THỊ TRƯỜNG

Chăn nuôi lớn để đối phó với thịt ngoại

Ngày đăng: 22 | 11 | 2015

Trong khi các ngành rau quả, thủy sản, gạo, cây công nghiệp và đồ gỗ hưởng lợi từ TPP, chăn nuôi lại bị tác động tiêu cực nhất.

Đặc biệt, thịt ngoại sẽ dễ dàng tràn vào VN khi thuế giảm nhưng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của VN lại gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), khẳng định như vậy tại diễn đàn kinh doanh “Đầu tư nông nghiệp thời TPP” do Tổng hội Nông nghiệp VN và Cafef tổ chức tại TP.HCM 
ngày 21-11.

Theo ông Tuấn, trước khi tham gia TPP, VN đã nhập khẩu từ các quốc gia TPP như Mỹ, Úc và New Zealand - những thành viên trong TPP - từ 30-60% tổng lượng nhập khẩu các mặt hàng thịt bò, gà và thức ăn chăn nuôi.

Do đó, khi thuế nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi giảm xuống theo quy định của TPP, sản phẩm thịt từ các quốc gia TPP như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand... chắc chắn sẽ tràn vào VN, gây khó khăn cho ngành chăn nuôi trong nước.

Ở chiều ngược lại, ngành chăn nuôi và chế biến thịt của VN không dễ thâm nhập các thị trường cao cấp này do vướng phải các hàng rào kỹ thuật rất cao. Cụ thể, các quốc gia như Nhật, Mỹ, Canada có từ 200-500 chỉ tiêu về kỹ thuật khác nhau mà hàng VN phải vượt qua nếu muốn xuất khẩu vào nước họ.

Đó là một rào cản không dễ dàng thực hiện trong bối cảnh ngành chăn nuôi VN vẫn còn nhỏ lẻ, lạc hậu. Ngoài ra, trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi có xu hướng ngày càng giảm, các loại nguyên liệu đầu vào tăng lên khiến giá thành cao, VN càng khó khăn hơn trong cạnh tranh với các quốc gia chăn nuôi quy mô lớn trong TPP.

Do đó, theo các chuyên gia nông nghiệp, chỉ còn cách hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để sản xuất trên quy mô lớn, giảm giá thành và tăng chất lượng thì mới tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, các chính sách hỗ trợ đầu tư thật sự dài hơi, khả thi thay vì chính sách trên giấy tờ. Cần có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp trong nước hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bởi theo tính toán, các doanh nghiệp nông nghiệp nội địa đem lại sức lan tỏa đến thu nhập của nông dân và nền kinh tế cao hơn.

Theo Tuổi trẻ

NỘI DUNG KHÁC

Rau quả, thủy sản sẽ hưởng lợi cao nhất từ TPP

6-11-2015

Với Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao nhờ TPP sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản.

Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt

23-9-2015

Đối với thị trường lúa gạo thế giới, sự cạnh tranh không dừng lại ở khía cạnh chất lượng, giá sản phẩm mà bao hàm cả vấn đề sở hữu trí tuệ. Rất tiếc, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia gạo Việt.

Xuất khẩu gỗ: Có cần thiết phải thoát Trung?

18-9-2015

Thoát Trung Quốc không phải là con đường duy nhất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, bởi xét một cách công bằng, đây vẫn là thị trường lớn, nhiều tiềm năng. Làm thế nào để không bị “bắt nạt” ở thị trường này, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng, phát triển một cách bền vững phụ thuộc vào chính chúng ta.

Xuất khẩu trái cây: Cơ hội và thực tế

21-9-2015

Chúng ta cần tận dụng tốt cơ hội và những lợi thế để nâng cao giá trị gia tăng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành hàng trái cây, rau củ nói riêng.

Xuất khẩu tôm - không nhiều kỳ vọng

23-9-2015

Luôn gặp khó khăn về dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là sự thất thường của các đợt xem xét mỗi năm về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh - mặt hàng chủ lực của thủy sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Tuy nhiên năm nay, việc xuất khẩu tôm thật sự khó khăn, nếu không có sự đột biến thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lần đầu tiên sẽ giảm trong nhiều năm gần đây.

Đùi gà Mỹ giá rẻ có bán phá giá tại Việt Nam?

15-9-2015

Một số phần thịt của gà được bán ở Việt Nam với mức giá tương tự hoặc cao hơn ở Mỹ nên theo quy định của WTO là không bị bán phá giá.

Một số mô hình trẻ hóa cà phê ở Việt nam: thực tiễn và khuyến nghị chính sách

15-8-2015

Báo cáo này được tổng hợp từ 3 báo cáo gồm: (i) Tổng quan về các khía cạnh kỹ thuật trẻ hóa cà phê trên thế giới và Việt nam; (ii) Phân tích kỹ thuật các chiến lược trẻ hóa cà phê hiện nay ở Việt Nam; và (iii) Phân tích tài chính và kinh tế các mô hình trẻ hóa cà phê ở Việt Nam.

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi: Không còn thời gian lưỡng lự!

10-7-2015

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát khi nói về sự cấp bách của nhiệm vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sắp được ký kết và chuẩn bị có hiệu lực.

Tái cơ cấu ngành thủy sản: Chất lượng thay số lượng

17-7-2015

Sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, ngành thủy sản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khi nhiều mặt hàng luôn giữ vị trí chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, diễn biến thị trường những tháng đầu năm 2015 cho thấy, cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn nữa về chất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bốn “nút thắt” của ngành chăn nuôi

15-7-2015

“Tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi không phải chỉ điều chỉnh từ việc tập trung cho vật nuôi này sang vật nuôi khác, mà cần phải điều chỉnh những vấn đề có tính cơ cấu để tạo ra khuôn khổ dẫn dắt ngành chăn nuôi phát triển hiệu quả hơn”.

Gậ­p ghềnh nông sản xuyên biên giới

15-6-2015

Tiêu thụ nông sản qua biên giới hiện phụ thuộc nhiều vào thương lái nước ngoài, chủ yếu là hợp đồng miệng nên đầy rủi ro.

Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Không phải mặt hàng nào cũng như dưa hấu, hành tím'

11-6-2015

Nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp phải chịu trách nhiệm ra sao và như thế nào khi tình trạng nông sản không tiêu thụ được kéo dài nhiều năm nay.