THỊ TRƯỜNG

Xây dựng thương hiệu gạo theo chuỗi khép kín

Ngày đăng: 28 | 03 | 2016

Chuỗi SX khép kín từ cánh đồng đến bàn ăn đang được nhiều DN áp dụng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về nông sản sạch, chất lượng và giá thành hạ.

 

Cánh đồng nguyên liệu gạo thương hiệu tại xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc

Gạo sạch có thương hiệu không nằm ngoài quy luật khi “ông lớn” Vinafood 1 (Tổng Cty Lương thực Miền Bắc) tham gia vào “sân chơi” này.

Sau khi Đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng Cty Lương thực Miền Bắc đã quyết định thành lập một đơn vị chuyên biệt - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển gạo Việt.

Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức SX sản phẩm gạo theo chuỗi giá trị xuyên suốt từ khâu nghiên cứu giống, gieo trồng tới chế biến, phân phối sản phẩm nhằm mục tiêu cho ra đời những sản phẩm gạo vừa có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để từng bước xây dựng một thương hiệu mạnh cho sản phẩm gạo Việt.

Cánh đồng nguyên liệu

Vụ xuân 2016, Trung tâm Gạo Việt đã ký hợp đồng trực tiếp với HTX dịch vụ nông nghiệp Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc (Nam Định) xây dựng cánh đồng nguyên liệu với diện tích 20 ha để gieo cấy giống lúa Bắc thơm 7. Theo hợp đồng, Trung tâm sẽ đầu tư giống, hỗ trợ phân bón, kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân với giá cao hơn giá thị trường ít nhất 100 đồng/kg.

Ông Trần Ngọc Liên, Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Mỹ Hà cho biết, sau khi ký hợp đồng với HTX, Trung tâm đã cung cấp giống xác nhận, kiểm soát chặt chẽ từ khâu làm đất, thời điểm gieo sạ đồng loạt, cho tới quy trình bón phân, phun thuốc.

Ngoài ra, toàn bộ diện tích lúa nguyên liệu trên được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ cán bộ khuyến nông của xã và các viện khoa học, tổ chức tập huấn định kỳ cho nông dân, giám sát thực hiện quy trình canh tác “1 phải 5 giảm” (phải sử dụng giống xác nhận; giảm lượng giống gieo; giảm nước tưới; giảm thuốc BVTV; giảm phân bón; giảm tổn thất sau thu hoạch).

“Triển khai cánh đồng nguyên liệu giúp nông dân tiết kiệm được chi phí SX, giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng hàng hóa. Hơn thế, quy trình canh tác trên cánh đồng lớn còn góp phần thay đổi thói quen canh tác cũ, nhằm bảo tồn nguồn thiên địch, đất trồng, nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường sống tại vùng nông thôn, SXNN mang tính bền vững”, ông Liên cho hay.

Ngoài ra, việc cơ giới hóa 100% khâu thu hoạch cũng giúp nông dân tiết kiệm được chi phí nhân công, giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời làm gia tăng chất lượng gạo nhờ việc gặt đúng thời điểm lúa chín, sấy bằng máy, chế biến và bảo quản theo công nghệ mới nhất dưới sự hướng dẫn của Viện Công nghệ sau thu hoạch Việt Nam.

 

Xuất phát từ mô hình cánh đồng lớn (CĐL) thành công ở tỉnh An Giang, trải qua nhiều năm triển khai tại các vùng trọng điểm lúa của cả nước, Bộ NN-PTNT đã nhận định: CĐL thực sự là bước tiến vượt bậc trong quá trình tổ chức SXNN theo hướng hàng hóa. Tổ chức canh tác trên CĐL có những ưu điểm vượt trội như diện tích lớn, chỉ gieo cấy đồng nhất một loại giống lúa chất lượng, thuận lợi trong việc đưa cơ giới hóa vào các khâu làm đất, thủy lợi, gieo cấy, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản chế biến sau thu hoạch.

Kết quả từ các mô hình CĐL lớn do Vinafood 1 triển khai thực hiện tại các địa phương cũng cho thấy: Năng suất tăng và chất lượng lúa ổn định. Gạo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như XK. Nông dân tiết kiệm được chi phí đầu vào về giống, phân bón, thuốc BVTV ít nhất 20%. Tổng giá trị tăng trên 20%. 

Selgros là một công ty bán buôn và phục vụ thương mại theo mô hình Cash & Carry, có hệ thống rộng khắp ở Đức, Ba Lan, Rumani và Nga, cung cấp cho thị trường các dòng hàng thực phẩm và phi thực phẩm ở phân khúc trung và cao cấp với giá bán buôn thấp. Như vậy, với việc họ chấp nhận sản phẩm của mình, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra một hướng đi mới trong xây dựng thương hiệu gạo Việt”, ông Hồng nói.

Quy trình khép kín

Với mục tiêu cung cấp được các loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho nông dân trực tiếp canh tác trên các cánh đồng, thông qua liên kết 4 nhà, Trung tâm Gạo Việt đã cho ra một số sản phẩm gạo thương hiệu, tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa và bước đầu XK.

Thông qua quy trình SX khép kín, bắt đầu từ các cánh đồng lúa lớn ở Điện Biên, Yên Bái, Nam Định đến Cần Thơ, Sóc Trăng, lúa được thu hoạch và đưa về nhà máy để chế biến, đóng gói đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP. Từ khâu canh tác, thu hoạch, vận chuyển, lưu kho và đóng gói đều được kiểm soát chặt chẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo sạch – an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như thân thiện với môi trường”, ông Nguyễn Xuân Hồng, GĐ Trung tâm Gạo Việt, cho biết.

Hiện nay, Trung tâm Gạo Việt đang phân phối các mặt hàng gạo chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao và sạch từ khâu canh tác đến chế biến, bảo quản. Sản phẩm được phân phối thông qua các kênh bán hàng và phân phối trực tiếp đến từng hộ gia đình.

Ông Hồng cũng cho biết thêm, dù mới ra đời, song các sản phẩm gạo sạch như Tám Điện Biên, Di Nhiên, Tám Sóc Trăng, Séng Cù... tiêu thụ rất tốt ở thị trường nội địa. “Hầu như chúng tôi không có sản phẩm tồn kho. Các mặt hàng gạo đã có mặt tại nhiều siêu thị lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Chúng tôi rất tin tưởng vào việc xây dựng thương hiệu gạo Việt, vì nhu cầu sử dụng gạo sạch ngày càng gia tăng”, ông Hồng nói.

Cuối năm 2015, sản phẩm gạo sạch đã được giới thiệu tới các nhà buôn, chuỗi nhà hàng khách sạn, người tiêu dùng Đức. Tại đây, khách hàng được giới thiệu về quy trình khép kín SX gạo sạch và thử cơm tại chỗ để đánh giá sản phẩm một cách khách quan nhất. Sản phẩm gạo Vinafood 1 sau khi ăn thử được khách hàng đánh giá rất cao về hương thơm và dư vị. Các nhà NK Đức rất quan tâm và mong muốn sản phẩm gạo sạch của Vinafood1 sớm xuất hiên tại thị trường này.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

“Cởi trói” cho hạt gạo

25-12-2015

Hạt gạo Việt đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức to lớn, trong đó dễ nhận ra nhất là hiệu quả, khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt còn thấp; trong khi thu nhập của nông dân trồng lúa không tương xứng so với các tác nhân khác tham gia kinh doanh lúa gạo (thương lái, hàng xáo, DN).

Tôm, cá, gỗ là... “hùng binh” khi gia nhập TPP

24-12-2015

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi tham gia TPP.

Mở rộng diện tích hồ tiêu: Cần thận trọng

11-12-2015

Chúng ta có nhiều bài học về sự phát triển “nóng”, tự phát và theo phong trào. Nhưng dường như vẫn chưa dừng lại. Ví dụ như đối với cây hồ tiêu.

Cà phê Việt Nam mất thị phần do không kiểm soát được giá

2-12-2015

Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu càphê thứ hai thế giới, tuy nhiên thị phần xuất khẩu trong năm 2015 đã giảm xuống, chỉ còn 18% so với 22% trong năm 2014.

Chăn nuôi lớn để đối phó với thịt ngoại

22-11-2015

Trong khi các ngành rau quả, thủy sản, gạo, cây công nghiệp và đồ gỗ hưởng lợi từ TPP, chăn nuôi lại bị tác động tiêu cực nhất.

Rau quả, thủy sản sẽ hưởng lợi cao nhất từ TPP

6-11-2015

Với Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao nhờ TPP sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản.

Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt

23-9-2015

Đối với thị trường lúa gạo thế giới, sự cạnh tranh không dừng lại ở khía cạnh chất lượng, giá sản phẩm mà bao hàm cả vấn đề sở hữu trí tuệ. Rất tiếc, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia gạo Việt.

Xuất khẩu gỗ: Có cần thiết phải thoát Trung?

18-9-2015

Thoát Trung Quốc không phải là con đường duy nhất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, bởi xét một cách công bằng, đây vẫn là thị trường lớn, nhiều tiềm năng. Làm thế nào để không bị “bắt nạt” ở thị trường này, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng, phát triển một cách bền vững phụ thuộc vào chính chúng ta.

Xuất khẩu trái cây: Cơ hội và thực tế

21-9-2015

Chúng ta cần tận dụng tốt cơ hội và những lợi thế để nâng cao giá trị gia tăng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành hàng trái cây, rau củ nói riêng.

Xuất khẩu tôm - không nhiều kỳ vọng

23-9-2015

Luôn gặp khó khăn về dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là sự thất thường của các đợt xem xét mỗi năm về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh - mặt hàng chủ lực của thủy sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Tuy nhiên năm nay, việc xuất khẩu tôm thật sự khó khăn, nếu không có sự đột biến thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lần đầu tiên sẽ giảm trong nhiều năm gần đây.

Đùi gà Mỹ giá rẻ có bán phá giá tại Việt Nam?

15-9-2015

Một số phần thịt của gà được bán ở Việt Nam với mức giá tương tự hoặc cao hơn ở Mỹ nên theo quy định của WTO là không bị bán phá giá.

Một số mô hình trẻ hóa cà phê ở Việt nam: thực tiễn và khuyến nghị chính sách

15-8-2015

Báo cáo này được tổng hợp từ 3 báo cáo gồm: (i) Tổng quan về các khía cạnh kỹ thuật trẻ hóa cà phê trên thế giới và Việt nam; (ii) Phân tích kỹ thuật các chiến lược trẻ hóa cà phê hiện nay ở Việt Nam; và (iii) Phân tích tài chính và kinh tế các mô hình trẻ hóa cà phê ở Việt Nam.