TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đồng bằng sông Cửu Long: Giá lúa gạo tăng vọt, tranh mua để xuất khẩu

Ngày đăng: 23 | 07 | 2014

Trái với không khí ảm đạm trong nửa đầu năm nay, bước sang tháng 7, giá lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tăng vọt. Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nhiều nước đang có nhu cầu nhập khẩu gạo chính là lý do đẩy giá gạo nội địa lên cao.

Tăng 1.000 đồng/kg

Ngày 22.7, ông Dương Văn Mến - thương lái thu mua lúa gạo ở huyện Lấp Vò, Đồng Tháp cho biết, chưa năm nào lại thấy lúa hè thu đảo chiều tăng mạnh liên tục như năm nay. Hồi đầu vụ, giữa tháng 6 giá rớt mạnh từ 300 – 400 đồng/kg, xuống còn có 4.000 đồng/kg, thậm chí có nơi còn có 3.800 đồng/kg.

 

Thế nhưng từ đầu tháng 7 đến nay, giá lúa đảo chiều, liên tục tăng không dừng, đến ngày 21.7 đã tăng gần 1.000 đồng/kg, lên 4.700 đồng/kg lúa tươi IR 50404 mua tại ruộng, còn lúa hạt dài là 4.900 – 5.000 đồng/kg. Nếu bán lúa khô, giá cao hơn từ 1.000 – 1.100 đồng/kg, lúa chất lượng cao như Jasmine bán khô lên đến 6.200-6.400 đồng/kg.

Theo khảo sát của NTNN, các loại gạo nguyên liệu cũng tăng mạnh. Cụ thể ngày 21.7, giá gạo nguyên liệu tại Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp được doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mua vào giá 7.300 - 7.400 đồng/kg loại IR 50404, tăng gần 1.000 đồng/kg so với tháng trước. Gạo thành phẩm có giá tới 8.500 - 8.600 đồng/kg đối với giống IR 50404 loại tốt và 9.000 – 9.100 đồng/kg đối với các giống hạt dài như OM 5451, OM 4218.

Anh Nguyễn Văn Tiễn ở Hồng Ngự, Đồng Tháp, cho biết, vụ lúa hè thu năm nay gia đình anh trồng 3ha lúa, năng suất bình quân 6 tấn/ha. Anh vừa bán cho thương lái hơn 17 tấn với giá 4.650 đồng/kg, được hơn 79 triệu đồng, lời 20 triệu đồng. “Bán được giá này, gia đình mừng hết lớn đó. Cứ tưởng lỗ vì đầu vụ mưa gió triền miên, giá rớt thê thảm” – anh Tiễn vui vẻ nói.

Philippines sẽ mua thêm 400.000 tấn gạo?

Theo các doanh nghiệp, sở dĩ giá lúa gạo hè thu năm nay đảo chiều tăng phi mã trong 3 tuần qua là do lượng hàng xuất khẩu tăng mạnh ở cả 2 thị trường chính ngạch và tiểu ngạch.

Ông Trần Thanh Vân - Phó Giám đốc Công ty Gentraco (Cần Thơ) cho biết công ty ông đang đẩy nhanh tốc độ thu mua do thời gian giao hàng gấp rút cho hợp đồng cung ứng 800.000 tấn gạo cho Philippines, rồi các hợp đồng thương mại giao trong tháng 7 cũng nhiều.

Ông Vân phân tích, nếu năm 2013 hợp đồng tập trung chỉ đạt khoảng 700.000 tấn, thì tới thời điểm này, Việt Nam đã có trong tay hợp đồng khoảng 1,2 triệu tấn, gồm 200.000 hợp đồng với Philippines được chuyển từ năm 2013 sang, cộng thêm 800.000 mới ký hồi tháng 4 và 200.000 tấn vừa ký với Malaysia.

“Đó là chưa tính lượng gạo Philippines đang xúc tiến mua thêm của Việt Nam là 400.000 tấn để tăng nguồn dự trữ quốc gia, đặc biệt là sau ảnh hưởng của bão Rammasun. Bên cạnh đó, Indonesia, Sri Lanka, Bangladesh cũng đang có ý định mua gạo” – ông Vân thông tin. Dự báo hợp đồng tập trung năm nay sẽ không dưới 1,7 triệu tấn, nhiều hơn năm ngoái 1 triệu tấn.

Không những thế, ở thị trường tiểu ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, lượng gạo được đưa ra Bắc để bán sang đây cũng tăng mạnh trong năm nay.

Ông Nguyễn Thanh Thọ - thương nhân kinh doanh lúa gạo tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, cho biết: “Chúng tôi xay xát ra bao nhiêu gạo là bán hết bấy nhiêu, không chỉ doanh nghiệp tại chỗ thu gom cho các hợp đồng chính ngạch mà các nguồn phía Bắc xuất tiểu ngạch đi Trung Quốc cũng gia tăng lượng hàng mua. Họ thúc dữ lắm, làm chúng tôi phải gom cả gạo trong nước lẫn gạo Campuchia mà vẫn cung ứng không kịp”.

Một số doanh nghiệp ở đây nhận định, có thể do ảnh hưởng của cơn bão Rammasun tới khu vực miền Nam Trung Quốc đã khiến nước này tăng mua lúa gạo nước ta để bù đắp vào lượng lúa thiếu hụt do mưa bão làm hỏng.

Ông Lâm Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre), cũng xác nhận rằng doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang phải cạnh tranh gay gắt nguồn gạo với thương lái và doanh nghiệp bán tiểu ngạch sang Trung Quốc, nên tình hình tiêu thụ lúa gạo hiện nay rất sôi động. Đây là lý do giải thích vì sao giá lúa gạo ở ĐBSCL “nóng” lên từng ngày.

Theo nguồn tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cả năm 2013 lượng gạo xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt khoảng 1,5 – 1,6 triệu, tấn thì 6 tháng đầu năm 2014 đã tới 1,3 triệu tấn. Các chuyên gia đánh giá, nhu cầu thị trường này vẫn tiếp tục ở mức cao trong những tháng cuối năm.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc Trung Quốc khởi động lại việc mua gạo trong vài tuần qua, trong khi các nhà xuất khẩu gạo cần mua gạo tại thị trường trong nước để phục vụ đơn hàng xuất khẩu sang Malaysia và Philippines là những lý do chính đẩy giá gạo tăng lên. 

Mới đây cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) của Philippines cho biết cơ quan này có kế hoạch nhập khẩu thêm 400.000 tấn gạo trong nửa cuối năm 2014 để hỗ trợ dự trữ quốc gia. Một khi được phê duyệt, hoạt động nhập khẩu mới sẽ được triển khai vào đầu tháng 9.2014. Với lượng gạo nhập khẩu mới này, tổng số gạo nhập khẩu của Philippines trong năm 2014 sẽ là 1,2 triệu tấn.                               

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến đầu tháng 7.2014, các doanh nghiệp hội viên đã ký hợp đồng xuất khẩu được gần 5,2 triệu tấn gạo các loại. Lũy kế xuất khẩu đến 10.7 đạt gần 3,2 triệu tấn, trị giá gần 1,4 tỷ USD.  

 

NỘI DUNG KHÁC

World Bank: "Dự án tài chính nông thôn là điển hình sử dụng vốn ODA hiệu quả"

22-7-2014

Ngân hàng Thế giới đánh giá VN là quốc gia triển khai thành công nhất mô hình Dự án tài chính nông thôn trên thế giới. WB quyết định tiếp tục triển khai Dự án Tài chính Nông thôn III được coi là một tiền lệ chưa từng xảy ra với các dự án của WB.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG

16-5-2014

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG

Thủy sản đối mặt nhiều rào cản phi thuế quan

22-7-2014

Năm 2014 đã xuất hiện thêm nhiều rào cản phi thuế quan đối với mặt hành thủy sản.

Không để tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuấ

22-7-2014

Người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn còn nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Làm thế nào để cải thiện và nâng cao đời sống người dân ở những vùng này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã trao đổi, làm rõ những vấn đề mà người dân còn băn khoăn, liên quan đến chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, vay vốn sản xuất...

Giám sát sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp: Hội viên nông dân sẽ an tâm sản xuất

22-7-2014

Đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (VTNN) đúng pháp luật là trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), các bộ, ngành, địa phương đối với ND - đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều khi trao đổi với phóng viên NTNN về việc phối hợp giám sát thực hiện chính sách pháp luật về sản xuất, kinh doanh VTNN.

6 tháng cuối năm: Xuất khẩu nông sản đối mặt khó khăn

22-7-2014

“Hoạt động xuất khẩu (XK) nông sản 6 tháng cuối năm sẽ gặp những nhân tố bất lợi về thị trường. Một số nước nhập khẩu hàng nông sản lại đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu nên sẽ gây khó khăn cho XK nông sản của Việt Nam”.

Tái cơ cấu ngành thủy sản tiến lên hiện đại hóa

18-7-2014

Kể từ năm 1980, ngành thủy sản từ thảm cảnh “đứng bên bờ vực thẳm của sự đổ vỡ” trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành nông nghiệp chủ lực, đặc biệt trong XK.

Cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp

21-7-2014

Mức lãi suất cho vay tối đa đối với các dự án vay thuộc các chương trình thí điểm được áp dụng, cho vay ngắn hạn là 7%/năm; cho vay trung hạn là 10%/năm; cho vay dài hạn là 10,5%/năm.

Trên 1 triệu lượt hộ nghèo và cận nghèo vay vốn chính sách

15-7-2014

Đó là thông tin tại phiên họp thường kỳ quý II/2014 của HĐQT Ngân hàng CSXH cuối tuần qua, tại Hà Nội.

ĐBSCL chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng lợi nhuận

15-7-2014

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Tăng cường kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp

15-7-2014

Việc kiểm tra sẽ được tiến hành trên thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…

Hỗ trợ 100% lãi suất vay giảm tổn thất nông nghiệp

15-7-2014

Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất, do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.