TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thách thức lớn nhất trong 5 năm tới là tái cơ cấu nông nghiệp

Ngày đăng: 24 | 03 | 2016

Sáng 24/3, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Nhiều đại biểu đánh giá, cái được lớn nhất của 5 năm qua là ứng phó với những bất ổn, nhưng thách thức lớn nhất trong 5 năm tới là tái cơ cấu nông nghiệp.

Theo báo cáo của Chính phủ, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới, Chính phủ phấn đấu trong nhiệm kỳ tới: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP.  Năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%. Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38-40%.

Về xã hộiChính phủ xác định, đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Có 9-10 bác sỹ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0-1,5%/năm.

Đại biểu Trần Du Lịch (TP. HCM) và nhiều đại biểu đánh giá, cái được lớn nhất của 5 năm qua là ứng phó với những bất ổn. Ngay sau khi Đại hội Đảng XI  đã ban hành Nghị quyết về siết chặt chi tiêu, ổn định vĩ mô, đó là quyết định đúng đắn. Việc thực hiện 3 đột phá chiến lược có nhiều kết quả, nhất là đầu tư về hạ tầng, tăng được sức cạnh tranh. Tuy nhiên, tình hình  thực tế hiện nay vẫn còn quá nhiều yếu kém, đòi hỏi trong 5 năm tới phải có những giải pháp đột phá

Theo ông Lịch, thử thách lớn nhất trong 5 năm tới là phải tái cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp một cách căn bản để thay đổi tình hình. Bởi nông nghiệp hiện nay đang có nhiều rủi ro với biến đổi khí hậu bên cạnh rủi ro về thị trường, đó là thách thức kép, liệu chúng ta có vượt qua được không (?).

Tái cơ cấu nông nghiệp thì phải tính thực hiện thực tế. Chẳng hạn, đầu tư cho ngư nghiệp nhưng đến nay chưa xây dựng được các trung tâm nghề cá, các đội tàu hậu cần hiện đại. Biến đổi khí hậu gay gắt khiến phải đặt ra việc tái cơ cấu nông nghiệp, thay đổi cây trồng. Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề khởi nghiệp phải được làm mạnh, thể hiện dưới những đạo luật của Quốc hội. Hội nhập quốc tế phải tính để tránh bẫy tự do thương mại, không tận dụng được cơ hội lại bị xâm nhập thị trường, chúng ta phải tính từng đối tượng doanh nghiệp cụ thể, Nhà nước phải là bà đỡ thực sự, không thể khoán trắng cho doanh nghiệp được. Muốn doanh nghiệp cạnh tranh thành công thì đầu tiên phải cạnh tranh quốc gia và đó là vấn đề của Nhà nước. Cùng với đó, giải bài toán cải cách các ngân hàng hiệu quả nếu không chúng ta sẽ tiếp tục tích tụ khó khăn.

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM) cho rằng, nếu không có tầm nhìn dài hạn với vựa lúa ĐBSCL thì nguy cơ mất là điều hoàn toàn có thể bởi khu vực này đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra xâm nhập mặn, hạn hán; các nước xây đập ở đầu nguồn gây cạn kiệt nguồn nước... Phải tính toán các giải pháp đối với khu vực này một cách dài hạn, không thể chỉ là tình thế như hiện nay. Rất nhiều đất đai quá lãng phí, rất nhiều dự án để hoang hóa, lãng phí kéo dài, cần kiên quyết thu hồi những dự án theo kiểu lấy đất rồi để đó”.

“Báo cáo của Chính phủ cần đề cập lại quan điểm xuyên suốt của Đảng đó là mục tiêu giảm nghèo, nhưng phải song song với đảm bảo chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, thành phần trong xã hội. Điều này cần tiếp tục được đặt ra và có chỉ tiêu phấn đấu để trong 5 năm tới, khoảng cách này như thế nào thể hiện được chính sách giảm nghèo của Việt Nam, đảm bảo sự công bằng. Ngoài ra, cần lưu ý phát triển kinh tế biển, vấn đề này sẽ như thế nào? Bên cạnh hạn hán, biến đổi khí hậu, chúng ta cần nhìn nhận nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền để ứng xử trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để đảm bảo yếu tố bền vững hơn”, đại biểu Võ Thị Dung (TP. HCM) nói.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Năm 2020, tăng diện tích đất nông nghiệp trên 27.000ha

21-3-2016

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, đến năm 2020, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.038,09 nghìn hecta, tăng 306,33 nghìn hecta so với Nghị quyết của Quốc hội.

FAO hỗ trợ canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

28-3-2016

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) vừa phối hợp với Bộ NNPTNT khai trương một sáng kiến chung nhằm giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên ngành nông nghiệp.

Tích tụ rồi vẫn run

12-3-2016

Trong khi nông dân nhiều nơi trả ruộng, bỏ ruộng hoang hóa, thì những người “yêu ruộng”, doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để tích tụ ruộng đất đai, đầu tư sản xuất. Các chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế để thị trường đất nông nghiệp thông thoáng hơn, để thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Mong được vay tín chấp qua hợp tác xã, hội nông dân

14-3-2016

Trước thực tế tín dụng cho tái canh cà phê vẫn đang gặp nhiều khó khăn, PV Dân Việt đã ghi nhận các ý kiến chuyên gia nhằm tìm giải pháp, hướng tháo gỡ để chủ trương tái canh cà phê đem lại hiệu quả thiết thực.

Mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp 2,5-3%/năm: Không quá tham vọng

24-3-2016

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa XIII) ngày 21.3, Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020 đã đề ra mục tiêu sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 2,5-3%/năm. Mục tiêu này có dễ đạt được và chúng ta sẽ thực hiện thế nào?

An ninh lương thực vẫn đảm bảo

24-3-2016

Khô hạn, xâm nhập mặn xảy ra trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ khiến diện tích lúa đông xuân giảm mạnh, nhiều vùng không gieo cấy được. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) và các chuyên gia nông nghiệp, tình trạng này chưa ảnh hưởng tới an ninh lương thực nhưng cần đề phòng để chuẩn bị cho các mùa vụ tiếp theo.

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG Vị trí: Chuyên gia thiết kế tài liệu poster

30-10-2015

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG Vị trí: Chuyên gia thiết kế tài liệu poster

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

30-10-2015

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

Về Báo cáo Việt Nam 2035

29-2-2016

Đến năm 2035 Việt Nam khát vọng trở thành một nền kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa, xã hội hóa toàn diện và bền vững với môi trường, được xây dựng trên nền tảng vững chắc của quản trị hiệu quả và có sự tham gia.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG

30-10-2015

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Chỉ làm vì tiền sẽ thất bại!

22-2-2016

“Doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp nếu tính đến lợi nhuận luôn sẽ thất bại ngay lập tức, mà phải tính đến dài hạn, phải có đủ tâm, trí, lực mới có thể làm được nông nghiệp”- đó là lời giãi bày của bà Thái Hương- Chủ tịch Tập đoàn TH (thương hiệu TH true MILK) tại cuộc họp Nhóm thu hút đầu tư vào nông nghiệp do Bộ NNPTNT tổ chức hôm qua (19.2).

Doanh nghiệp nông nghiệp: Đã yếu còn bị làm khó

22-2-2016

Theo điều tra hàng năm của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2014, trong ngành nông nghiệp có 3.844 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trực tiếp trong lĩnh vực nông lâm thủy sản (DN NLTS), chiếm dưới 1% tổng số 420.251 DN được điều tra. Cơ cấu của các DN NLTS chủ yếu là DN vừa và nhỏ (DNVVN), chiếm 96,53% tổng số DN nông nghiệp. Không chỉ nhỏ bé, DN NLTS còn đối mặt với muôn vàn khó khăn.