TIN TỨC-SỰ KIỆN

World Bank: "Dự án tài chính nông thôn là điển hình sử dụng vốn ODA hiệu quả"

Ngày đăng: 22 | 07 | 2014

Ngân hàng Thế giới đánh giá VN là quốc gia triển khai thành công nhất mô hình Dự án tài chính nông thôn trên thế giới. WB quyết định tiếp tục triển khai Dự án Tài chính Nông thôn III được coi là một tiền lệ chưa từng xảy ra với các dự án của WB.

Bà Victoria Kwakwa, 

Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam 

Dưới sự chủ trì của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu mối thực hiện Dự án Tài chính Nông thôn III (TCNT III) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết thúc Dự án TCNT vào ngày 21/7 tại Hà Nội nhằm tổng kết các thành công và rút kinh nghiệm thực tiễn triển khai dự án này, đồng thời nhìn nhận lại cả quá trình triển khai thực hiện Dự án chuỗi TCNT do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cho Việt Nam từ năm 1996.

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Victoria Kwakwa cùng nhiều đại diện các bộ ngành liên quan và đại diện 30 định chế tài chính tham gia dự án.

Dự án TCNT III nằm trong chuỗi 3 dự án TCNT có tổng trị giá 548 triệu USD, trong đó riêng Dự án TCNT III là 200 triệu USD do WB tài trợ, và dự án này được thực hiện trong 5 năm từ năm 2009.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Dự án, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Dự án TCNT III đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp nông thôn; tạo công ăn việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn và nâng cao ý thức của người dân nông thôn về bảo vệ môi trường. Dự án cũng góp phần thay đổi nhận thức của lãnh đạo ngân hàng cho vay gắn với các cam kết về môi trường.

Tính đến ngày 31/1/2013, toàn bộ khoản tín dụng 200 triệu USD của WB đã được giải ngân hoàn toàn, góp phần tăng cung ứng nguồn vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp nông thon, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, hỗ trợ đắc lực chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Viêt Nam nhận định: “Tôi lấy làm vui mừng khi biết rằng người nông dân vay vốn từ dự án đã thành công trong đầu tư và gia tăng được thu nhập của họ nhờ sử dụng tài chính của dự án. Qua 5 năm triển khai dự án, với nguồn vốn bổ sung từ các địn chế tài chính và đóng góp của người vay cuối khi tham gia dự án, nguồn vốn dự án đã tạo ra tổng mức đâu tư tại khu vực nong thôn lên tới 487 triệu USD. Như vậy, ước tính mỗi đồng vốn vay từ WB đã tạo ra 2,62 đồng đầu tư vào nền kinh tế nông thôn.”

Theo bà Kwakwa, điều đáng nói la tỷ lệ nợ quá hạn trung bình từ người vay cuối cùng đến các ngân hàng tham gia giải ngân ở mức rất thấp, chỉ 0,40%. Đặc biệt, khoản vay nhỏ của Dự án đã cấp cho người vay là phụ nữ.

Đến nay, hơn 135.000 người dân và doanh nghiệp khu vực nông thôn, trong đó có hơn 70.000 hộ gia đình nghèo đã tiếp cận được nguồn vốn của dự án. Dự án TCNT III đã tạo ra 140.000 việc làm mới ơ khu vực nông thôn. Bình quân khoảng 65 triệu đồng đầu tư tạo ra 1 việc làm mới cho thấy nguồn vốn dự án được đầu tư vào phân khúc thị trường có hệ số tạo việc lam cao.

Trong khuôn khổ Dự án TCNT III, trên 500 khóa đào tạo với gần 17.700 lượt cán bộ định chế tài chính, 9 gói thầu tư vấn quốc tế lớn góp phần quan trọng giúp các bên tham gia tăng cường năng lực, hoạt động hiệu quả.

Theo đánh giá, nguồn vốn từ dự án TCNT III nói riêng và chuỗi dự án TCNT nói chung sẽ tiếp tục được cho vay đến năm 2033 sẽ tạo ra tổng mức đầu tư xã hội ước dự kiến lên gần 5 tỷ USD từ các qũy quay vòng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận xét: Đây là một dự án ODA thực hiện rất xuất sắc. Các bên tham gia cần đánh giá cụ thể để rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án ODA khác.

“Chúng ta còn 21 tỷ USD vốn tài trợ ODA chưa được giải ngân, vậy mà chúng ta cứ kêu là thiếu tiền. Đây là một dự án mẫu. Vậy chúng ta cần đánh giá lại trong điều kiện các dự án ODA làm chưa tốt thì dự án này đã được thực hiện rất hiệu quả. Trong khi nhiều người cho rằng đầu tư vào nông nghiệp – nông thôn thường rủi ro cao, nhưng chúng ta cần phân tích bài học từ dự án tại sao tỷ lệ hoàn nợ của dự án lại đạt tới 99,7%,” Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đến nay, WB đã hỗ trợ vốn cho tổng số 129 dự án tại Việt Nam với tốn số vốn gần 16 tỷ USD. Gần đây, lãnh đạo WB đã cam kết sẽ tiếp tục tài trợ thêm vốn ODA với trị giá 4 tỷ USD đến năm 2017.

Theo Dân trí

NỘI DUNG KHÁC

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG

16-5-2014

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG

Thủy sản đối mặt nhiều rào cản phi thuế quan

22-7-2014

Năm 2014 đã xuất hiện thêm nhiều rào cản phi thuế quan đối với mặt hành thủy sản.

Không để tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuấ

22-7-2014

Người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn còn nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Làm thế nào để cải thiện và nâng cao đời sống người dân ở những vùng này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã trao đổi, làm rõ những vấn đề mà người dân còn băn khoăn, liên quan đến chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, vay vốn sản xuất...

Giám sát sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp: Hội viên nông dân sẽ an tâm sản xuất

22-7-2014

Đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (VTNN) đúng pháp luật là trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), các bộ, ngành, địa phương đối với ND - đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều khi trao đổi với phóng viên NTNN về việc phối hợp giám sát thực hiện chính sách pháp luật về sản xuất, kinh doanh VTNN.

6 tháng cuối năm: Xuất khẩu nông sản đối mặt khó khăn

22-7-2014

“Hoạt động xuất khẩu (XK) nông sản 6 tháng cuối năm sẽ gặp những nhân tố bất lợi về thị trường. Một số nước nhập khẩu hàng nông sản lại đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu nên sẽ gây khó khăn cho XK nông sản của Việt Nam”.

Tái cơ cấu ngành thủy sản tiến lên hiện đại hóa

18-7-2014

Kể từ năm 1980, ngành thủy sản từ thảm cảnh “đứng bên bờ vực thẳm của sự đổ vỡ” trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành nông nghiệp chủ lực, đặc biệt trong XK.

Cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp

21-7-2014

Mức lãi suất cho vay tối đa đối với các dự án vay thuộc các chương trình thí điểm được áp dụng, cho vay ngắn hạn là 7%/năm; cho vay trung hạn là 10%/năm; cho vay dài hạn là 10,5%/năm.

Trên 1 triệu lượt hộ nghèo và cận nghèo vay vốn chính sách

15-7-2014

Đó là thông tin tại phiên họp thường kỳ quý II/2014 của HĐQT Ngân hàng CSXH cuối tuần qua, tại Hà Nội.

ĐBSCL chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng lợi nhuận

15-7-2014

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Tăng cường kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp

15-7-2014

Việc kiểm tra sẽ được tiến hành trên thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…

Hỗ trợ 100% lãi suất vay giảm tổn thất nông nghiệp

15-7-2014

Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất, do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Giá lúa gạo tăng, ai hưởng lợi?

15-7-2014

Những ngày qua, giá lúa gạo ở ĐBSCL đã bất ngờ tăng vọt. Đây là một tín hiệu vui, mặc dù nông dân đang vất vả thu hoạch vụ lúa hè - thu trong mưa dầm kéo dài. Tuy nhiên, phía sau chuyện lúa gạo tăng giá bất ngờ hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề.