa vụ tiếp theo.

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG Vị trí: Chuyên gia thiết kế tài liệu poster

30-10-2015

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG Vị trí: Chuyên gia thiết kế tài liệu poster

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

30-10-2015

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

Về Báo cáo Việt Nam 2035

29-2-2016

Đến năm 2035 Việt Nam khát vọng trở thành một nền kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa, xã hội hóa toàn diện và bền vững với môi trường, được xây dựng trên nền tảng vững chắc của quản trị hiệu quả và có sự tham gia.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG

30-10-2015

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Chỉ làm vì tiền sẽ thất bại!

22-2-2016

“Doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp nếu tính đến lợi nhuận luôn sẽ thất bại ngay lập tức, mà phải tính đến dài hạn, phải có đủ tâm, trí, lực mới có thể làm được nông nghiệp”- đó là lời giãi bày của bà Thái Hương- Chủ tịch Tập đoàn TH (thương hiệu TH true MILK) tại cuộc họp Nhóm thu hút đầu tư vào nông nghiệp do Bộ NNPTNT tổ chức hôm qua (19.2).

Doanh nghiệp nông nghiệp: Đã yếu còn bị làm khó

22-2-2016

Theo điều tra hàng năm của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2014, trong ngành nông nghiệp có 3.844 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trực tiếp trong lĩnh vực nông lâm thủy sản (DN NLTS), chiếm dưới 1% tổng số 420.251 DN được điều tra. Cơ cấu của các DN NLTS chủ yếu là DN vừa và nhỏ (DNVVN), chiếm 96,53% tổng số DN nông nghiệp. Không chỉ nhỏ bé, DN NLTS còn đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Doanh nghiệp ít đầu từ vào nông nghiệp vì “kẹt” ở chính sách

2-3-2016

Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chưa mặn mà trong đầu tư vào nông nghiệp là vướng mắc về cơ chế chính sách trong nông nghiệp, nông thôn.

IPSARD gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Bính Thân 2016

22-1-2016

Giữ vững đạo lý uống nước nhớ nguồn, sáng ngày 22/01/2016, tại Hội trường Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển NNNT đã diễn ra buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Bính Thân.

Diễn đàn đối thoại và triển vọng ngành cà phê Việt nam 2015

22-11-2015

Thời gian: 7:30 Ngày 02/12/2015, Venue: Tầng 1 K.sạn Novotel, 167 Hai Bà Trưng, TP HCM

5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho ngành nông nghiệp

5-1-2016

Sáng nay (5/01), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự Hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2020 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.