TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tích tụ rồi vẫn run

Ngày đăng: 12 | 03 | 2016

Trong khi nông dân nhiều nơi trả ruộng, bỏ ruộng hoang hóa, thì những người “yêu ruộng”, doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để tích tụ ruộng đất đai, đầu tư sản xuất. Các chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế để thị trường đất nông nghiệp thông thoáng hơn, để thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Bỏ ruộng vì không đủ ăn

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện tượng nông dân bỏ ruộng, không gieo cấy có nhiều địa phương, với mức độ khác nhau. Thực tế, vấn đề trên đã xảy ra từ nhiều năm nay, tuy nhiên mức độ bỏ hoang hóa cả năm, bỏ dài ít; còn bỏ một vụ trong năm, bỏ rồi gieo cấy lại khá phổ biến ở các địa phương.

Theo ông Định, cách đây vài năm, Cục đã kiểm tra, đánh giá tình hình bỏ ruộng của các địa phương “điểm” như: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình. Lúc đó, diện tích nông dân bỏ ruộng của ba tỉnh hơn 2.000 ha, trong đó, trên 1.730 ha đất bỏ ruộng và hơn 280 ha đất trả ruộng. Thực tế diện tích bỏ ruộng, trả ruộng có thể còn ở mức cao hơn.

Ông Định cho biết, giá vật tư đầu vào, chi phí sản xuất cao, năng suất cây trồng thấp, sản xuất không hiệu quả, có khi còn thấp hơn giá trị bỏ ra hoặc bị mất trắng do thiên tai. “Có nơi chỉ đạt 400-500 nghìn đồng/sào/vụ, trong thời gian 120 ngày, tương đương với ba ngày công lao động ngoài nông nghiệp”- ông Định nói.

Tích tụ ruộng đất bằng mô hình Cánh đồng lớn hiện khá thành công nhưng không dễ triển khai.

Trong khi đó, theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn - IPSARD (Bộ NN&PTNT), quy mô diện tích đất nông nghiệp ở nước ta hiện manh mún, bình quân chỉ khoảng 0,5-0,7 ha/hộ. Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long, bình quân mỗi hộ thuần trồng lúa phải có ít nhất 2 ha trở lên mới có thu nhập vượt qua ngưỡng đói nghèo.

Do thu nhập thấp, nhiều hộ nông dân phải kiếm thêm thu nhập từ lĩnh vực khác, như lên phố làm giúp việc, xe ôm, cửu vạn… Vì công việc bấp bênh, không có hợp đồng, bảo hiểm, nên họ vẫn giữ ruộng ở quê để “phòng thân”. Như vậy, đất đai từ “tư liệu sản xuất” đã chuyển sang thành “vật bảo hiểm rủi ro”. Tình trạng này dẫn đến việc ruộng bỏ hoang nhiều nơi, người cần có ruộng, yêu ruộng thực sự, hoặc các DN đầu tư vào nông nghiệp không có đủ thửa lớn, diện tích lớn để sản xuất.

70% DN nông nghiệp kêu khó về đất đai

Một khảo sát của IPSARD năm 2014 cho thấy, DN nông nghiệp đang rất bí về đất đai làm vùng nguyên liệu, xây dựng trụ sở, khu chế biến. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng IPSARD cho biết, hiện các chính sách hỗ trợ DN về đất đai chưa hợp lý và khó tiếp cận. Gần 70% DN nông nghiệp đánh giá chính sách đất đai không thuận lợi, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Chỉ có 17% số DN khảo sát được hưởng chính sách miễn giảm tiền thuê đất.

“Doanh nghiệp, người dân đầu tư tài sản lớn trên đất, không được bảo đảm một cách chắc chắn và có nguy cơ thiệt hại lớn khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất”

Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện IPSARD

Theo ông Tuấn, DN muốn thuê đất sản xuất phải chịu chi phí trung gian và chi phí quản lý lớn, do ký hợp đồng với nhiều hộ nhỏ lẻ. DN phải trả tiền mua hoặc thuê của dân, sau đó nộp lại cho cơ quan địa phương để làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng, từ đó địa phương sẽ cấp giấy xác nhận cho DN thuê lại. Như vậy là DN trả tiền thuê đất hai lần cho cùng một diện tích…

Hiện có một số mô hình tích tụ ruộng đất khá hiệu quả ở một số địa phương. Chẳng hạn, nông dân thuê lại đất của nông dân; tập trung đất đai thông qua hợp tác xã; nông dân góp vốn bằng đất và trở thành cổ đông của công ty, doanh nghiệp đi thuê đất của dân, mô hình cánh đồng mẫu lớn... Tuy nhiên, thực tế, thấy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất còn chậm.

Viện trưởng IPSARD cho rằng, các thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp rất phức tạp. Các hoạt động chuyển nhượng đất nông nghiệp dù có diễn ra, nhưng chủ yếu ở dạng ngầm. Trong khi đó, các quy định và hướng dẫn về góp vốn bằng quyền sử dụng đất chưa rõ ràng để người dân an tâm góp vốn với DN. “DN, người dân đầu tư tài sản lớn trên đất, không được bảo đảm một cách chắc chắn và có nguy cơ thiệt hại lớn khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất”- ông Tuấn nói.

Ngoài ra, chính sách khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất nông nghiệp dưới hình thức trang trại, cánh đồng lớn dù đã có, nhưng chỉ ở dạng mô hình điểm, chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho DN, người dân thực hiện.

Điều chỉnh bằng thuế đất?

Lãnh đạo Cục Trồng trọt cho rằng, cần phải có chính sách phù hợp, để người dân không còn nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp được tự nguyện trả ruộng; đồng thời khuyến khích hộ nông dân “yêu ruộng” tích tụ để phát triển sản xuất lớn, hình thành các nông, trang trại lớn để trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. “Trường hợp cố tình bỏ ruộng không chịu giao trả, cần phải đưa ra được chế tài thích hợp để thu hồi, hoặc chuyển quyền sử dụng cho đối tượng khác sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp”- ông Định nói.

Còn theo TS Tuấn, cần biến quyền sử dụng đất thành một loại hàng hóa, thành nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh. Và để thực hiện được điều đó, cần phải tiếp tục sửa Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự cùng nhiều bộ luật liên quan. Thực hiện thông thoáng thủ tục thị trường chuyển nhượng và thuê đất nông nghiệp. Cùng đó, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho thuê đất, mua đất nông nghiệp để khuyến khích nông dân sản xuất giỏi tích tụ ruộng đất.

Theo Viện trưởng IPSARD, khi nông dân góp vốn vào DN bằng quyền sử dụng đất, cần hỗ trợ người dân thuê tổ chức thẩm định giá độc lập để xác định giá đất khi góp vốn. Có cơ chế giám sát việc đào tạo lao động và chia lợi tức của DN với hộ nông dân góp vốn.

Còn theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nếu không giải quyết được việc đầu tiên là đất đai, thì DN không “vào” được nông nghiệp. “Đất đai có vô số chuyện, cả một rừng luật. Gỡ từng luật một trong lĩnh vực đất đai là gần như không làm được”- ông Thiên nói. TS Thiên cho rằng: “Cách tiếp cận cơ bản nhất để xử lý vấn đề trên cho cả DN và nông dân là thuế thuê đất đai phải rõ ràng. Lúc đó, nông dân có ôm đất cũng không được, ông phải có tư duy hợp tác để sử dụng đất”.

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, tạo điều kiện cho DN là khâu then chốt để thực hiện đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp. Theo ông, Bộ đang tập hợp đề xuất Chính phủ thay đổi mạnh mẽ cơ chế chính sách đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có vấn đề đất đai, vốn, công nghệ, quản lý vật tư đầu vào, thương mại nông sản.

Gần 70% DN nông nghiệp đánh giá chính sách đất đai không thuận lợi, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Chỉ có 17% số DN khảo sát được hưởng chính sách miễn giảm tiền thuê đất.

Theo Tiền Phong

NỘI DUNG KHÁC

Mong được vay tín chấp qua hợp tác xã, hội nông dân

14-3-2016

Trước thực tế tín dụng cho tái canh cà phê vẫn đang gặp nhiều khó khăn, PV Dân Việt đã ghi nhận các ý kiến chuyên gia nhằm tìm giải pháp, hướng tháo gỡ để chủ trương tái canh cà phê đem lại hiệu quả thiết thực.

Mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp 2,5-3%/năm: Không quá tham vọng

24-3-2016

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa XIII) ngày 21.3, Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020 đã đề ra mục tiêu sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 2,5-3%/năm. Mục tiêu này có dễ đạt được và chúng ta sẽ thực hiện thế nào?

An ninh lương thực vẫn đảm bảo

24-3-2016

Khô hạn, xâm nhập mặn xảy ra trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ khiến diện tích lúa đông xuân giảm mạnh, nhiều vùng không gieo cấy được. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) và các chuyên gia nông nghiệp, tình trạng này chưa ảnh hưởng tới an ninh lương thực nhưng cần đề phòng để chuẩn bị cho các mùa vụ tiếp theo.

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG Vị trí: Chuyên gia thiết kế tài liệu poster

30-10-2015

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG Vị trí: Chuyên gia thiết kế tài liệu poster

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

30-10-2015

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

Về Báo cáo Việt Nam 2035

29-2-2016

Đến năm 2035 Việt Nam khát vọng trở thành một nền kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa, xã hội hóa toàn diện và bền vững với môi trường, được xây dựng trên nền tảng vững chắc của quản trị hiệu quả và có sự tham gia.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG

30-10-2015

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Chỉ làm vì tiền sẽ thất bại!

22-2-2016

“Doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp nếu tính đến lợi nhuận luôn sẽ thất bại ngay lập tức, mà phải tính đến dài hạn, phải có đủ tâm, trí, lực mới có thể làm được nông nghiệp”- đó là lời giãi bày của bà Thái Hương- Chủ tịch Tập đoàn TH (thương hiệu TH true MILK) tại cuộc họp Nhóm thu hút đầu tư vào nông nghiệp do Bộ NNPTNT tổ chức hôm qua (19.2).

Doanh nghiệp nông nghiệp: Đã yếu còn bị làm khó

22-2-2016

Theo điều tra hàng năm của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2014, trong ngành nông nghiệp có 3.844 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trực tiếp trong lĩnh vực nông lâm thủy sản (DN NLTS), chiếm dưới 1% tổng số 420.251 DN được điều tra. Cơ cấu của các DN NLTS chủ yếu là DN vừa và nhỏ (DNVVN), chiếm 96,53% tổng số DN nông nghiệp. Không chỉ nhỏ bé, DN NLTS còn đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Doanh nghiệp ít đầu từ vào nông nghiệp vì “kẹt” ở chính sách

2-3-2016

Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chưa mặn mà trong đầu tư vào nông nghiệp là vướng mắc về cơ chế chính sách trong nông nghiệp, nông thôn.

IPSARD gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Bính Thân 2016

22-1-2016

Giữ vững đạo lý uống nước nhớ nguồn, sáng ngày 22/01/2016, tại Hội trường Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển NNNT đã diễn ra buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Bính Thân.

Diễn đàn đối thoại và triển vọng ngành cà phê Việt nam 2015

22-11-2015

Thời gian: 7:30 Ngày 02/12/2015, Venue: Tầng 1 K.sạn Novotel, 167 Hai Bà Trưng, TP HCM