TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giám sát sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp: Hội viên nông dân sẽ an tâm sản xuất

Ngày đăng: 22 | 07 | 2014

Đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (VTNN) đúng pháp luật là trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), các bộ, ngành, địa phương đối với ND - đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều khi trao đổi với phóng viên NTNN về việc phối hợp giám sát thực hiện chính sách pháp luật về sản xuất, kinh doanh VTNN.

Phó Chủ tịch Lều Vũ Điều cho biết: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội NDVN, Ủy ban T.Ư MTTQ VN, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương vừa diễn ra cuối tuần qua, 17.7 tại Hà Nội. Chương trình phối hợp nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN giả, kém chất lượng, ngoài danh mục lưu hành, không rõ nguồn gốc; đồng thời phát hiện những nhân tố mới, những mặt tích cực để tuyên truyền, nhân rộng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân (doanh nghiệp, hội viên, ND…).

Thông qua các hoạt động giám sát để kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước…

 

Thưa ông, chương trình phối hợp giữa Hội NDVN, UBTƯ MTTQ VN, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương được xây dựng dựa trên cơ sở nào?

- Chương trình phối hợp được xây dựng trên cơ sở căn cứ quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ VN và các đoàn thể chính trị-xã hội; chức năng, nhiệm vụ của Hội NDVN, UBTƯ MTTQ VN, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương.

Thứ nữa, công tác quản lý cũng như chất lượng VTNN là một trong những vấn đề bức xúc của cử tri gửi tới các đại biểu Quốc hội thông qua “kênh” MTTQ VN; hội viên, ND phản ánh với các cấp Hội NDVN… Đây cũng là vấn đề “nóng” được điều tra, đưa tin, phản ánh nhiều trên báo chí những năm qua.

Chương trình phối hợp giữa Hội NDVN, UB MTTQ VN, Bộ NN PTNT, Bộ Công Thương khẳng định sự tham gia của toàn xã hội, giám sát xã hội trong bối cảnh đội ngũ thanh tra chuyên ngành còn mỏng, thị trường VTNN rộng lớn, phức tạp. Cả nước hiện có tới hơn 700.000 điểm sản xuất, kinh doanh VTNN nhưng chỉ có vỏn vẹn 900 người làm công tác thanh, kiểm tra. Vì vậy, cải thiện công tác quản lý, giám sát, đảm bảo tốt chất lượng VTNN là để ND yên tâm sản xuất, thể hiện trách nhiệm của Hội NDVN, MTTQ VN, các ngành quản lý đối với hội viên, ND…

Ông có thể chia sẻ những nội dung trong chương trình phối hợp giữa 4 đơn vị?

- Chương trình phối hợp tập trung vào 4 nội dung. Thứ nhất là giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN. Thứ 2, giám sát việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN.

Thứ 3, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân tham gia giám sát; tuyên truyền, phổ biến những sản phẩm VTNN đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng... Thứ 4, Xây dựng các mô hình điểm về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ Hội NDVN, UB MTTQ VN các cấp và hội viên, ND…

Để chương trình giám sát, hoạt động giám sát có hiệu quả, các cơ quan cần phối hợp “đều tay”; nỗ lực làm triệt để, tránh tình trạng cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN có sai phạm mà không phát hiện được hoặc phát hiện ra sai phạm mà không xử lý dứt điểm, ảnh hưởng tới niềm tin của hội viên, ND…”.

Việc phân công trách nhiệm cho các cơ quan trong chương trình phối hợp như thế nào, Hội NDVN có trách nhiệm gì, thưa ông?

- Để thực hiện có hiệu quả, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, chương trình phối hợp đã phân công trách nhiệm rõ đối với từng cơ quan, từng ngành.

Chẳng hạn, UB T.Ư MTTQ VN có trách nhiệm vận động các hiệp hội ngành nghề (Hội Người bảo vệ người tiêu dùng, các hội chuyên ngành về VTNN…) cung cấp thông tin, tham gia tuyên truyền, phổ biến và giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN.

Bộ NN PTNT chủ trì, phối hợp chọn địa bàn xây dựng mô hình điểm; nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền, tập huấn về quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại VTNN…

Hội NDVN có trách nhiệm chủ trì đề xuất chương trình, kế hoạch phối hợp giám sát hàng năm; tuyên truyền, vận động hội viên, ND tham gia giám sát, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng VTNN giả, kém chất lượng, ngoài danh mục, không rõ nguồn gốc; đề nghị cơ quan thẩm quyền xem xét, xử lý…

Ông có thể chia sẻ quan điểm của Hội NDVN trong việc thực hiện chương trình phối hợp về giám sát việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN?

- Chương trình phối hợp này là đúng, đáp ứng trúng tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của hội viên, ND. Tuy nhiên, do đây là việc làm mới, lần đầu tổ chức thực hiện nên quan điểm chỉ đạo là làm từ nhỏ đến lớn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Để thực hiện, trước mắt cần xây dựng quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo chương trình phối hợp, tổ giúp việc; xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn…Trước khi tiến hành giám sát, cán bộ phải nghiên cứu kỹ tài liệu, được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ…

Để chương trình giám sát, hoạt động giám sát có hiệu quả, các cơ quan cần phối hợp “đều tay”; nỗ lực làm triệt để, tránh tình trạng cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN có sai phạm mà không phát hiện được hoặc phát hiện ra sai phạm mà không xử lý dứt điểm, ảnh hưởng tới niềm tin của hội viên, ND…

Xin cảm ơn ông! 

 

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

6 tháng cuối năm: Xuất khẩu nông sản đối mặt khó khăn

22-7-2014

“Hoạt động xuất khẩu (XK) nông sản 6 tháng cuối năm sẽ gặp những nhân tố bất lợi về thị trường. Một số nước nhập khẩu hàng nông sản lại đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu nên sẽ gây khó khăn cho XK nông sản của Việt Nam”.

Tái cơ cấu ngành thủy sản tiến lên hiện đại hóa

18-7-2014

Kể từ năm 1980, ngành thủy sản từ thảm cảnh “đứng bên bờ vực thẳm của sự đổ vỡ” trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành nông nghiệp chủ lực, đặc biệt trong XK.

Cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp

21-7-2014

Mức lãi suất cho vay tối đa đối với các dự án vay thuộc các chương trình thí điểm được áp dụng, cho vay ngắn hạn là 7%/năm; cho vay trung hạn là 10%/năm; cho vay dài hạn là 10,5%/năm.

Trên 1 triệu lượt hộ nghèo và cận nghèo vay vốn chính sách

15-7-2014

Đó là thông tin tại phiên họp thường kỳ quý II/2014 của HĐQT Ngân hàng CSXH cuối tuần qua, tại Hà Nội.

ĐBSCL chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng lợi nhuận

15-7-2014

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Tăng cường kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp

15-7-2014

Việc kiểm tra sẽ được tiến hành trên thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…

Hỗ trợ 100% lãi suất vay giảm tổn thất nông nghiệp

15-7-2014

Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất, do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Giá lúa gạo tăng, ai hưởng lợi?

15-7-2014

Những ngày qua, giá lúa gạo ở ĐBSCL đã bất ngờ tăng vọt. Đây là một tín hiệu vui, mặc dù nông dân đang vất vả thu hoạch vụ lúa hè - thu trong mưa dầm kéo dài. Tuy nhiên, phía sau chuyện lúa gạo tăng giá bất ngờ hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề.

Mỹ điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với cá tra Việt Nam

8-7-2014

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố quyết định sơ bộ về việc điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cá tra phi lê (fillet) đông lạnh của Việt Nam.

Hãy đặt nông dân ở vị trí trung tâm

8-7-2014

Trong tầm nhìn nông nghiệp đến năm 2020, Chính phủ đã đặt nông nghiệp làm nguồn lực chính cho sự phát triển kinh tế, đồng thời coi phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu chiến lược. Nhiều ý kiến cho rằng, để đạt được sự tăng trưởng ổn định và giá trị cao, cần đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt việc thi hành Luật Đất đai 2013

7-7-2014

Luật Đất đai sửa đổi 2013 đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7 vừa qua. Song tình trạng Luật chờ Thông tư, Nghị định và hoạt động thuê đất, giao đất, đền bù giải phóng mặt bằng có những thay đổi gì so với trước đây đang là nỗi băn khoăn chung của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước.

Luật Đất đai 2013 sẽ đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất

1-7-2014

Theo đánh giá của ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), mặc dù một số điểm quy định trong Luật hiện vẫn còn “khuôn mẫu,” song đạo luật này hứa hẹn sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.