THỊ TRƯỜNG

Cà phê Việt Nam mất thị phần do không kiểm soát được giá

Ngày đăng: 02 | 12 | 2015

Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu càphê thứ hai thế giới, tuy nhiên thị phần xuất khẩu trong năm 2015 đã giảm xuống, chỉ còn 18% so với 22% trong năm 2014.

Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu càphê thứ 2 thế giới, tuy nhiên thị phần xuất khẩu trong năm 2015 đã giảm xuống, chỉ còn 18% so với 22% trong năm 2014.

Đó là thông tin đưa ra tại Diễn đàn triển vọng và phát triển bền vững ngành hàng càphê Việt Nam 2015, do Ban Điều phối ngành hàng càphê Việt Nam (VCCB) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2/12.

Quang cảnh Diễn đàn

 

Theo VCCB, trong 11 tháng của năm 2015, cả nước xuất khẩu 1,13 triệu tấn càphê, đạt 2,3 tỷ USD, giảm 28% về lượng, 30% về giá trị. Giá bán bình quân cũng giảm từ 41.000 đồng/kg năm 2014 xuống 36.000 đồng/kg vào đầu vụ đang thu hoạch năm nay.

Đây cũng là năm mà giá càphê trong nước giảm liên tục ngay từ đầu năm, trái với quy luật hàng năm. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn trong thu mua nguyên liệu và xuất khẩu càphê.

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Hải, tổng giám đốc Tổng Công ty càphê Việt Nam cho biết, cuối năm 2014, giá càphê ở mức 41.000 đồng/kg, tuy nhiên từ đó đến nay giá càphê liên tục giảm dần, chỉ còn khoảng 32.800-33.000 đồng/kg. Mức giá này ngang bằng hoặc thấp hơn giá thành của người nông dân đang sản xuất hiện nay là 33.000 đồng/kg.

Lý giải về hiện tượng trên, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội càphê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho rằng, nguyên nhân khiến thị trường càphê Việt Nam đang “một mình, một chợ” và không kiểm soát được giá bán là do thị trường nước ngoài đang đưa tin đồn Việt Nam còn lượng tồn kho quá lớn, thậm chí được mùa trong niên vụ năm nay. Mặc dù VICOFA đã cảnh báo thông tin đó không chính xác nhưng trên thị trường thế giới vẫn đang đi theo xu hướng này.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc giá càphê trong nước giảm liên tục trong năm nay có nhiều nguyên nhân. Trong đó, chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu càphê của thế giới giảm.

Bên cạnh đó, việc các nước xuất khẩu càphê lớn như Brazil, Colombia phá giá đồng tiền nên góp phần thúc đẩy tình hình xuất khẩu của các nước này tăng mạnh. Điều này đã giúp thị phần xuất khẩu càphê của Brazil tăng từ 31% trong năm 2014 lên 33% vào năm nay, Colombia cũng tăng từ 9% lên 11%.

Dưới góc độ của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Bình, giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn càphê Chánh Tinh Anh cho rằng, thị trường càphê Việt Nam lâu nay tồn tại tình trạng khi giá càphê xuống thấp thì Việt Nam sẽ nói mất mùa, rủ nhau gìm hàng, còn nhà xuất khẩu lại không có hàng để cung cấp cho thị trường thế giới.

Trong khi đó, phía bên các nước xuất khẩu lớn Brazil, Colombia khi mất mùa, họ sẽ thông báo vẫn còn hàng để bán. Điều này giúp họ vẫn giữ thị phần lớn trên biểu đồ xuất khẩu của thế giới, còn Việt Nam thì ngày càng mất thị phần.

Trong bối cảnh đó, ngành hàng càphê Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong niên vụ mới 2015-2016. Theo dự báo của một số chuyên giá, sản lượng càphê của Việt Nam trong niên vụ mới sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, đặc biệt là El-nino đang diễn biến phức tạp ở khu vực Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, thị trường càphê trong nước cũng không có nhiều sự đột biến về giá trong niên vụ này./.

Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Chăn nuôi lớn để đối phó với thịt ngoại

22-11-2015

Trong khi các ngành rau quả, thủy sản, gạo, cây công nghiệp và đồ gỗ hưởng lợi từ TPP, chăn nuôi lại bị tác động tiêu cực nhất.

Rau quả, thủy sản sẽ hưởng lợi cao nhất từ TPP

6-11-2015

Với Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao nhờ TPP sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản.

Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt

23-9-2015

Đối với thị trường lúa gạo thế giới, sự cạnh tranh không dừng lại ở khía cạnh chất lượng, giá sản phẩm mà bao hàm cả vấn đề sở hữu trí tuệ. Rất tiếc, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia gạo Việt.

Xuất khẩu gỗ: Có cần thiết phải thoát Trung?

18-9-2015

Thoát Trung Quốc không phải là con đường duy nhất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, bởi xét một cách công bằng, đây vẫn là thị trường lớn, nhiều tiềm năng. Làm thế nào để không bị “bắt nạt” ở thị trường này, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng, phát triển một cách bền vững phụ thuộc vào chính chúng ta.

Xuất khẩu trái cây: Cơ hội và thực tế

21-9-2015

Chúng ta cần tận dụng tốt cơ hội và những lợi thế để nâng cao giá trị gia tăng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành hàng trái cây, rau củ nói riêng.

Xuất khẩu tôm - không nhiều kỳ vọng

23-9-2015

Luôn gặp khó khăn về dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là sự thất thường của các đợt xem xét mỗi năm về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh - mặt hàng chủ lực của thủy sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Tuy nhiên năm nay, việc xuất khẩu tôm thật sự khó khăn, nếu không có sự đột biến thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lần đầu tiên sẽ giảm trong nhiều năm gần đây.

Đùi gà Mỹ giá rẻ có bán phá giá tại Việt Nam?

15-9-2015

Một số phần thịt của gà được bán ở Việt Nam với mức giá tương tự hoặc cao hơn ở Mỹ nên theo quy định của WTO là không bị bán phá giá.

Một số mô hình trẻ hóa cà phê ở Việt nam: thực tiễn và khuyến nghị chính sách

15-8-2015

Báo cáo này được tổng hợp từ 3 báo cáo gồm: (i) Tổng quan về các khía cạnh kỹ thuật trẻ hóa cà phê trên thế giới và Việt nam; (ii) Phân tích kỹ thuật các chiến lược trẻ hóa cà phê hiện nay ở Việt Nam; và (iii) Phân tích tài chính và kinh tế các mô hình trẻ hóa cà phê ở Việt Nam.

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi: Không còn thời gian lưỡng lự!

10-7-2015

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát khi nói về sự cấp bách của nhiệm vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sắp được ký kết và chuẩn bị có hiệu lực.

Tái cơ cấu ngành thủy sản: Chất lượng thay số lượng

17-7-2015

Sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, ngành thủy sản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khi nhiều mặt hàng luôn giữ vị trí chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, diễn biến thị trường những tháng đầu năm 2015 cho thấy, cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn nữa về chất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bốn “nút thắt” của ngành chăn nuôi

15-7-2015

“Tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi không phải chỉ điều chỉnh từ việc tập trung cho vật nuôi này sang vật nuôi khác, mà cần phải điều chỉnh những vấn đề có tính cơ cấu để tạo ra khuôn khổ dẫn dắt ngành chăn nuôi phát triển hiệu quả hơn”.

Gậ­p ghềnh nông sản xuyên biên giới

15-6-2015

Tiêu thụ nông sản qua biên giới hiện phụ thuộc nhiều vào thương lái nước ngoài, chủ yếu là hợp đồng miệng nên đầy rủi ro.