THỊ TRƯỜNG

"Cách mạng" tái cơ cấu ngành chè

Ngày đăng: 25 | 07 | 2014

Cùng với các đơn vị trong ngành nông nghiệp, ngành chè đang gấp rút thực hiện tái cơ cấu...

Song, mọi việc không hề đơn giản, bởi trên thực tế nhiều DN thuộc sở hữu nhà nước không còn vùng nguyên liệu, chỉ trơ lại bộ khung nhà xưởng, máy móc. TAN NÁT VÙNG NGUYÊN LIỆU Theo Hiệp hội Chè VN, vấn đề bức xúc tồn dai dẳng gần 10 năm qua của ngành chè là tình trạng “một người bán vạn người mua”.

Cần cuộc cách mạng tái cơ cấu lại ngành chè theo chuỗi giá trị

Trong khi tổng sản lượng chè của VN chỉ đạt 185.000 - 200.000 tấn chè khô/năm, nhưng tổng công suất các nhà máy chế biến từ búp chè tươi lại lớn hơn gấp hai, ba lần là 400.000 - 500.000 tấn chè khô/năm. Chính sự mất cân bằng cung cầu khiến các vùng nguyên liệu chè đang bị phá nát do nạn tranh mua, tranh bán. Hậu quả, giá chè XK của VN đang thấp nhất thế giới (khoảng 1,8 USD/kg trong khi giá bình quân thế giới 3 - 4 USD/kg) do chất lượng thấp, không ổn định và dư lượng thuốc BVTV luôn ở ngưỡng báo động. Vậy, nguyên nhân nào đẩy ngành chè lâm cảnh này? Một số người cho rằng, nguồn cơn bắt đầu từ khi Nghị định số 01/NĐ-CP về giao khoán vườn chè cho hộ gia đình ra đời năm 1995. Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Chủ tịch Hiệp hội Chè VN, TS Nguyễn Hữu Tài cho rằng, trong bối cảnh sở hữu toàn dân về tư liệu SX lúc bấy giờ, để khắc phục tình trạng vô chủ về tư liệu SX, phương thức khoán kinh doanh vườn chè là hoàn toàn hợp lí. Bất cập nằm ở chỗ Nghị định 01/NĐ-CP quy định việc mua bán sản phẩm giữa hộ nhận khoán với DN theo giá thỏa thuận từng thời điểm, trong khi DN lại là đơn vị đầu tư từ đầu nên khi xuất hiện một cơ sở chế biến chè mua với giá thanh toán trực tiếp cao hơn (chưa tính chi phí cơ hội đã đầu tư), lập tức hộ gia đình bán chè ra ngoài. Điểm yếu trong khâu liên kết này bộc lộ rõ nhất khi Luật Doanh nghiệp ra đời. Trước 2005, tất cả các DN chè và nông sản nói chung đều được tổ chức SX và quản lý theo chuỗi giá trị từ SX - chế biến - tiêu thụ nên chất lượng khá đảm bảo. Sau 2005, khi có Luật Doanh nghiệp, ngành chè bắt đầu trở nên nhốn nháo và dần rơi vào sự mất kiểm soát do các địa phương cấp giấy phép cho ra đời tràn lan các nhà máy, cơ sở chế biến chè mini, nhưng không kiểm tra chính xác điều kiện theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn hay Quy chuẩn SX chè do Bộ NN-PTNT ban hành. Là DN đang đau đầu trước bài toán vùng nguyên liệu bị xâm hại, ông Nguyễn Duy Chánh - GĐ Cty Chè Mộc Châu (Sơn La) cho biết, trên địa bàn huyện Mộc Châu hiện có gần 30 cơ sở chế biến chè với công suất trên 170 tấn/ngày, cộng với công suất của Cty Chè Mộc Châu 170 tấn/ngày là 340 tấn/ngày. Trong khi đó, vùng nguyên liệu chè Mộc Châu có hơn 500 ha, đáp ứng chưa được 60% nhu cầu chế biến. Mặc dù mỗi năm đầu tư cho bà con nông dân cả chục tỷ đồng tiền phân bón, thuốc BVTV và hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu hái, song dù cố gắng hết sức Cty Chè Mộc Châu chỉ thu mua được khoảng 70% lượng chè trên vùng do đơn vị quản lí, số còn lại thất thoát do bị các cơ sở mini mua trộm. “Chúng tôi không hiểu tại sao nhiều cơ sở tại Mộc Châu không có bất cứ vùng nguyên liệu nào vẫn được địa phương cấp giấy phép kinh doanh? Không hiểu Quy chuẩn SX chè theo Luật Quy chuẩn và Tiêu chuẩn còn hiệu lực hay không? Đồng ý là DN có quyền làm những gì pháp luật không cấm, nhưng để triển khai hoạt động kinh doanh ai cũng phải chấp hành các luật khác chi phối. Nhưng thực tế, các cơ sở chế biến chè tư nhân tại Mộc Châu đều chăm chăm vào vùng nguyên liệu của chúng tôi, chẳng theo Quy chuẩn nào”, ông Chánh bức xúc....

“Trong trường hợp định giá DN mà khi đấu giá đạt mức tăng khoảng 10 - 20% là có thể chấp nhận được. Nếu cao hơn là định giá sai, nhưng cái sai này không ảnh hưởng tới nhà nước và DN. Còn nếu định giá được phê duyệt mà không có ai mua không chỉ gây hậu quả với DN được định giá còn làm mất uy tín tới cả cơ quan định giá và cơ quan duyệt giá”, Chủ tịch Hiệp hội Chè VN Nguyễn Hữu Tài.

Điều lo lắng hơn cả khi người dân không hái chè theo tiêu chuẩn, quy chuẩn là tình trạng “no dồn, đói góp”, thời điểm thì chè về quá nhiều không chế biến kịp, khi lại không có chè tươi để chế biến. Trong lúc ngành chè khuyến cáo cần hái san trật, san lứa để giảm áp lực thời vụ, tạo năng suất cao và chất lượng tốt cho chè nguyên liệu.

Thực ra, Cty Chè Mộc Châu chỉ là nạn nhân cuối cùng của nạn tranh mua tranh bán, trước đó hàng loạt DN chè có tên tuổi trực thuộc TCty Chè VN (Vinatea) cũng đã lâm tình trạng phá sản vì mất vùng nguyên liệu. Theo một lãnh đạo của Vinatea, nghịch lý là ở chỗ, các cơ sở chế biến chè tư nhân không phải đầu tư bất cứ một xu nào, nhưng khi trực tiếp trả giá nguyên liệu cao hơn các DN chè quốc doanh một chút là người dân sẽ tìm cách bán cho họ bằng được. PHẢI QUY HOẠCH LẠI Hiện, có thực tế đáng buồn với ngành chè VN là những DN nào không đầu tư vùng nguyên liệu vẫn hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, DN nào đầu tư cho nông dân càng lớn thì thua lỗ càng sâu. Tuy nhiên, ngành chè vẫn còn một số điểm sáng thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Kon Tum, Phú Thọ do địa phương quản lý đúng pháp luật và có chính sách đúng đắn với các vùng nguyên liệu. Do đó, cần phải có cuộc cách mạng quy hoạch lại ngành chè theo chuỗi giá trị chứ không thể thả nổi như hiện tại. Bởi cái được lợi nhất khi các DN quản lí được vùng nguyên liệu không chỉ là việc hạn chế được việc tranh mua tranh bán mà các DN chế biến chè kiểm soát được đầu vào đầu ra, đặc biệt là khâu BVTV. Thực tế chứng minh, nhờ quản lí tốt đầu vào, đầu ra, quy trình kỹ thuật mà sản phẩm chè của các DN chè như: Cty Chè Hà Tĩnh, Phú Đa, Phú Bền (Phú Thọ), Biển Hồ (Kon Tum) và một số DN có 100% vốn nước ngoài luôn được đối tác đặt cọc tiền trước, giá bán cao gấp rưỡi giá chè bình quân của VN. Nhờ đó, đời sống thu nhập của người dân tại các vùng chè ngày một nâng cao.

TS Nguyễn Hữu Tài đề nghị, sau một thời gian cấp phép quá dễ dãi cho các DN, giờ là lúc các địa phương cần rà soát và siết chặt lại các cơ sở chế biến chè trên địa bàn của mình. Làm được việc này không có gì quá phức tạp, chỉ cần chiếu theo các quy định theo Quy chuẩn cơ sở chế biến chè do Bộ NN-PTNT ban hành theo luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn, nếu cơ sở nào không đáp ứng được các yêu cầu tiến hành nhắc nhở, xử lí và nặng có thể tước giấy phép kinh doanh. Không thể để tồn tại những cơ sở không có cây chè nào, nay mua tranh chỗ này mai mua tranh chỗ khác tồn tại được, vì lâu dài chính người nông dân sẽ chịu thiệt hại lớn nhất bởi tình cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Để minh chứng cho cảnh báo của mình, ông Tài chỉ ra thiệt hại với ngành chè khi không kiểm soát được vùng nguyên liệu là việc người dân thay vì hái chè bằng tay chuyển sang hái bằng liềm và bằng máy (nếu DN không mua tư nhân bên ngoài sẵn sàng mua). Thực ra, việc hái bằng máy có nhiều ưu điểm khi nâng cao năng suất lao động, song vườn chè cần phải được tạo tán sau thời kỳ kiến thiết cơ bản, đưa vào kinh doanh và phải hái đúng tiêu chuẩn. Nhưng khổ một nỗi, phần lớn những chiếc máy hái chè của Nhật Bản khi được nhập khẩu về chỉ cắt khoảng 5 - 7 cm đều bị người sử dụng “gia công” lại để cắt búp chè dài trên 15 cm. Vậy là các DN lại phải đầu tư mua máy tách cẫng của nước ngoài hết hàng trăm tỷ đồng (hiện VN có 100 máy tách cẫng, giá 2,5 tỷ đ/chiếc) rất lãng phí. Vì vậy, Hiệp hội Chè VN lưu ý, quá trình tiến hành tái cơ cấu ngành chè điều quan trọng và cơ bản nhất là tổ chức lại SX và quản lý trên từng địa bàn theo chuỗi giá trị mà Quyết định số 62/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra. Trong tái cơ cấu, cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DN nhà nước và việc xác định giá trị DN cần phải dựa vào các phương pháp tài sản cộng dòng tiền chiết khấu, không nên dựa vào phương pháp tài sản như các tổ chức tư vấn đang thực hiện. Thực tế, nhiều DN chỉ còn nhà xưởng, máy móc, vùng nguyên liệu đã bị mất hoàn toàn do đầu tư quá bài bản, nhưng vẫn được định giá theo cách lấy diện tích xây dựng nhân với đơn giá hiện hành rồi nhân với tỉ lệ còn lại, khiến giá trị của một số DN có mức cao hơn giá trị thực tế sẽ sinh lời gấp nhiều lần.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Lãnh đạo Bộ NNPTNT nói gì về cây trồng biến đổi gene?

10-11-2014

Cho đến nay, trong văn y thế giới chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người ... do cây trồng và sản phẩm biến đổi gene gây ra. Dân Việt xin trích đăng ý kiến của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh về vấn đề này.

Phát triển ngành chăn nuôi lợn: Tăng liên kết và đầu tư chuyên sâu

13-11-2014

Cần tổ chức lại ngành chăn nuôi lợn bằng cách tăng liên kết giữa nông dân (ND) và doanh nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ ND, doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm giá thành...

Nguyên nhân ngành cá tra gặp khó

22-7-2014

Nguyên nhân chính là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất khẩu có nhà máy chế biến với các nhà xuất khẩu không có nhà máy chế biến.

Liệu giá phân bón có biến động?

21-7-2014

Theo nhận định, nguồn cung có khả năng thiếu hụt trong ngắn hạn và đẩy giá phân đạm có thể tăng nhẹ. Lý do là đạm Cà Mau và đạm Ninh Bình đều tạm dừng để bảo dưỡng định kỳ

Lúa tăng giá, nông dân ngẩn ngơ

21-7-2014

Ngày 17-7, ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết giá gạo xuất khẩu đang ổn định ở mức 390 USD/tấn, tăng khoảng 10 USD so với vài tuần trước. Trong khi đó, giá lúa thu mua ở ĐBSCL đang nhích lên. Giá lúa khô tại kho loại thường trong tuần này dao động từ 5.450-5.550 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với tuần trước; lúa dài từ 5.650-5.750 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg.

Cà phê Buôn Ma Thuột đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở EU

21-7-2014

Được sự ủy quyền của UBND tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu.

Nông sản Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường

21-7-2014

Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Cao su vẫn là cây trồng chủ lực

11-7-2014

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển thuộc ­đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã gây nhiều hệ lụy đến nền kinh tế, trong đó có ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu cao su.

Kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu: Nhiều bất cập

11-7-2014

Đã hơn 2 tháng kể từ khi có công văn yêu cầu, các cơ quan chức năng của Trung Quốc vẫn chưa trả lời về việc 280 tấn rau quả nhiễm hóa chất độc hại xuất khẩu (XK) sang Việt Nam.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013

8-7-2014

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 6 ước đạt 2,227 tỷUSD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 6 tháng đầu năm 2014 lên 14,67 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đặc sản Shan tuyết Long Giang: Mở hướng làm ăn mới

1-7-2014

Sau hơn hai năm triển khai thực hiện, Liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đặc sản Shan tuyết Long Giang đã mang lại nguồn thu ngày càng cao cho 146 hộ dân ở thôn Bó Loỏng, xã Hùng An (Bắc Quang - Hà Giang) và Công ty TNHH Xây dựng Long Giang (Công ty Long Giang), mở ra hướng làm ăn mới cho người dân nơi đây.

Năm 2014: Gạo Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt

9-1-2014

Tại cuộc họp triển khai kế hoạch xuất khẩu lúa gạo năm 2014 tổ chức ngày 9/1 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định năm 2014 tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á, nên xu hướng giá còn tiếp tục giảm.