THỊ TRƯỜNG

Đùi gà Mỹ giá rẻ có bán phá giá tại Việt Nam?

Ngày đăng: 15 | 09 | 2015

Một số phần thịt của gà được bán ở Việt Nam với mức giá tương tự hoặc cao hơn ở Mỹ nên theo quy định của WTO là không bị bán phá giá.

Trước vấn đề đùi gà Mỹ có giá chỉ 20.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi nghi ngờ về việc Mỹ bán phá, còn người tiêu dùng băn khoăn về chất lượng sản phẩm, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện thịt gà Mỹ bán tại thị trường Mỹ bình quân từ 3-3,5 USD/kg. Việt Nam chủ yếu nhập đùi gà từ nước này.

Thịt gà đùi của Mỹ giá rẻ đang được cho là bán phá giá tại Việt Nam.

Đùi gà không phải là phụ phẩm ở Mỹ

Ông Trọng lý giải, giá đùi gà rẻ một phần do thị hiếu người tiêu dùng ở Mỹ, châu Âu và nhiều nước trên thế giới. Họ thường ưa chuộng ức gà, còn đùi, chân, cánh gà thường được coi là phụ phẩm. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì ngược lại, đùi gà được nhiều người thích ăn hơn nên lượng tiêu thụ khá nhiều.

Tuy nhiên, ông Jim Sumner, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu trứng và thịt gia cầm Mỹ (USPEEC) lại cho rằng, thông tin đùi gà là loại phụ phẩm mà người Mỹ không ăn nên có giá bán rất rẻ, là một quan niệm sai. Ông Sumner cho biết, đúng là người Mỹ thích ăn thịt ức gà hơn, đây cũng là phần thịt gà được tiêu thụ nhiều nhất và có giá cao nhất ở Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu đùi gà tỏi và đùi góc tư đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là do giá thịt bò và thịt gà ở mức cao trong vài năm qua.

Cũng theo ông Jim Sumner, rất khó để so sánh giá bán lẻ thịt gà ở Mỹ và ở Việt Nam, nhưng chắc chắn giá bán đùi gà từ nhà máy chế biến là như nhau. Giá đùi gà góc tư của Mỹ hiện đang xuống mức 20 cent/pound (khoảng 9.000 đồng/kg), do thị trường Nga đã ngưng nhập khẩu từ Mỹ để đáp trả lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Chưa kể Trung Quốc cũng đã ngừng nhập khẩu tất cả các loại thịt gia cầm từ Mỹ.

Ông Jim Sumner cũng khẳng định, tất cả các sản phẩm gia cầm của Mỹ đều được kiểm tra bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ về tính tươi nguyên. Những sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn thực phẩm giống như những sản phẩm được tiêu thụ tại Mỹ. Một số phần thịt của gà Mỹ được bán tại Việt Nam ở mức giá tương tự hoặc cao hơn so với mức giá ở Mỹ, do đó theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các sản phẩm thịt gà này không bị bán phá giá.

Thực phẩm nhập khẩu sẽ có thế mạnh?

Trao đổi thêm về việc có hay không việc đùi gà Mỹ bán phá giá tại thị trường Việt Nam, TS. Tống Xuân Trinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cho rằng, trước khi đề cập tới giá bán, cần phải hiểu rằng kiện bán phá giá trong thương mại là hoàn toàn bình thường.

“Theo nguyên tắc của WTO, bán phá giá được xác định là một sản phẩm bán vào một thị trường, cụ thể ở đây là Việt Nam với mức giá thấp hơn giá bán ở nước xuất khẩu. Như vậy, muốn đánh giá liệu thịt gà Mỹ có bán phá giá ở Việt Nam hay không, cần thu thập đầy đủ thông tin pháp lý cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng về thương mại quốc tế”, TS. Tống Xuân Trinh cho hay.

Trước những băn khoăn về việc thịt ngoại lấn át thịt nội khi Việt Nam hội nhập với thế giới, TS. Đặng Kim Sơn - chuyên gia về chiến lược nông nghiệp - cho rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

“Mức thuế càng xuống thấp, nông sản nước ngoài tràn vào Việt Nam càng nhiều. Nhìn chung, Việt Nam không có thế mạnh trong chăn nuôi nếu so sánh với các quốc gia khác. Các nước bạn có lợi thế về trồng ngô, đậu tương, chính vì vậy giá thức ăn cho chăn nuôi rất thấp. Trong khi đó, đa số thức ăn trong chăn nuôi tại Việt Nam phải cần tới nguyên liệu nhập khẩu để chế biến, điều này dẫn tới việc giá thành tăng cao”, TS. Nguyễn Kim Sơn cho biết.

Cũng theo TS Đặng Kim Sơn, khi mức thuế xuống tới 0%, chắc chắn tỉ trọng thịt ngoại tại thị trường Việt Nam sẽ tăng lên. “Cùng với sự gia tăng của thu nhập, nhu cầu của người Việt Nam đang chuyển dần từ thịt lợn – món ăn cổ truyền của dân tộc sang thịt gia cầm và các loại thịt đỏ - những thế mạnh của nước ngoài”, TS. Đặng Kim Sơn nói./.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Một số mô hình trẻ hóa cà phê ở Việt nam: thực tiễn và khuyến nghị chính sách

15-8-2015

Báo cáo này được tổng hợp từ 3 báo cáo gồm: (i) Tổng quan về các khía cạnh kỹ thuật trẻ hóa cà phê trên thế giới và Việt nam; (ii) Phân tích kỹ thuật các chiến lược trẻ hóa cà phê hiện nay ở Việt Nam; và (iii) Phân tích tài chính và kinh tế các mô hình trẻ hóa cà phê ở Việt Nam.

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi: Không còn thời gian lưỡng lự!

10-7-2015

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát khi nói về sự cấp bách của nhiệm vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sắp được ký kết và chuẩn bị có hiệu lực.

Tái cơ cấu ngành thủy sản: Chất lượng thay số lượng

17-7-2015

Sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, ngành thủy sản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khi nhiều mặt hàng luôn giữ vị trí chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, diễn biến thị trường những tháng đầu năm 2015 cho thấy, cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn nữa về chất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bốn “nút thắt” của ngành chăn nuôi

15-7-2015

“Tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi không phải chỉ điều chỉnh từ việc tập trung cho vật nuôi này sang vật nuôi khác, mà cần phải điều chỉnh những vấn đề có tính cơ cấu để tạo ra khuôn khổ dẫn dắt ngành chăn nuôi phát triển hiệu quả hơn”.

Gậ­p ghềnh nông sản xuyên biên giới

15-6-2015

Tiêu thụ nông sản qua biên giới hiện phụ thuộc nhiều vào thương lái nước ngoài, chủ yếu là hợp đồng miệng nên đầy rủi ro.

Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Không phải mặt hàng nào cũng như dưa hấu, hành tím'

11-6-2015

Nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp phải chịu trách nhiệm ra sao và như thế nào khi tình trạng nông sản không tiêu thụ được kéo dài nhiều năm nay.

Chờ tái canh cà phê: Sự thật đắng lòng ở Kon Tum

21-4-2015

Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý: Nhà nước cần hỗ trợ

21-4-2015

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 1.000 loại nông, đặc sản có thể phát triển thành chỉ dẫn địa lý nhưng cho đến nay mới có khoảng 40 sản phẩm được cấp chứng nhận. Điều này sẽ dễ dẫn đến tranh chấp nếu một đơn vị, cá nhân nào đó đăng ký nhãn hiệu ấy ở nước ngoài, đồng thời khó có thể nâng cao sức cạnh tranh.

Loạn giá hạt mắc-ca

9-4-2015

Số lượng hạt bán ra thị trường chưa nhiều, trong khi thông tin về loại cây mới này đang nóng lên từng ngày khiến giá thu mua mỗi nơi một kiểu.

Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng: Chỉ nên trồng 10.000ha mắc ca

7-4-2015

Hôm qua (6.4), Bộ NNPTNT đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển cây mắc ca. Theo quan điểm của Bộ NNPTNT, từ nay đến năm 2020, chỉ nên phát triển cây mắc ca với diện tích khoảng 10.000ha.

Thị trường cà phê sẽ còn khó khăn?

11-3-2015

Niên vụ cà phê 2014/2015 đã đi được gần một nửa trong bối cảnh giá cà phê không được như kỳ vọng. Nhiều hộ nông dân có điều kiện vẫn đang quyết tâm găm cà phê lại chờ giá lên, nhưng diễn biến thị trường cà phê trong thời gian tới lại không dễ như những tính toán…

Ngành điều "để mắt" tới thị trường nội địa

27-12-2014

Sau bao năm mải mê xuất khẩu, ngành điều đã bắt đầu nhìn về thị trường nội địa và bắt tay xây dựng chiến lược để chinh phục người tiêu dùng Việt Nam.