TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp ít đầu từ vào nông nghiệp vì “kẹt” ở chính sách

Ngày đăng: 02 | 03 | 2016

Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chưa mặn mà trong đầu tư vào nông nghiệp là vướng mắc về cơ chế chính sách trong nông nghiệp, nông thôn.

“Tháo gỡ vướng mắc về đất đai, tín dụng bảo hiểm trong nông nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi liên kết…” là những nội dung được đề cập trong hội nghị của nhóm công tác thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 19/2 tại Hà Nội.

Mặc dù nông nghiệp là ngành có lợi thế trong hội nhập, với nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch xuất khẩu cao như: gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, gỗ và các sản phẩm lâm sản… thế nhưng số doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn rất hạn chế, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp ước tính hiện chỉ chiếm khoảng 6% trên tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là trách nhiệm của Bộ và các cơ quan trực thuộc.

Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chưa mặn mà trong đầu tư là vướng mắc về cơ chế chính sách trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó, vướng mắc lớn nhất là vấn đề đất đai, tín dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này. 
Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đã đến lúc cần phải thay đổi cách nhìn về vai trò của doanh nghiệp trong nông nghiệp. Doanh nghiệp phải là yếu tố then chốt, là người dẫn dắt nông nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các cơ chế chính sách trong nông nghiệp phải thông thoáng và tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp khi tham gia đầu tư. Muốn phát triển kinh tế trên cơ sở nông nghiệp thì phải đầu tư cho nông nghiệp, thương mại hóa và hiện đại hóa nông nghiệp. Ở đây là xuất phát từ thương mại, từ thị trường để hoạch định sản phẩm. Có những mặt hàng chúng ta phải giảm đi, làm ít hơn, nhưng quy mô đất đai bớt đi số hộ để tích tụ đất đai phục vụ sản xuất quy mô lớn. Đồng thời, giảm sự tham gia của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp từ đó phát huy tính chủ động của doanh nghiệp và nông dân khi đầu tư nông nghiệp, nông thôn.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã trực tiếp giải đáp những khó khăn mà các doanh nghiệp và chuyên gia đưa ra. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ tiếp thu các ý kiến, khẩn trương rà soát, báo cáo những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải để kịp thời tháo gỡ.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ: trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nông nghiệp phải tái cơ cấu, thay đổi cách thức và đổi mới, hướng đến nền nông nghiệp cạnh tranh quốc tế. Nông nghiệp vừa phải đảm bảo an ninh lương thực, vừa là ngành hàng để nâng cao thu nhập của đa số người dân Việt Nam là nông dân. Để làm được điều này không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển chính là hỗ trợ cho nông dân.

Bộ trưởng khẳng định, “phát triển doanh nghiệp là then chốt, là nòng cốt trong thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp. Phải tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải, những gì thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp sẽ chỉ đạo xử lý ngay, những gì vướng mắc của các Bộ, ngành khác chúng tôi sẽ có ý kiến và liên hệ phối hợp để giải quyết. Trong quá trình giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, quan điểm của Bộ coi đây là trách nhiệm và bổn phận mà Bộ, và các đơn vị trực thuộc Bộ phải thực hiện”./.

Sau cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã làm việc với một số doanh nghiệp. Các thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng xin xem file đính kèm.

1. Thông báo số 1315/TB-BNN-VP ngày 24 tháng 02 năm 2016 kết luận cuộc họp Nhóm công tác thu hút đầu tư NNNT ngày 19 tháng 02 năm 2016

2. Thông báo Ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại buổi làm việc với Lãnh đạo công ty CP Nafoods Group ngày 25 tháng 02 năm 2016

3. Thông báo Ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại buổi làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn TH True Milk ngày 25 tháng 02 năm 2016

4. Thông báo Ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị Phát triển cây dược liệu ở Việt Nam ngày 29 tháng 02 năm 2016.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

IPSARD gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Bính Thân 2016

22-1-2016

Giữ vững đạo lý uống nước nhớ nguồn, sáng ngày 22/01/2016, tại Hội trường Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển NNNT đã diễn ra buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Bính Thân.

Diễn đàn đối thoại và triển vọng ngành cà phê Việt nam 2015

22-11-2015

Thời gian: 7:30 Ngày 02/12/2015, Venue: Tầng 1 K.sạn Novotel, 167 Hai Bà Trưng, TP HCM

5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho ngành nông nghiệp

5-1-2016

Sáng nay (5/01), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự Hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2020 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp

11-1-2016

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2020 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Gấp rút tái cơ cấu ngành lúa gạo

1-12-2015

Ngành lúa gạo nước ta đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho 9,3 triệu hộ gia đình ở khu vực nông thôn, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội.

Đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam: “Hiện tượng” Nhật Bản!

21-11-2015

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đến và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Lý do nào khiến Nhật Bản đầu tư mạnh vào lĩnh vực này? NTNN đã trao đổi với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPASRD) để làm rõ.

Sản xuất nông nghiệp: Hiểu thị trường, biết công nghệ, sẽ thành công

17-12-2015

Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để cạnh tranh được trong sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, cần tạo ra lợi thế cạnh tranh, tìm ra những phân khúc thị trường tốt, phù hợp thì mới thành công được.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Năm khó khăn của toàn ngành nông nghiệp”

26-12-2015

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Cao Đức Phát nhận định, năm 2015 là một năm khó khăn của toàn ngành nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là biến đổi khí hậu gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mùa đông ấm ở miền Bắc, mưa lũ gây lụt nặng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng gần khắp cả nước.

Nông nghiệp Việt Nam góp phần giảm phát thải khí nhà kính

3-12-2015

Ngày 2-12, phát biểu tại Hội nghị “Liên minh toàn cầu nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu,” Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Việt Nam đã áp dụng thành công nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp để giảm đáng kể phát thải khí nhà kính.

NHÌN LẠI NĂM 2015: Nông nghiệp Việt Nam - từ BTA đến TPP

23-12-2015

Năm 2015, vừa tròn 15 năm kể từ khi nền kinh tế Việt Nam tham gia vào sân chơi của các khối mậu dịch tự do quốc tế với sự kiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) được ký kết vào tháng 7-2000, tiếp đến là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới -WTO (tháng 11-2006) và một loạt các hiệp định thương mại khác với các khối mậu dịch khu vực và thế giới như TPP, EVFTA,… đã mở ra con đường hội nhập sâu rộng cho cả nền kinh tế, trong đó lĩnh vực trụ cột là nông nghiệp đã ghi nhận những đổi thay ngoạn mục.

Nông nghiệp gặp nhiều thách thức lớn với TPP

21-12-2015

Các chuyên gia tiếp tục lên tiếng cảnh báo rằng ngành nông nghiệp Việt Nam nếu không nhanh chóng thay đổi sẽ bỏ lỡ những lợi thế và cơ hội mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.

Nâng cao hiệu quả hợp tác nông nghiệp trong hội nhập quốc tế

17-12-2015

Ngày 17-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hợp tác nông nghiệp trong giai đoạn mới của hội nhập quốc tế”.