TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nan giải bài toán tạm trữ lúa gạo

Ngày đăng: 13 | 08 | 2013

Theo Bộ NNPTNT, qua báo cáo của đoàn kiểm tra và VFA, (dự kiến đến ngày 31.7, thời điểm kết thúc thu mua tạm trữ lúa gạo), khả năng thu mua tạm trữ chỉ đạt 80 - 85% chỉ tiêu Chính phủ giao với khối lượng tương đương 800.000 - 850.000 tấn.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc kéo dài thời gian thu mua tạm trữ là giải pháp hết sức “ưu ái” cho các doanh nghiệp, trong khi đó người trồng lúa gặp vô vàn khó khăn. 
Vụ hè thu 2013, Kiên Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa cao nhất các tỉnh ĐBSCL lên đến gần 1,6 triệu tấn. Trong khi đó, chỉ tiêu được giao mua tạm trữ của địa phương này chỉ có 85.000 tấn gạo. Mặc dù các doanh nghiệp hết sức được Nhà nước ưu ái về nguồn vốn, lãi suất nhưng kết thúc đợt mua tạm trữ (31.7), Kiên Giang chỉ hoàn thành đạt 85% chỉ tiêu được giao, nhiều doanh nghiệp chỉ đạt từ 40 – 50%, dẫn đến làm giá lúa trong dân giậm chân tại chỗ, nhiều nông dân bán lúa với giá thấp chấp nhận thua lỗ. 
Ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang đề xuất: “Theo tôi, chính sách tạm trữ cần phải phối hợp đồng bộ. Lúa, gạo đang là câu chuyện nóng, Chính phủ nên mua tạm trữ 20-30% sản lượng/vụ. Các doanh nghiệp VFA phải mua dự trữ 20-30% (các doanh nghiệp này đã hưởng chính sách từ đầu tư mấy triệu tấn kho), nông dân cũng phải dự trữ 10-20%/vụ. Số còn lại lưu thông mua bán là hợp lý, giảm bớt áp lực ùn ứ lúa hàng hóa. Để nông dân có thể tồn trữ 10-20% lúa làm ra của chính họ, cần có chính sách hỗ trợ”.
Theo ông Mai Anh Nhịn – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang cho rằng: Việc liên kết giữa doanh nghiệp, ND và chính quyền để điều hành chỉ đạo sản xuất đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là rất cần thiết, quan trọng là giải quyết chuyện được mùa mất giá, không bị động trong việc tiêu thụ lúa.
Lãnh đạo nhiều địa phương kiến nghị, Chính phủ nên định thời gian thu mua cho từng vùng khác nhau, thu mua trước thời vụ để khi tới thời vụ kịp thời triển khai thu mua giá lúa lúc đó sẽ không giảm. Cần phải xác định rõ sản lượng của từng vùng để có chính sách thu mua kịp thời.
“VFA tăng cường công tác theo dõi, phân tích thông tin diễn biến tình hình thị trường, phối hợp chặt chẽ với các thương nhân xuất khẩu gạo để nắm sát diễn biến từng thị trường, kịp thời có những giải pháp điều phối ứng phó linh hoạt… VFA định hướng để các doanh nghiệp không vội bán giá thấp để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu chung” – Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đưa ra giải pháp. 
Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯỢC THÀNH LẬP

31-7-2013

Ngày 30 tháng 7 năm 2013, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.

BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯỢC THÀNH LẬP

31-7-2013

Ngày 30 tháng 7 năm 2013, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.

Mặt trái của sản xuất nông nghiệp

30-7-2013

Trên 60% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ; khoảng 73% triệu tấn chất thải chăn nuôi, 90% khối lượng chất thải rắn chưa được xử lý chủ yếu đổ ra ven đường làng, bờ kênh, đổ trực tiếp ra kênh mương mỗi năm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...

Người giàu được tiếp cận dịch vụ công nhiều hơn người nghèo

26-7-2013

Nhà nước có thể đầu tư về trang thiết bị, song bác sĩ giỏi không muốn về công tác tại y tế tuyến xã.

Sau 10 năm sắp xếp đổi mới nông-lâm trường quốc doanh: vẫn còn nhiều việc phải làm

22-7-2013

Sau 10 năm thực hiện đổi mới NLT quốc doanh, đến thời điểm 30/6/2013 cả nước đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức thành các công ty TNHH1TV nông-lâm nghiệp, các công ty cổ phần và các Ban quản lý rừng.

Nông dân càng làm càng lỗ: Hậu quả của sai lầm chiến lược

8-7-2013

"Tôi nghĩ đấy là một trong những sai lầm của mình, cũng là một cái sai mang tính chất chiến lược, ham thành tích mà nói cho cùng thì thành tích xuất khẩu gạo nhiều thì ai là được hưởng nhiều nhất, đó là mấy doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, những đơn vị trong Hiệp hội xuất khẩu lượng thực", chuyên gia Phạm Chi Lan nhìn nhận.

Công nghệ giữ tươi đến 10 năm

2-7-2013

Nhật Bản đã chuyển giao cho Việt Nam công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CAS) hiện đại nhất hiện nay. Nông thủy sản sẽ được giữ tươi ngon đến 99,7% so với lúc vừa thu hoạch trong thời gian lên đến 10 năm.

Từ tháng 7.2013: Nhiều chính sách mới có hiệu lực

2-7-2013

Theo Nghị định 66/2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2013, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.

Liên kết phải từ nhu cầu của nông dân

2-7-2013

Luật Hợp tác xã sẽ có tác động thế nào đến chính sách sản xuất nông nghiệp, nông thôn? Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Lê Đức Thịnh– Trưởng Bộ môn Thể chế nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn).

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Điều chỉnh chuỗi sản xuất để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân

2-7-2013

Sáu tháng đầu năm nay, toàn ngành nông nghiệp đã vượt qua khó khăn, thách thức để triển khai có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nâng cao đời sống dân cư nông thôn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang tiếp tục có xu hướng giảm, cho thấy ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, thách thức.

Để hoàn thành mục tiêu XK thủy sản đạt 6,5 tỷ USD: Phải sớm tháo gỡ nhiều việc

2-7-2013

Tại Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm vừa tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám cho biết, từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức, song điều đáng mừng là, giá trị sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm vẫn tăng, ước đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ 1/7, áp thuế suất 20% cho các doanh nghiệp ưu tiên

2-7-2013

Ngày 28/6, Bộ Tài chính có công văn gửi các địa phương yêu cầu phải áp dụng ngay mức thuế suất 20% cho doanh nghiệp có doanh thu không quá 20 tỉ đồng, cũng như các ưu đãi thuế khác từ 01/7/2013.