TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vốn tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn: Vẫn còn nhiều rào cản

Ngày đăng: 16 | 08 | 2013

Nhà nước đã có không ít các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn (NN-NT), nhưng tại sao đến nay khu vực này vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay?

Đây là câu hỏi được đặt ra tại Tọa đàm trực tuyến về “Đáp ứng tín dụng cho NN-NT" diễn ra tại Hà Nội ngày 15.8.
Vốn có nhưng khó vay...
Nghị định 41 về hỗ trợ cho vay vốn với NN-NT ra đời và đi vào cuộc sống chỉ mới 3 năm nhưng đã cơ bản tháo gỡ khó khăn về thiếu vốn trong sản xuất NN hiện nay. Ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước khẳng định: Bắt đầu có Nghị định 41 thì tín dụng cho NN là 292.000 tỷ đồng, cho đến nay, sau 3 năm số vốn cho vay đã là 622.000 tỷ đồng, tăng 2,1 lần. "Vốn tín dụng này chiếm trong tổng tín dụng của toàn ngành khoảng 18-19%, nếu cộng cả dư nợ của Ngân hàng CSXH thì chiếm khoảng 20-22%, tương ứng mức đóng góp cho GDP cả nước của ngành NN"- ông Mạnh khẳng định. 
Sản xuất NN thường gặp rủi ro lớn về thiên tai, dịch bệnh nên ngân hàng "ngại" cho vay.
 
Tuy nhiên, ông Lại Xuân Môn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đã thẳng thắn cho rằng, kể từ khi Nghị định 41 đi vào cuộc sống đến nay, tín dụng dành cho nông dân (ND) thông qua Hội ND mới chỉ là 13.000 tỷ đồng, trong khi số hộ ND trong cả nước là 14 triệu hộ. Như vậy "chưa đến 4% số hộ ND được vay vốn trong khi bình thường khoảng 50% số hộ ND hoặc hơn có nhu cầu vay vốn. Do vậy, vốn tín dụng cho NN-NT như vậy vẫn là quá nhỏ" - ông Môn nói.
Theo số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ nông thôn VN (VARHS) 2006 - 2012 với 50% số hộ ND được khảo sát vay nợ tại cuộc tọa đàm này cũng cho thấy, quy mô vay vốn của ND còn rất thấp, chỉ chiếm 13,6% trong tổng lượng vay. Ông Môn cho rằng: "Điều này đã cho thấy, thực tế vẫn còn quá nhiều rào cản tiếp cận vốn ngân hàng với NN-NT". Những "rào cản" mà ông Môn liệt kê đó là sản xuất NN thường rủi ro lớn về thiên tai, dịch bệnh nên ngân hàng "ngại" cho vay. Dù chính sách Nhà nước đưa ra là "cho nông dân vay không thế chấp" nhưng vẫn phải có sổ đỏ họ mới được vay. Doanh nghiệp thì càng không muốn đổ vốn vào NN-NT vì lãi ít, rủi ro cao. "Có thể nói, dù có nhiều chính sách tháo gỡ về vốn nhưng ND vẫn chịu thiệt thòi nhất, mất mùa ND chết, nhưng được mùa họ cũng thiệt vì giá lại thấp" - ông Môn nêu thực tế.
Gỡ cách nào?
Theo ông Mạnh, hiện nay, lãi suất cho vay với doanh nghiệp có tài chính tốt chỉ còn 6,5-7%, mặt bằng lãi suất chung chỉ còn 10-11%, đây là điều rất tích cực với khu vực NN-NT. Tuy nhiên, ông Mạnh cũng cho rằng, nếu sản xuất NN không thay đổi theo hướng hàng hóa lớn, có quy hoạch từng vùng, có chuỗi giá trị bền vững thì vẫn khó gỡ tín dụng cho khu vực này.
"Chúng ta phải phát triển hợp tác xã để đứng ra hỗ trợ ND, rồi phát triển các mô hình cánh đồng mẫu lớn để sản xuất hàng hóa thì mới có thể hấp thụ được vốn tín dụng (mô hình cánh đồng mẫu lớn giảm được 2% chi phí so với sản xuất nhỏ lẻ). Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay thì giống như việc đưa cho một hộ gia đình 500 triệu đồng thì người ta cũng chưa chắc biết sản xuất thế nào cho ra 600-700 triệu đồng. Nhưng nếu hợp tác với nhiều người thì số tiền đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều" - ông Mạnh nói. 
Phó chủ tịch Hội nông dân việt nam Lại Xuân Môn: Kiến nghị tăng vốn vay cho nông dân 
Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho NN-ND-NT nhưng vấn đề là nguồn tài chính dành cho các chính sách này đang còn hạn chế. Bản thân Hội ND cũng đã ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội, Agribank… để cấp vốn tín dụng qua kênh Hội ND cho thấy hiệu quả rất tốt, tỷ lệ trả nợ đúng hạn cao, nợ xấu thấp… được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao. Tuy nhiên, nguồn vốn đến với bà con ND vẫn còn ít. Chúng tôi kiến nghị vốn cho ND phải được tăng lên.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh rằng, gỡ tín dụng phải trên cơ sở tái cơ cấu của ngành NN. Theo đó, chọn những sản phẩm chủ lực, có thị trường và phát triển chuỗi giá trị, kể cả tín dụng vay vốn cũng phải bám sát với tổ chức lại sản xuất thì mới hiệu quả. "Tôi mong muốn trong chính sách tín dụng tới đây, ngoài chính sách chung thì phải có những chương trình tín dụng riêng, phù hợp với đặc thù sản xuất - thị trường cho những sản phẩm chủ lực như, cá tra, lúa gạo, cà phê..." - ông Tám nói.
Ông Mạnh cũng cho biết, từ nay đến cuối năm, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai các chính sách tín dụng trong lĩnh vực NN, ND đã được quy định. Đồng thời sẽ tiếp tục thực hiện dãn, hoãn nợ; giảm một phần lãi đối với những khoản nợ xấu của một số ngành nông sản… Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan sửa Nghị định 41. Theo đó, có thể nâng mức cho vay không thế chấp lên cao hơn (hiện là 50 triệu đồng), nghiên cứu để nông dân ở các đô thị, thị trấn, thị tứ cũng được vay vốn theo nghị định này, nghiên cứu để bãi bỏ việc giữ hay không giữ sổ đỏ của ND khi vay vốn... 
Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Báo động việc nông dân bỏ ruộng: Không bỏ ruộng thì... đói

16-8-2013

Không có nước, giá phân, giá giống lúa tăng cao, đầu ra hạt lúa lại bấp bênh, đó là những lý do để nhiều nông dân Quảng Nam bỏ ruộng hoang. Nếu không bỏ ruộng để đi kiếm việc khác thì chỉ... đói!

Miền núi phía Bắc: Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa

14-8-2013

Theo nhận định của các chuyên gia nông nghiệp, chăn nuôi đại gia súc sẽ trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB). Riêng tại Hà Giang, do địa hình hiểm trở, nhiều núi đá, khó chăn thả trâu, bò nên người dân nghĩ ra cách “nuôi bò trên lưng”, tức là nhốt bò trong chuồng, rồi trồng cỏ khắp các sườn núi đá, hàng ngày gùi cỏ về cho bò ăn.

Hơn 5 triệu USD phát triển chuỗi giá trị nông sản

14-8-2013

Chín chuỗi giá trị nông sản gồm dâu tằm tơ, chè, mây, tre, gai dệt vải, thảo quả, hồi, quế và rong biển sẽ được thiết lập trong chương trình Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo thông qua phát triển chuỗi giá trị nông sản (MARP) với số vốn 5,25 triệu USD do Thụy Sỹ tài trợ.

Cách nào nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp?

14-8-2013

Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xây dựng Đề án “Thí điểm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới” với kinh phí trên 2,05 tỷ đồng.

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông - lâm - thủy sản: Còn nhiều bất cập

14-8-2013

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản (ATTPNLTS), vật tư nông nghiệp (VTNN) là một trong những khâu quan trọng, góp phần nâng cao giá trị của hàng NLTS. Dù được đầu tư bài bản, bước đầu mang lại thành công nhất định, song cũng cần thẳng thắn thừa nhận, công tác này vẫn tồn tại không ít bất cập, hạn chế mà muốn khắc phục cần có thời gian dài cũng như sự vào cuộc tích cực của nhiều cấp, ngành quản lý.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ THIẾT KẾ VÀ IN ẤN TÀI LIỆU HỘI THẢO

22-5-2013

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” từ nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch, Trung tâm Thông tin PTNNNT – Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT dự kiến tổ chức Hội thảo: Bức tranh Nông thôn, Nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra Tiếp cận Nguồn lực hộ gia đình”.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ HỘI THẢO

10-6-2013

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” từ nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch, Trung tâm Thông tin PTNNNT – Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT dự kiến tổ chức Hội thảo Hội thảo: Bức tranh Nông thôn, Nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra Tiếp cận Nguồn lực hộ gia đình” thuộc hoat động 1.5: Hỗ trợ thiết lập cơ sở dữ liệu nông hộ tại Bộ Nông nghiệp và PTNT cho mục đích chính sách.

Xác định lại cấu trúc nông nghiệp

13-8-2013

Không hẳn tái cơ cấu, mà cấu trúc lại nền nông nghiệp, từ phạm vi toàn quốc đến từng vùng rồi tới các tiểu vùng, là ý kiến của PGS.TS Vũ Trọng Khải (ảnh), nguyên Hiệu trưởng Trường cán bộ quản lý NN-PTNT II - Bộ NN-PTNT.

Cốt lõi của nông nghiệp Việt Nam

13-8-2013

Đã hơn 38 năm đất nước thống nhất. Vậy mà đến nay, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những nước chậm phát triển và ở nông thôn người nông dân Việt Nam vẫn đang phải vật lộn vất vả chống đói nghèo.

Phải thay đổi thể chế quản lý

13-8-2013

Tuy có thành tích và truyền thống phát triển kinh tế, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt xuất phát từ “đặc thù” một đất nước nông nghiệp truyền thống, tư duy làng xã và óc tư hữu manh mún, nên nước ta vẫn dừng lại ở trình độ sản xuất nhỏ.

FAO dự báo: Giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục giảm

13-8-2013

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.

Báo động việc nông dân bỏ ruộng

13-8-2013

Bộ NNPTNT vừa có công văn gửi sở NNPTNT các tỉnh, thành cả nước tiến hành kiểm tra thực trạng nông dân bỏ ruộng hoặc xin trả lại ruộng.