THỊ TRƯỜNG

Nông sản Việt xuất khẩu: Cần nâng tầm thương hiệu

Ngày đăng: 28 | 03 | 2016

Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức khi tham gia sân chơi hội nhập, phát triển chất lượng sản phẩm và nâng tầm thương hiệu được coi là vấn đề tiên quyết.

Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, điển hình như nông sản sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường lớn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa lợi thế thương mại này, trước hết nông sản Việt Nam phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng.

Công ty Cổ phần Chè Việt Nam (Vinatea) thuộc sở hữu 95% của Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất Thống Nhất có thị phần chè nội địa cao nhất tại Việt Nam, lên tới 28%. Sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, Vinatea có các vườn chè năng suất cao, chất lượng tốt, các nhà máy chế biến hiện đại, mô hình sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh.

Quan hệ thương mại với trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, chè của Vinatea trở thành mặt hàng đầy tiềm năng khi Việt Nam tham gia vào sân chơi hội nhập.

“Với chúng tôi, chè mang lại cơ hội rất lớn. Nếu chúng tôi đẩy mạnh chất lượng chè, chúng tôi có thể cạnh tranh với những thương hiệu chè khác nổi tiếng hơn trên thế giới. Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về mặt hàng chè, đó là một trong bốn nước xuất khẩu chè cao nhất trên thế giới”. Ông Michael Rosen - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Đầu tư và sản xuất Thống Nhất cho biết.

Có thể thấy, các hiệp định thương mại tự do là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với trọng tâm là đưa công nghệ mới, mô hình quản lý mới vào phát triển nông nghiệp.

“Theo điều tra của chúng tôi, người tiêu dùng biết được sản phẩm đó đúng là sạch, có nguồn gốc, họ sẵn sàng trả giá cao hơn 30% so với sản phẩm thông thường. Câu chuyện chính bây giờ làm sao để người tiêu dùng biết được đó là sản phẩm tốt. Tôi nghĩ phải có sự chứng nhận nhãn hiệu, rồi làm truyền thông thật mạnh”. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển nông nghiệp nói.

Một số hiệp định như TPP được ký kết cũng đồng nghĩa với việc các nước tham gia sẽ nâng cao hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt hơn. Mặt hàng nào đạt chất lượng cao, an toàn, giá thấp sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Theo VTV4

NỘI DUNG KHÁC

Cà phê sắp có mặt bằng giá mới

28-3-2016

Trong những ngày qua, giá cà phê trên thị trường nội địa luôn có xu hướng tăng. Nhiều dự báo cho thấy giá cà phê có thể sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Xây dựng thương hiệu gạo theo chuỗi khép kín

28-3-2016

Chuỗi SX khép kín từ cánh đồng đến bàn ăn đang được nhiều DN áp dụng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về nông sản sạch, chất lượng và giá thành hạ.

“Cởi trói” cho hạt gạo

25-12-2015

Hạt gạo Việt đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức to lớn, trong đó dễ nhận ra nhất là hiệu quả, khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt còn thấp; trong khi thu nhập của nông dân trồng lúa không tương xứng so với các tác nhân khác tham gia kinh doanh lúa gạo (thương lái, hàng xáo, DN).

Tôm, cá, gỗ là... “hùng binh” khi gia nhập TPP

24-12-2015

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi tham gia TPP.

Mở rộng diện tích hồ tiêu: Cần thận trọng

11-12-2015

Chúng ta có nhiều bài học về sự phát triển “nóng”, tự phát và theo phong trào. Nhưng dường như vẫn chưa dừng lại. Ví dụ như đối với cây hồ tiêu.

Cà phê Việt Nam mất thị phần do không kiểm soát được giá

2-12-2015

Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu càphê thứ hai thế giới, tuy nhiên thị phần xuất khẩu trong năm 2015 đã giảm xuống, chỉ còn 18% so với 22% trong năm 2014.

Chăn nuôi lớn để đối phó với thịt ngoại

22-11-2015

Trong khi các ngành rau quả, thủy sản, gạo, cây công nghiệp và đồ gỗ hưởng lợi từ TPP, chăn nuôi lại bị tác động tiêu cực nhất.

Rau quả, thủy sản sẽ hưởng lợi cao nhất từ TPP

6-11-2015

Với Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao nhờ TPP sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản.

Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt

23-9-2015

Đối với thị trường lúa gạo thế giới, sự cạnh tranh không dừng lại ở khía cạnh chất lượng, giá sản phẩm mà bao hàm cả vấn đề sở hữu trí tuệ. Rất tiếc, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia gạo Việt.

Xuất khẩu gỗ: Có cần thiết phải thoát Trung?

18-9-2015

Thoát Trung Quốc không phải là con đường duy nhất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, bởi xét một cách công bằng, đây vẫn là thị trường lớn, nhiều tiềm năng. Làm thế nào để không bị “bắt nạt” ở thị trường này, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng, phát triển một cách bền vững phụ thuộc vào chính chúng ta.

Xuất khẩu trái cây: Cơ hội và thực tế

21-9-2015

Chúng ta cần tận dụng tốt cơ hội và những lợi thế để nâng cao giá trị gia tăng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành hàng trái cây, rau củ nói riêng.

Xuất khẩu tôm - không nhiều kỳ vọng

23-9-2015

Luôn gặp khó khăn về dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là sự thất thường của các đợt xem xét mỗi năm về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh - mặt hàng chủ lực của thủy sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Tuy nhiên năm nay, việc xuất khẩu tôm thật sự khó khăn, nếu không có sự đột biến thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lần đầu tiên sẽ giảm trong nhiều năm gần đây.