THỊ TRƯỜNG

Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng: Chỉ nên trồng 10.000ha mắc ca

Ngày đăng: 07 | 04 | 2015

Hôm qua (6.4), Bộ NNPTNT đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển cây mắc ca. Theo quan điểm của Bộ NNPTNT, từ nay đến năm 2020, chỉ nên phát triển cây mắc ca với diện tích khoảng 10.000ha.

Mới công nhận 3 giống quốc gia

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, từ năm 1994 đến nay, Bộ đã giao các đơn vị chức năng tiến hành nhập giống, trồng khảo nghiệm mắc ca ở nhiều địa phương trong cả nước như Ba Vì (Hà Nội), Mai Sơn (Sơn La), Đồng Hới (Quảng Bình), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Krông Năng (Đăk Lăk) Đắk Plao (Đăk Nông)… Tổng cộng, các khảo nghiệm giống mắc ca đã được triển khai tại 16 tỉnh với 20 mô hình trên tổng diện tích 35ha, trong đó có 30ha đã ra hoa, kết quả.

Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho thấy, cây mắc ca có khả năng sinh trưởng và phát triển tại các điểm trồng khảo nghiệm, nhưng tỷ lệ đậu quả, sản lượng quả rất khác nhau. Cụ thể, ở các mô hình khảo nghiệm có quả, sản lượng hạt tươi cao nhất vào năm thứ 10 đạt 17,5-21,5kg/cây, tương đương 3,9-4,7 tấn/ha/năm; và thấp nhất đạt 9,4-12,4kg/cây, tương đương 1,9-2,5 tấn/ha; có một số địa điểm cây không đậu quả.

Cây mắc ca trồng tại Trại Thực nghiệm và nhân giống cây trồng cạn Mường Hồng (Mai Sơn, Sơn La).  

 

Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm, Bộ NNPTNT đã công nhận được 10 giống mắc ca, trong đó có 3 giống quốc gia là các dòng OC, 246, 816 và 7 tiến bộ kỹ thuật là các dòng Daddow, 842, 849, 741, 800, 900, 695.

Cũng theo báo cáo của Bộ NNPTNT, hiện Bộ đang cho triển khai thực hiện dự án “Trồng sản xuất thử nghiệm một số giống mắc ca mới tại Tây Nguyên và Tây Bắc” với diện tích 40ha. Cây đang sinh trưởng tốt, nhưng chưa cho quả do cây mới được 2-3 năm tuổi. Bên cạnh đó, một sự án trồng thâm canh mắc ca tại 2 khu vực trên cũng được triển khai với diện tích trên 478ha mô hình và cây đang sinh trưởng tốt, không có sâu bệnh.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân tại các địa phương cũng đã trồng được 1.923ha mắc ca, chủ yếu ở Tây Bắc và Tây Nguyên.

Chưa phê duyệt phát triển cây mắc ca

Trước thực trạng trên, Bộ NNPTNT đã đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng: Do cây mắc ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm cho kết quả còn khác nhau, nhất là cần xem xét kỹ các vấn đề về chế biến, thị trường, vì vậy đến nay Bộ NNPTNT chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca. Quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến cũng đang trong quá trình hoàn thiện (dự kiến sẽ ban hành trong năm 2015).

Bên cạnh việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cây mắc ca, hôm qua (6.4), Thứ trưởng Bộ NNPTNT cũng đã ký văn bản gửi các tỉnh, thành để thông tin chính thức về cây mắc ca. Theo đó, Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương: Hướng dẫn nông dân trồng mắc ca ở những nơi đã khảo nghiệm thành công hoặc có điều kiện tương tự. Không triển khai trồng mắc ca trên quy mô lớn trong các khu vực chưa được trồng khảo nghiệm khẳng định hiệu quả.

Đối với việc phát triển diện tích cây mắc ca, Bộ NNPTNT khẳng định: Tổng diện tích trồng cây mắc ca cả nước đến năm 2020 khoảng 10.000ha (cả trồng tập trung và trồng xen); đồng thời tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm tại địa phương, xác định cụ thể quy hoạch chi tiết từng tiểu vùng khí hậu đối với phát triển cây mắc ca. Các địa phương cần tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng giống, cơ sở sản xuất giống, chỉ cho phép trồng các giống mắc ca được nhân giống vô tính (cây chiết, ghép) từ các dòng có năng suất, chất lượng cao đã được Bộ NNPTNT công nhận. Ngăn ngừa, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cung ứng giống mắc ca không đảm bảo chất lượng theo quy định.

Mắc ca thích hợp ở nhiệt độ từ 20-25 độ C

Theo Tổng cục Lâm nghiệp: Cây mắc ca được trồng nhiều ở Úc, Mỹ, Nam Phi, Kenya và một số nước khác. Tổng diện tích khoảng 80.000ha, sản lượng 140.000 tấn quả/năm. Tại Úc, giá quả khô từ năm 1987 đến năm 2014 dao động trong khoảng 1,5-4,0 đô la Úc/kg (tương đương 25.000 - 70.000 đồng/kg). Gần đây, giá mắc ca có xu hướng tăng do nhu cầu trên thế giới tăng, chủ yếu ở châu Á. Nhiều nước trên thế giới mở rộng nhanh diện tích trồng mắc ca.

Tuy nhiên, mắc ca là cây không dễ trồng. Cây mắc ca ưa khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25°C với lượng mưa hàng năm từ 1.500-2.500mm; độ cao so với mặt biển từ 300-1.200m. Đất trồng mắc ca tốt nhất là dạng đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, tầng đất sâu, ẩm. Trồng cây mắc ca ở những nơi bị gió mạnh, sương muối, mưa phùn vào thời điểm thụ phấn sẽ giảm khả năng đậu quả.  
  Chiều qua, trao đổi với NTNN, ông Cao Chí Công- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, báo cáo và công văn trên là quan điểm chính thức của Bộ NNPTNT về việc phát triển cây mắc ca hiện nay, đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc theo nội dung công văn của Bộ. 

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Thị trường cà phê sẽ còn khó khăn?

11-3-2015

Niên vụ cà phê 2014/2015 đã đi được gần một nửa trong bối cảnh giá cà phê không được như kỳ vọng. Nhiều hộ nông dân có điều kiện vẫn đang quyết tâm găm cà phê lại chờ giá lên, nhưng diễn biến thị trường cà phê trong thời gian tới lại không dễ như những tính toán…

Ngành điều "để mắt" tới thị trường nội địa

27-12-2014

Sau bao năm mải mê xuất khẩu, ngành điều đã bắt đầu nhìn về thị trường nội địa và bắt tay xây dựng chiến lược để chinh phục người tiêu dùng Việt Nam.

“Bốc thuốc” cho triệu người trồng chè: Người trồng chè không thể “ăn không khí” nữa

27-12-2014

Rất nhiều ý kiến tâm huyết với ngành chè ở vùng miền núi phía Bắc đều có chung đúc kết là sứ mệnh cây chè phải nâng cao đời sống người dân. Nhưng làm cách nào?

“Bốc thuốc” cho triệu người trồng chè: Lời giải của ông Viện trưởng

25-12-2014

Rất nhiều con số thống kê trong nước và trên thế giới khẳng định: Ngành chè Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về năng suất, sản lượng, xuất khẩu…, tuy nhiên chất lượng, giá trị lại thấp và bấp bênh.

"Cách mạng" tái cơ cấu ngành chè

25-7-2014

Cùng với các đơn vị trong ngành nông nghiệp, ngành chè đang gấp rút thực hiện tái cơ cấu...

Lãnh đạo Bộ NNPTNT nói gì về cây trồng biến đổi gene?

10-11-2014

Cho đến nay, trong văn y thế giới chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người ... do cây trồng và sản phẩm biến đổi gene gây ra. Dân Việt xin trích đăng ý kiến của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh về vấn đề này.

Phát triển ngành chăn nuôi lợn: Tăng liên kết và đầu tư chuyên sâu

13-11-2014

Cần tổ chức lại ngành chăn nuôi lợn bằng cách tăng liên kết giữa nông dân (ND) và doanh nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ ND, doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm giá thành...

Nguyên nhân ngành cá tra gặp khó

22-7-2014

Nguyên nhân chính là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất khẩu có nhà máy chế biến với các nhà xuất khẩu không có nhà máy chế biến.

Liệu giá phân bón có biến động?

21-7-2014

Theo nhận định, nguồn cung có khả năng thiếu hụt trong ngắn hạn và đẩy giá phân đạm có thể tăng nhẹ. Lý do là đạm Cà Mau và đạm Ninh Bình đều tạm dừng để bảo dưỡng định kỳ

Lúa tăng giá, nông dân ngẩn ngơ

21-7-2014

Ngày 17-7, ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết giá gạo xuất khẩu đang ổn định ở mức 390 USD/tấn, tăng khoảng 10 USD so với vài tuần trước. Trong khi đó, giá lúa thu mua ở ĐBSCL đang nhích lên. Giá lúa khô tại kho loại thường trong tuần này dao động từ 5.450-5.550 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với tuần trước; lúa dài từ 5.650-5.750 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg.

Cà phê Buôn Ma Thuột đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở EU

21-7-2014

Được sự ủy quyền của UBND tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu.

Nông sản Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường

21-7-2014

Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.