TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xác định lại cấu trúc nông nghiệp

Ngày đăng: 13 | 08 | 2013

Không hẳn tái cơ cấu, mà cấu trúc lại nền nông nghiệp, từ phạm vi toàn quốc đến từng vùng rồi tới các tiểu vùng, là ý kiến của PGS.TS Vũ Trọng Khải (ảnh), nguyên Hiệu trưởng Trường cán bộ quản lý NN-PTNT II - Bộ NN-PTNT.

Tránh sai lầm nhận thức 
Thưa ông, trong những bài phỏng vấn, bài viết vừa qua trong chuyên mục Tái cơ cấu nông nghiệptrên Báo NNVN, nhiều ý kiến cho rằng tái cơ cấu nông nghiệp phải bắt đầu từ việc nhận thức lại về an ninh lương thực (ANLT). Ông nghĩ sao về vấn đề này?
ANLT như nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nói là đúng. Lâu nay, nước mình phân biệt lương thực với thực phẩm, nhưng thế giới chỉ dùng một từ chung là food. Gạo là thực phẩm, sữa hay thịt cũng là thực phẩm. Vấn đề là anh cung cấp đủ dinh dưỡng cho con người. Cho nên ANLT đâu phải chỉ là ở lúa gạo hay tinh bột. Mình lại hiểu nhầm ANLT là an ninh tinh bột. Đấy là một cái sai lầm về nhận thức. Từ đó, mới có suy nghĩ an ninh lương thực phải là lúa, nên đã dẫn tới sự cứng nhắc về diện tích lúa.
ANLT phải hiểu theo nghĩa rộng chứ không phải chỉ là an ninh tinh bột. Nhu cầu ăn tinh bột của người Việt Nam trong tương lai sẽ ngày càng giảm đi, nhưng ăn những thực phẩm khác sẽ tăng lên. Như vậy, có thể thấy nếu thay đổi cơ cấu dinh dưỡng, cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam, thì dù thay đổi cơ cấu cây trồng, vẫn sẽ đảm bảo ANLT. Tính hiệu quả của nền nông nghiệp là đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, chứ không phải chỉ là an ninh lương thực. Vậy thì thay đổi cơ cấu cây trồng, trồng những cây không phải lương thực vẫn đảm bảo an ninh lương thực. Vấn đề là thay đổi thế nào cho hiệu quả? Hiệu quả ở đây là cho cả nền kinh tế, cho cả đất nước và hiệu quả trực tiếp cho người nông dân. Vừa rồi, chúng ta làm nông nghiệp chỉ xét hiệu quả chung của nền kinh tế mà không tính tới lợi ích nông dân.
Nông sản đang chiếm 24 - 25% giá trị xuất khẩu cả nước, và góp phần quan trọng về giảm nhập siêu. Đó là hiệu quả của nền kinh tế, nhưng hiệu quả của người làm nông nghiệp đang rất thấp. Bởi trong rổ hàng hóa để tính CPI, phần lớn là lương thực, thực phẩm. Lương thực, thực phẩm bán với giá thấp thì CPI tăng chậm. Khi CPI tăng chậm, chỉ 6 - 7%/năm, rõ ràng sẽ có lợi cho người không làm nông nghiệp nhưng bất lợi cho nông dân. Mặt khác, nông nghiệp hiện chỉ đóng góp 20% GDP nhưng lại phải nuôi tới 70% dân số cả nước, thì nông dân làm sao mà khá được?
Khi bàn về tái cơ cấu nền nông nghiệp, việc chuyển đổi đất trồng lúa đang được nói tới nhiều nhất, bởi có một thực tế là cây lúa đang mang lại hiệu quả rất thấp cho người trồng lúa. Theo ông, cây lúa có thực là kém hiệu quả hay không?
Hiện nay, đang đặt ra vấn đề làm lúa kém hiệu quả. Nhưng phải hiểu đúng thế nào là hiệu quả. Nếu tính hiệu quả trên 1 ha đất, thì đúng là lúa kém hiệu quả so với nhiều cây trồng, vật nuôi khác như hoa màu, cây trồng cạn, thủy sản… Nhưng nếu tính lợi nhuận trên một đồng vốn hay một công lao động thì chưa chắc. Vì làm lúa đâu có tốn nhiều vốn và nhiều công như sản xuất hoa màu, thủy sản. Nếu được tích tụ ruộng đất lớn, làm lúa vẫn rất hiệu quả. Ông Sáu Đức ở An Giang có 150 ha trồng lúa 2 vụ, bảo ông ấy chuyển trồng màu, ông ấy không chịu. Bởi với cây lúa, ông ấy đang rất hiệu quả khi tính trên 1 đồng vốn đầu tư hay 1 công lao động bỏ ra. Mặt khác, nếu chuyển sang rau hoặc cây màu khác, ông ấy không thể làm được vì vốn đầu tư sẽ rất lớn và những khó khăn, phức tạp của kỹ thuật và thị trường. Về kỹ thuật, nếu chuyển cả 150 ha lúa sang rau màu, ông ấy phải trồng nhiều loại cây khác nhau, đòi hỏi phải am hiểu nhiều kỹ thuật canh tác khác nhau. Mỗi một loại sản phẩm rau lại đòi hỏi công nghệ chế biến, bảo quản riêng, thị trường riêng. Do đó, khi sở hữu 150 ha lúa, ông ấy không cần chuyển đổi sang cây khác, dù là chỉ chuyển đổi 1/3 chỗ diện tích ấy sang rau màu ông ấy cũng không làm vì với diện tích ấy, làm lúa vẫn rất hiệu quả.
 
Anh Huỳnh Phong Nghiệp ở ấp An Hòa, xã An Phú (Củ Chi, TP.HCM) nuôi bò sữa cho thu nhập khoảng trăm triệu đồng/tháng
 
TÁI CẤU TRÚC THAY VÌ TÁI CƠ CẤU
Chúng ta đang bàn tới vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp, nhưng cũng có nhiều ý kiến lại nói rằng phải là tái cấu trúc nông nghiệp. Vậy, thưa ông, tái cơ cấu và tái cấu trúc có phải là một hay không? Nếu tái cơ cấu và tái cấu trúc là khác nhau thì chúng ta nên đi theo hướng nào?
Tái cấu trúc và tái cơ cấu không phải là một. Tái cơ cấu tức là chỉ xác lập lại các vị trí và mối quan hệ của những yếu tố đã có. Còn tái cấu trúc là làm lại từ đầu, từ nền móng cho tới đỉnh. Tức là phải tạo ra những cấu thành mới và xác định những vị trí, mối tương tác mới trong hệ thống để tạo ra một chất lượng mới.
Chúng ta nên đặt ra vấn đề tái cấu trúc hay tái cơ cấu? Nếu là tái cơ cấu, thì trên một thửa ruộng trồng 2 vụ lúa, chúng ta chỉ cần thay đổi bằng cách trồng 1 vụ lúa và làm 1 vụ tôm hay rau màu khác mà không cần phải thay đổi kết cấu hạ tầng. Còn tái cấu trúc là phải xác lập lại chiến lược sản phẩm, xây dựng lại kết cấu hạ tầng phù hợp với chiến lược sản phẩm, xây dựng lại thể chế quản lý cả vi mỗ lẫn vĩ mô.
Theo tôi, để nông nghiệp phát triển bền vững, đem lại lợi ích cho nông dân, chúng ta nên tái cấu trúc lại nền nông nghiệp, từ phạm vi toàn quốc đến từng vùng rồi tới các tiểu vùng. Lâu nay chúng ta nói là nông nghiệp có 7 vùng sinh thái, nhưng khi làm nông thôn mới lại đi lập quy hoạch từ xã. Làm vậy là sai và phản khoa học. Bởi không thể nào phát triển một nền nông nghiệp bền vững mà lại bắt đầu từ quy hoạch xã, vì nó sẽ phá vỡ cơ cấu chiến lược của nền nông nghiệp. Mà phải xây dựng cơ cấu, chiến lược phát triển nông nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, trên phạm vi toàn bộ nền nông nghiệp quốc gia và trong phạm vi từng vùng sinh thái, cho đến từng tiểu vùng, không phân biệt theo cấp hành chính.
Còn cứ quy hoạch, xây dựng chiến lược theo từng cấp hành chính thì sẽ xảy ra tình trạng mâu thuẫn nhau, mạnh ai nấy làm. Chẳng hạn một tỉnh nào đó có diện tích lúa không đáng kể, họ sẽ ít quan tâm đến cây lúa. Nhưng nó lại thuộc một vùng lúa lớn của cả nước, thì cây lúa ở tỉnh đó vẫn có tầm quan trọng. Cho nên phải xây dựng cấu trúc, chiến lược phát triển cho toàn quốc, cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp cả nước. Sau đó mới tính đến từng vùng sinh thái nông nghiệp rồi đến những tiểu vùng nhỏ nhất đến mức không thể chia được nữa. Như vậy mới có được một bức tranh tổng thể về cấu trúc của nền nông nghiệp. Từ chiến lược ấy, mới xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng.
Khi tái cấu trúc nền nông nghiệp, phải xét tới 3 yếu tố. Trước hết là yếu tố thị trường. Thị trường phải bao gồm thị trường trong và ngoài nước, và xác định rõ cái gì xuất khẩu, cái gì phục vụ tiêu dùng nội địa. Thứ hai là phải dựa vào tiến bộ khoa học, công nghệ. Có khi, trước đây một mặt hàng nông sản nào đó không có khả năng xuất khẩu, nhưng bây giờ nhờ khoa học công nghệ mới tác động vào, nó lại trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh. Thứ ba là tổ chức chuỗi giá trị ngành hàng từ trang trại đến bàn ăn hay từ trang trại đến mạn tàu xuất khẩu. Nếu tổ chức được chuỗi đó thì mới đảm bảo được lợi ích của nông dân.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các chuỗi giá trị ngành hàng Việt Nam phải tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu để có được lợi thế cạnh tranh. Mà để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong từng ngành hàng phải đảm bảo 3 yếu tố: Khối lượng hàng hóa đủ lớn với chất lượng ổn định, đồng đều, bảo đảm VSATTP; phải có giá cả cạnh tranh; phải tổ chức được kênh phân phối. Muốn làm được 3 yếu tố ấy, phải làm cho 2 chủ thể chính trong chuỗi giá trị ngành hàng lớn lên, đó là nông dân và doanh nghiệp. Theo đó, nông dân phải được tích tụ ruộng đất.
Khi nông dân có diện tích đất ruộng lớn, họ sẽ có nhu cầu liên kết lại với nhau thành các HTX và có đủ kinh nghiệm, khả năng để quản lý, đưa HTX phát triển. Còn khi nông dân chỉ có 5 - 7 công đất, họ sẽ không có nhu cầu và không có khả năng quản lý HTX. Cần có chính sách đào tạo nông dân chuyên nghiệp, để có những thanh nông tri điền chứ không phải là làm nông nghiệp theo kiểu cha truyền con nối đến mức lão nông rồi mới tri điền như lâu nay.
Nói tóm lại, phải xây dựng lại một nền nông nghiệp từ manh mún, nhỏ lẻ thành một nền nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/113625/Xac-dinh-lai-cau-truc-nong-nghiep.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Cốt lõi của nông nghiệp Việt Nam

13-8-2013

Đã hơn 38 năm đất nước thống nhất. Vậy mà đến nay, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những nước chậm phát triển và ở nông thôn người nông dân Việt Nam vẫn đang phải vật lộn vất vả chống đói nghèo.

Phải thay đổi thể chế quản lý

13-8-2013

Tuy có thành tích và truyền thống phát triển kinh tế, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt xuất phát từ “đặc thù” một đất nước nông nghiệp truyền thống, tư duy làng xã và óc tư hữu manh mún, nên nước ta vẫn dừng lại ở trình độ sản xuất nhỏ.

FAO dự báo: Giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục giảm

13-8-2013

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.

Báo động việc nông dân bỏ ruộng

13-8-2013

Bộ NNPTNT vừa có công văn gửi sở NNPTNT các tỉnh, thành cả nước tiến hành kiểm tra thực trạng nông dân bỏ ruộng hoặc xin trả lại ruộng.

Nan giải bài toán tạm trữ lúa gạo

13-8-2013

Theo Bộ NNPTNT, qua báo cáo của đoàn kiểm tra và VFA, (dự kiến đến ngày 31.7, thời điểm kết thúc thu mua tạm trữ lúa gạo), khả năng thu mua tạm trữ chỉ đạt 80 - 85% chỉ tiêu Chính phủ giao với khối lượng tương đương 800.000 - 850.000 tấn.

BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯỢC THÀNH LẬP

31-7-2013

Ngày 30 tháng 7 năm 2013, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.

BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯỢC THÀNH LẬP

31-7-2013

Ngày 30 tháng 7 năm 2013, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.

Mặt trái của sản xuất nông nghiệp

30-7-2013

Trên 60% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ; khoảng 73% triệu tấn chất thải chăn nuôi, 90% khối lượng chất thải rắn chưa được xử lý chủ yếu đổ ra ven đường làng, bờ kênh, đổ trực tiếp ra kênh mương mỗi năm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...

Người giàu được tiếp cận dịch vụ công nhiều hơn người nghèo

26-7-2013

Nhà nước có thể đầu tư về trang thiết bị, song bác sĩ giỏi không muốn về công tác tại y tế tuyến xã.

Sau 10 năm sắp xếp đổi mới nông-lâm trường quốc doanh: vẫn còn nhiều việc phải làm

22-7-2013

Sau 10 năm thực hiện đổi mới NLT quốc doanh, đến thời điểm 30/6/2013 cả nước đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức thành các công ty TNHH1TV nông-lâm nghiệp, các công ty cổ phần và các Ban quản lý rừng.

Nông dân càng làm càng lỗ: Hậu quả của sai lầm chiến lược

8-7-2013

"Tôi nghĩ đấy là một trong những sai lầm của mình, cũng là một cái sai mang tính chất chiến lược, ham thành tích mà nói cho cùng thì thành tích xuất khẩu gạo nhiều thì ai là được hưởng nhiều nhất, đó là mấy doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, những đơn vị trong Hiệp hội xuất khẩu lượng thực", chuyên gia Phạm Chi Lan nhìn nhận.

Công nghệ giữ tươi đến 10 năm

2-7-2013

Nhật Bản đã chuyển giao cho Việt Nam công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CAS) hiện đại nhất hiện nay. Nông thủy sản sẽ được giữ tươi ngon đến 99,7% so với lúc vừa thu hoạch trong thời gian lên đến 10 năm.