THỊ TRƯỜNG

Nông sản Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường

Ngày đăng: 21 | 07 | 2014

Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Hiện nay, tình trạng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đang là nỗi lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.
 
 
Tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), chợ nông sản lớn nhất miền Bắc, trung bình mỗi ngày nhập từ 200- 300 tấn rau, củ quả với nhiều chủng loại như nho, táo, quýt, cải bắp, cà chua, cà rốt, khoai tây, hành tây…. Từ đây, các loại rau quả này lại được xé lẻ đưa đi tiêu thụ khắp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các mặt hàng nông sản Trung Quốc được trà trộn bày bán với các mặt hàng nông sản Việt Nam. Do vậy, người tiêu dùng rất khó phân biệt nguồn gốc hàng hóa và có chứa thuốc bảo quản độc hại hay không. Đa số người dân đi mua hàng đều dựa trên những kinh nghiệm để phân biệt các loại rau, củ, quả trong nước hay Trung Quốc, đặc biệt là những loại rau, củ quả trái mùa.
 
Chị Trần Thu Hương, ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Bắp cải, cà rốt, khoai tây, cà chua ở chợ hiện nay hầu hết đều của Trung Quốc. Gia đình tôi thời gian gần đây không mua những loại rau củ này vì người bán hàng quen khuyên không nên ăn. Còn với những khách không quen, họ vẫn nói là hàng Đà Lạt, nhưng thực chất là của Trung Quốc.”
 
Hầu hết tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, bất cứ sạp hàng rau, củ quả nào cũng đều bày bán các sản phẩm nhập về từ Trung Quốc. Nhiều người tiêu dùng lo ngại trước thông tin hàng nông sản của Trung Quốc có chứa chất bảo quản và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ năm 2013 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã phát hiện 17 lô hàng gồm: nho, chanh, cà rốt, táo, cam, quýt, với số lượng khoảng 300 tấn nhập khẩu vào Việt Nam không đảm bảo an toàn thực phẩm, có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép… Khi về đến Việt Nam, toàn bộ các mặt hàng này đã được các tiểu thương dán mác Việt. 
 
Chị Nguyễn Thị Núi, một tiểu thương chợ Trung Hòa, Cầu Giấy thường đi lấy hàng ở các chợ đầu mối, mỗi ngày bán ra hàng tấn rau, củ quả, khẳng định, những mặt hàng như cà rốt, khoai tây, cà chua, hành tây, bắp cải, cải thảo, củ cải trắng đang được bày bán ở  các chợ đều là hàng Trung Quốc. Lượng rau củ Đà Lạt thường rất ít và giá đắt gấp 2, 3 lần giá rau, củ của Trung Quốc.
 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lô hàng có chứa thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép vẫn tràn vào Việt Nam là do được thông quan khi chưa biết kết quả kiểm tra. Lợi dụng chính sách thông thoáng trong thông quan, các tiểu thương nhập hàng nông sản kém chất lượng, mất an toàn thực phẩm vào trong nước tiêu thụ.
 
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Trưởng phòng Quản lý an toàn thực phẩm và môi trường, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hầu hết các lô hàng được kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ, khi các sản phẩm này từ các quốc gia đã được đăng ký vào danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu hàng nông sản hay hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam thì mới được phép làm thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm. Cục sẽ tiến hành kiểm tra các lô hàng theo lịch sử tuân thủ và tần suất nhập khẩu của từng lô hàng theo quy định tại Thông tư 13, tối đa là 10%, quy định này phù hợp theo thông lệ quốc tế.
 
Để hạn chế các lô hàng có thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép thì các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ từ cửa khẩu và nếu phát hiện vi phạm phải xử lý kịp thời. Người tiêu dùng cần tránh mua các loại rau củ quả trái mùa, không rõ nguồn gốc và nên sử dụng sản phẩm chính mùa thu hoạch.
 
Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Cao su vẫn là cây trồng chủ lực

11-7-2014

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển thuộc ­đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã gây nhiều hệ lụy đến nền kinh tế, trong đó có ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu cao su.

Kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu: Nhiều bất cập

11-7-2014

Đã hơn 2 tháng kể từ khi có công văn yêu cầu, các cơ quan chức năng của Trung Quốc vẫn chưa trả lời về việc 280 tấn rau quả nhiễm hóa chất độc hại xuất khẩu (XK) sang Việt Nam.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013

8-7-2014

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 6 ước đạt 2,227 tỷUSD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 6 tháng đầu năm 2014 lên 14,67 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đặc sản Shan tuyết Long Giang: Mở hướng làm ăn mới

1-7-2014

Sau hơn hai năm triển khai thực hiện, Liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đặc sản Shan tuyết Long Giang đã mang lại nguồn thu ngày càng cao cho 146 hộ dân ở thôn Bó Loỏng, xã Hùng An (Bắc Quang - Hà Giang) và Công ty TNHH Xây dựng Long Giang (Công ty Long Giang), mở ra hướng làm ăn mới cho người dân nơi đây.

Năm 2014: Gạo Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt

9-1-2014

Tại cuộc họp triển khai kế hoạch xuất khẩu lúa gạo năm 2014 tổ chức ngày 9/1 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định năm 2014 tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á, nên xu hướng giá còn tiếp tục giảm.

Thái Lan xả hàng và giảm mạnh giá gạo: Lúa gạo Việt chao đảo

4-9-2013

Thái Lan “xả” kho lúa gạo và giảm mạnh giá bán đã khiến thị trường lúa gạo Việt Nam chao đảo. Nông dân lo lắng vì giá tiếp tục giảm, DN đứng ngồi không yên vì không ký được hợp đồng xuất khẩu mới.

Quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón: Phải từ gốc

4-9-2013

Phân bón là loại hàng hoá đặc thù, có nhiều điểm khác biệt với các loại hàng hoá khác. Nó là thức ăn, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng độ màu mỡ của đất nhưng cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Heo tăng giá, nông dân vui

4-9-2013

Theo lẽ thường, vào tháng 7 âm lịch, tháng ăn chay lớn nhất trong năm, giá heo thường giảm nhưng gần đây lại liên tục “leo dốc”. So với nửa tháng trước, giá heo hơi hiện tăng gần 200.000 - 500.000 đồng/tạ, ở mức 4,2 - 4,7 triệu đồng/tạ. Với giá này, người dân lãi từ 0,7 - 1 triệu đồng/tạ.

Nỗi lo mùa mía mới

4-9-2013

Còn chưa đầy tháng nữa, người dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) sẽ thu hoạch hơn 9.000ha mía (niên vụ 2013-2014). Tuy nhiên, điều bà con lo lắng trong nhiều năm qua là vấn đề giá cả cũng như thời gian cụ thể bắt đầu vào vụ ép của các nhà máy đường.

Kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng đạt gần 2 tỷ USD

4-9-2013

Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 8, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 521.681 tấn gạo, đạt kim ngạch 223,844 triệu USD. Lũy kế 8 tháng xuất khẩu gạo đạt 4,583 triệu tấn, trị giá 1,966 tỷ USD.

Gập ghềnh tôm xuất khẩu

20-8-2013

Quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) về việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức quyết định áp mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 9 tới. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, ngành thủy sản cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần có những bước đi thuyết phục và quyết liệt để ngăn chặn sự ảnh hưởng tới đời sống của hơn 600.000 lao động trong ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm Việt Nam.

Nguồn cung hồ tiêu đã cạn: Cần thận trọng giao dịch

20-8-2013

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2013, sản lượng tiêu của cả nước chỉ đạt khoảng 95.000 tấn, thế nhưng trong 7 tháng đầu năm đã xuất khẩu tới 94.000 tấn. Cân đối với lượng tồn kho từ năm ngoái chuyển sang, thì từ nay đến khi thu hoạch vụ tiêu mới còn 5 tháng nữa, nhưng nguồn cung tiêu cho xuất khẩu chỉ còn chưa đầy 15.000 tấn.