TIN TỨC-SỰ KIỆN

Không để tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuấ

Ngày đăng: 22 | 07 | 2014

Người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn còn nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Làm thế nào để cải thiện và nâng cao đời sống người dân ở những vùng này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã trao đổi, làm rõ những vấn đề mà người dân còn băn khoăn, liên quan đến chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, vay vốn sản xuất...

* Không để tình trạng người dân không có đất sản xuất 

Về tiêu chuẩn được vay vốn sản xuất của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho rằng: Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao còn rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do đồng bào thiếu nguồn lực và kinh phí để tổ chức sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. 

Hộ đồng bào dân tộc thiểu số muốn được vay vốn phát triển sản xuất, trước hết phải nằm trong danh sách bình xét là hộ nghèo tại nơi cư trú; phải có hộ khẩu thường trú ở địa bàn đặc biệt khó khăn; có nhu cầu vay vốn và có phương án tổ chức sản xuất để sử dụng hiệu quả đồng vốn của Nhà nước… Hiện nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội ở các địa phương có hướng dẫn rất chi tiết về trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn được vay vốn tổ chức sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. 

Trước ý kiến cho rằng, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi đang bị thu hẹp phạm vi sinh tồn và thiếu đất sản xuất, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho biết, vừa qua, sau khi nghe báo cáo về tình hình rà soát các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, về công tác giám sát đối với việc thực hiện các chính sách này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan, trực tiếp là Ủy ban Dân tộc, cần xây dựng nhiều chính sách cụ thể, thiết thực, quan tâm nhiều hơn nữa đến đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là bố trí đủ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho đồng bào, nhất là những hộ nghèo, không để tình trạng người dân thiếu đất, không có kế sinh nhai. Các địa phương bố trí đất để người dân chuyển đổi ngành nghề, làm sao có thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. Các địa phương quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hạn chế tình trạng di cư ngoài kế hoạch… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc sắp xếp, bố trí lại đất đai của các nông lâm trường, chuyển giao quỹ đất trồng rừng không hiệu quả cho chính quyền địa phương. Từ đó, chính quyền địa phương bố trí, sắp xếp lại đất đai cho đồng bào, không để tình trạng người dân không có đất sản xuất. Đây là chủ trương đúng cần phải giải quyết ngay, giải quyết sớm. 


* Không lãng phí, thất thoát ở dự án điện mặt trời 

Trước băn khoăn của người dân, liệu có lãng phí hay không ở dự án điện mặt trời do Phần Lan tài trợ vốn ODA lên đến hàng tỷ đồng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho biết: Năm 2001, Phần Lan có tài trợ cho Việt Nam tổng giá trị 5,3 triệu Euro để thực hiện dự án điện mặt trời, lắp hệ điện đến 70 xã, thuộc 17 huyện của 8 tỉnh. Tuy nhiên, Chính phủ Phần Lan tài trợ hoàn toàn bằng thiết bị là vật tư và hệ điện, không tài trợ bằng tiền. Tuy nhiên, dự án này chỉ kéo điện đến trụ sở UBND xã, cung cấp điện cho trụ sở Ủy ban, các đơn vị hành chính của xã, không phục vụ điện thắp sáng cho người dân. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử thừa nhận, việc triển khai dự án điện mặt trời do Phần Lan tài trợ một thời gian bị ngừng trệ do một số địa bàn không có đường ô tô. Rất nhiều xã nằm trên đỉnh núi, nên việc thuê nhà thầu thi công gặp rất nhiều khó khăn. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ cho phép Ủy ban Dân tộc tiếp tục nghiên cứu, triển khai nguồn lực tài trợ này. Ủy ban Dân tộc đã thành lập Ban quản lý dự án và làm việc với các cơ quan chuyên ngành về điện mặt trời; đến thời điểm này dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng. 

Sau khi có ý kiến người dân về tình trạng lãng phí của dự án, Ủy ban Dân tộc đã thanh tra toàn diện dự án này. Kết quả thanh tra chính thức cho thấy: Việc thất thoát vật tư, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện hoàn toàn không có, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử khẳng định. 


* Đảm bảo an toàn cho đồng bào vùng cao trong mùa mưa lũ 

Liên quan đến vấn đề di dân ra khỏi vùng xung yếu nguy hiểm khi mùa mưa bão sắp đến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho rằng, đây là vấn đề lớn đòi hỏi sự quan tâm chung của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. 

Bày tỏ quan ngại trước diễn biến phức tạp của mùa mưa lũ năm nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, sẽ trao đổi, thống nhất và chỉ đạo các địa phương tiếp tục thông tin đến đồng bào ở ven sông, ven suối, vùng cao về những địa điểm có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, để chủ động phòng tránh. Cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan kịp thời khảo sát những vùng có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, chủ động phòng tránh. Các địa phương chuẩn bị các nguồn lực để ứng cứu khi xảy ra sự cố, kịp thời cứu hộ, cứu nạn. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các cơ quan hữu quan từ Trung ương đến cơ sở cùng chung sức để đảm bảo an toàn tối đa cho đồng bào trong mùa mưa lũ…/. 

 

TTXVN

 

NỘI DUNG KHÁC

Giám sát sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp: Hội viên nông dân sẽ an tâm sản xuất

22-7-2014

Đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (VTNN) đúng pháp luật là trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), các bộ, ngành, địa phương đối với ND - đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều khi trao đổi với phóng viên NTNN về việc phối hợp giám sát thực hiện chính sách pháp luật về sản xuất, kinh doanh VTNN.

6 tháng cuối năm: Xuất khẩu nông sản đối mặt khó khăn

22-7-2014

“Hoạt động xuất khẩu (XK) nông sản 6 tháng cuối năm sẽ gặp những nhân tố bất lợi về thị trường. Một số nước nhập khẩu hàng nông sản lại đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu nên sẽ gây khó khăn cho XK nông sản của Việt Nam”.

Tái cơ cấu ngành thủy sản tiến lên hiện đại hóa

18-7-2014

Kể từ năm 1980, ngành thủy sản từ thảm cảnh “đứng bên bờ vực thẳm của sự đổ vỡ” trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành nông nghiệp chủ lực, đặc biệt trong XK.

Cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp

21-7-2014

Mức lãi suất cho vay tối đa đối với các dự án vay thuộc các chương trình thí điểm được áp dụng, cho vay ngắn hạn là 7%/năm; cho vay trung hạn là 10%/năm; cho vay dài hạn là 10,5%/năm.

Trên 1 triệu lượt hộ nghèo và cận nghèo vay vốn chính sách

15-7-2014

Đó là thông tin tại phiên họp thường kỳ quý II/2014 của HĐQT Ngân hàng CSXH cuối tuần qua, tại Hà Nội.

ĐBSCL chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng lợi nhuận

15-7-2014

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Tăng cường kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp

15-7-2014

Việc kiểm tra sẽ được tiến hành trên thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…

Hỗ trợ 100% lãi suất vay giảm tổn thất nông nghiệp

15-7-2014

Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất, do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Giá lúa gạo tăng, ai hưởng lợi?

15-7-2014

Những ngày qua, giá lúa gạo ở ĐBSCL đã bất ngờ tăng vọt. Đây là một tín hiệu vui, mặc dù nông dân đang vất vả thu hoạch vụ lúa hè - thu trong mưa dầm kéo dài. Tuy nhiên, phía sau chuyện lúa gạo tăng giá bất ngờ hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề.

Mỹ điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với cá tra Việt Nam

8-7-2014

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố quyết định sơ bộ về việc điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cá tra phi lê (fillet) đông lạnh của Việt Nam.

Hãy đặt nông dân ở vị trí trung tâm

8-7-2014

Trong tầm nhìn nông nghiệp đến năm 2020, Chính phủ đã đặt nông nghiệp làm nguồn lực chính cho sự phát triển kinh tế, đồng thời coi phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu chiến lược. Nhiều ý kiến cho rằng, để đạt được sự tăng trưởng ổn định và giá trị cao, cần đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt việc thi hành Luật Đất đai 2013

7-7-2014

Luật Đất đai sửa đổi 2013 đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7 vừa qua. Song tình trạng Luật chờ Thông tư, Nghị định và hoạt động thuê đất, giao đất, đền bù giải phóng mặt bằng có những thay đổi gì so với trước đây đang là nỗi băn khoăn chung của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước.