TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Chỉ làm vì tiền sẽ thất bại!

Ngày đăng: 22 | 02 | 2016

“Doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp nếu tính đến lợi nhuận luôn sẽ thất bại ngay lập tức, mà phải tính đến dài hạn, phải có đủ tâm, trí, lực mới có thể làm được nông nghiệp”- đó là lời giãi bày của bà Thái Hương- Chủ tịch Tập đoàn TH (thương hiệu TH true MILK) tại cuộc họp Nhóm thu hút đầu tư vào nông nghiệp do Bộ NNPTNT tổ chức hôm qua (19.2).

Vướng mắc… cơ chế

Là một doanh nghiệp đã đầu tư đến hàng chục nghìn tỷ đồng vào dự án nuôi bò sữa tại tỉnh Nghệ An, bài phát biểu của bà Thái Hương đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý tại cuộc họp ngày hôm qua.

Theo bà Hương, để làm được nông nghiệp không thể chỉ nghĩ ngay đến lợi nhuận trước mắt, mà doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp phải có đủ tâm, trí, lực. “Như chúng tôi, sau 5 năm đã bắt tay được với nông dân, muốn làm được điều đó trong 6 tháng đầu tiên, tôi đã bỏ tiền mời nông dân Israel vào cầm tay chỉ việc cho người nông dân mình, mới thành công từng bước một”- bà Hương nói.

Thu hoạch ngô bằng hệ thống máy cắt hiện đại ở trang trại TH. Ảnh: Internet

Bà Hương cũng chia sẻ, về công nghệ bà tiếp thu của Israel 50%, còn lại của New Zealand, quản trị thì theo của Đức. Bà Hương cho rằng: “Khi đầu tư vào nông nghiệp, doanh nghiệp phải chủ động, còn mọi cơ chế chính sách chỉ là hỗ trợ, còn cứ ngồi nhìn cơ chế chính sách thì sẽ không thành công”.

Theo bà Hương, câu chuyện hiện nay quay đi quay lại vẫn là cơ chế chính sách. Như sản phẩm của TH true MILK, tại sao đủ quy chuẩn, là sản phẩm sữa tươi rồi, nhưng không ai công nhận cho dù mỗi năm doanh nghiệp của bà đã phải bỏ ra từ 10-15% chi phí để quảng cáo cho sản phẩm của mình.

Do đó, nếu không xây dựng ra một bộ quy chuẩn thì sản phẩm của doanh nghiệp làm ra dù tốt đến đâu vẫn bị o ép, ngay cả sản phẩm sữa học đường cũng vậy. “Chúng tôi là doanh nhân rất muốn được cống hiến, chia sẻ nhưng phải bằng cơ chế chính sách gì, vấn đề này đều liên quan đến cơ chế, thể chế chính sách của Nhà nước”- bà Hương nói.

Sau phần chia sẻ của bà Hương, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, đúng là hiện nay chúng ta phải minh bạch hóa sản phẩm thương hiệu, sữa tươi thì phải nói rõ là sữa tươi, sữa hoàn nguyên thì nói là hoàn nguyên. Riêng về chương trình sữa học đường, ông Phát đã “hẹn” 3 Bộ Y tế- Giáo dục- Công Thương ngay trong chiều thứ 3 (23.2) đến làm việc với Bộ NNPTNT và Tập đoàn TH về vấn đề này.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Nafoods thì cho rằng, trong cơ cấu đầu tư vào nông nghiệp hiện nay nên có chiến lược phát triển cây củ quả Việt Nam, chẳng hạn như cây chanh leo. Chanh leo trước đây chưa có trên thị trường thế giới, giờ đã được xuất khẩu sang Trung Quốc khá nhiều, sản phẩm chanh leo cô đặc chiếm khoảng 80% sản lượng chanh leo thế giới. Nếu có chiến lược rõ, mỗi năm có thể xuất khẩu được tới 1 tỷ USD”.

Tuy nhiên, ông Hùng đề nghị, Bộ NNPTNT nên quy hoạch cây ngành hàng có lợi thế cạnh tranh để tập trung đầu tư cho một số doanh nghiệp dẫn đầu. “Doanh nghiệp gặp khó ở đâu thì tập trung vào giải quyết dứt điểm ở đó, như chúng tôi hiện đang gặp khó khăn về tiêu chuẩn công nhận của bộ giống mới nhập khẩu về Việt Nam”.

Phần lớn các kiến nghị của doanh nghiệp tại cuộc họp ngày hôm qua cũng chỉ xoay quanh câu chuyện “biết rồi, nói mãi nhưng vẫn phải nói”, điển hình như: Đất đai, vốn, cơ chế chính sách, quy hoạch, chủ trương…  Nói như TS Nguyễn Đình Cung- Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư, thời kỳ hội nhập như hiện nay, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đi trong những cơn “gió mùa đông bắc” và trên “cầu khỉ”. Và những khó khăn của doanh nghiệp dù lớn, vừa hay nhỏ đều do… những vướng mắc về thể chế, chính sách và hoàng loạt những bất cập.

Làm sao “cởi trói” cho doanh nghiệp?

Theo một điều tra của   Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), có đến 40% doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn trả lời là đối với họ việc “loại bỏ hoặc hạn chế thủ tục quan liêu” trong đối xử với doanh nghiệp là quan trọng nhất để giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Viện trưởng Ipsard cho rằng, những rào cản về thủ tục và quy định; khó khăn về đất đai và hạ tầng phục vụ kinh doanh; hệ thống tín dụng chưa phù hợp; bất ổn giá cả đầu vào, đầu ra… đã dẫn đến việc các doanh nghiệp nông nghiệp chưa có những đột phá.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực thẳng thắn nhìn nhận, đến bây giờ, chỉ riêng vấn đề quy hoạch phát triển nông nghiệp chúng ta vẫn loay hoay giải bài toán nuôi con gì, trồng cây gì. “Có đến 66,7% doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chưa hài lòng về cơ chế chính sách. Dù có nhiều thế mạnh nhưng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn yếu về năng suất, chất lượng”- TS Lực nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế TS.Cấn Văn Lực - Ngân hàng BIDV

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu thách thức gấp nhiều lần so với doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực khác. “Rủi ro lớn do biến đổi khí hậu, hàng rào bảo hộ (phi thuế quan) của các nước… đang là những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp nông nghiệp”- bà Lan nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, đã đến lúc ngành nông nghiệp, trong đó đầu tư vào doanh nghiệp nông nghiệp phải có những “cải cách” trong cơ chế thị trường, hội nhập sâu và những biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan. Theo ông Phát, trước hết phải tiếp tục cởi trói về thể chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất. Nhưng muốn vậy rất cần vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp. “Doanh nghiệp có vai trò then chốt trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hỗ trợ những doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cũng chính là hỗ trợ nông dân”- ông Phát nhấn mạnh.

Trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới  dựa trên điều tra 40 nước trên thế giới cho thấy, môi trường kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam ở dưới mức trung bình chung của các nước. Trong khu vực Đông Nam Á, xếp hạng của Việt Nam chỉ trên Lào, Campuchia và Myanmar. Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có cuộc “cách mạng” và đổi mới thực sự về  cơ chế, thể chế chính sách cho các doanh nghiệp nông nghiệp thì tất yếu dẫn đến việc doanh nghiệp quay lưng với nông nghiệp. 

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp nông nghiệp: Đã yếu còn bị làm khó

22-2-2016

Theo điều tra hàng năm của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2014, trong ngành nông nghiệp có 3.844 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trực tiếp trong lĩnh vực nông lâm thủy sản (DN NLTS), chiếm dưới 1% tổng số 420.251 DN được điều tra. Cơ cấu của các DN NLTS chủ yếu là DN vừa và nhỏ (DNVVN), chiếm 96,53% tổng số DN nông nghiệp. Không chỉ nhỏ bé, DN NLTS còn đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Doanh nghiệp ít đầu từ vào nông nghiệp vì “kẹt” ở chính sách

2-3-2016

Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chưa mặn mà trong đầu tư vào nông nghiệp là vướng mắc về cơ chế chính sách trong nông nghiệp, nông thôn.

IPSARD gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Bính Thân 2016

22-1-2016

Giữ vững đạo lý uống nước nhớ nguồn, sáng ngày 22/01/2016, tại Hội trường Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển NNNT đã diễn ra buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Bính Thân.

Diễn đàn đối thoại và triển vọng ngành cà phê Việt nam 2015

22-11-2015

Thời gian: 7:30 Ngày 02/12/2015, Venue: Tầng 1 K.sạn Novotel, 167 Hai Bà Trưng, TP HCM

5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho ngành nông nghiệp

5-1-2016

Sáng nay (5/01), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự Hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2020 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp

11-1-2016

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2020 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Gấp rút tái cơ cấu ngành lúa gạo

1-12-2015

Ngành lúa gạo nước ta đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho 9,3 triệu hộ gia đình ở khu vực nông thôn, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội.

Đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam: “Hiện tượng” Nhật Bản!

21-11-2015

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đến và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Lý do nào khiến Nhật Bản đầu tư mạnh vào lĩnh vực này? NTNN đã trao đổi với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPASRD) để làm rõ.

Sản xuất nông nghiệp: Hiểu thị trường, biết công nghệ, sẽ thành công

17-12-2015

Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để cạnh tranh được trong sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, cần tạo ra lợi thế cạnh tranh, tìm ra những phân khúc thị trường tốt, phù hợp thì mới thành công được.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Năm khó khăn của toàn ngành nông nghiệp”

26-12-2015

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Cao Đức Phát nhận định, năm 2015 là một năm khó khăn của toàn ngành nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là biến đổi khí hậu gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mùa đông ấm ở miền Bắc, mưa lũ gây lụt nặng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng gần khắp cả nước.

Nông nghiệp Việt Nam góp phần giảm phát thải khí nhà kính

3-12-2015

Ngày 2-12, phát biểu tại Hội nghị “Liên minh toàn cầu nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu,” Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Việt Nam đã áp dụng thành công nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp để giảm đáng kể phát thải khí nhà kính.

NHÌN LẠI NĂM 2015: Nông nghiệp Việt Nam - từ BTA đến TPP

23-12-2015

Năm 2015, vừa tròn 15 năm kể từ khi nền kinh tế Việt Nam tham gia vào sân chơi của các khối mậu dịch tự do quốc tế với sự kiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) được ký kết vào tháng 7-2000, tiếp đến là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới -WTO (tháng 11-2006) và một loạt các hiệp định thương mại khác với các khối mậu dịch khu vực và thế giới như TPP, EVFTA,… đã mở ra con đường hội nhập sâu rộng cho cả nền kinh tế, trong đó lĩnh vực trụ cột là nông nghiệp đã ghi nhận những đổi thay ngoạn mục.