TIN TỨC-SỰ KIỆN

Liên kết phải từ nhu cầu của nông dân

Ngày đăng: 02 | 07 | 2013

Luật Hợp tác xã sẽ có tác động thế nào đến chính sách sản xuất nông nghiệp, nông thôn? Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Lê Đức Thịnh– Trưởng Bộ môn Thể chế nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn).

TS Lê Đức Thịnh cho biết: Luật Hợp tác xã (HTX) có 2 điểm mới, đó là đã xác định lại bản chất của HTX và luật hóa các chính sách mà Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh tế hợp tác nói chung và HTX nói riêng. Nếu trước đây, khái niệm HTX là phải kinh doanh có lãi giống như một doanh nghiệp (DN) nên các quy định cũ luôn lấy tiêu chí lời lãi để đánh giá mức độ hiệu quả của HTX, thì Luật HTX đã xác định bản chất của HTX là tập hợp của con người chứ không phải tập hợp của vốn. Luật HTX đã xác định HTX là một tổ chức kinh tế tập thể, mang tính kinh tế tương trợ, mang lại lợi ích cho thành viên.
Nghị định 88/2005 quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX nhưng thực tế lại không chi tiết hóa được, còn Luật HTX đã quy định rõ hỗ trợ những hoạt động cụ thể, bắt buộc cả T.Ư và địa phương phải bố trí vốn đề hỗ trợ HTX phát triển.
Ngoài những tiến bộ như trên, theo ông Luật HTX còn có những hạn chế gì và khi triển khai liệu có vướng mắc?
- Trước tiên, phải khẳng định Luật HTX của chúng ta đã được Liên minh HTX quốc tế thừa nhận có tính ưu việt và thể hiện bản chất của HTX rất rõ. Tuy nhiên, Luật HTX dù tiến bộ vẫn còn một số điểm hạn chế. Thứ nhất, sau khi Quốc hội thông qua, nhiều người lo ngại, bởi chiểu theo luật, có khoảng hơn 30% số HTX, tức khoảng 8.700 trong gần 19.000 HTX phải giải thể, phải chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc phải đăng ký lại.
Một hạn chế khác là, luật quy định khu vực HTX là pháp nhân, nhưng ở vùng nông thôn kinh tế hợp tác chủ yếu nằm ở tổ hợp tác, còn các HTX rất ít. Hiện cả nước chỉ có 7.000 HTX nông nghiệp, trong khi tổ hợp tác có khoảng 370.000 đơn vị, trong đó lĩnh vực nông nghiệp cũng khoảng hơn 100.000. Dù tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân, nhưng lại là “mầm mống” có thể phát triển thành HTX. Nếu như chúng ta bỏ lơ khu vực này sẽ không tạo ra sự liên tục trong phát triển kinh tế tập thể.
Lâu nay câu chuyện “được mùa mất giá” và việc liên kết nông dân với DN vẫn cứ luẩn quẩn chưa giải quyết được. Theo ông, Luật HTX có góp phần giải quyết được vấn đề này?
- Đúng là câu chuyện làm thế nào để hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và liên kết nông dân với DN cứ luẩn quẩn chưa có phương án giải quyết. Nguyên nhân sâu xa là chưa được xác định đúng bản chất là muốn liên kết phải có tổ chức của nông dân đích thực. Hiện nay, các giải pháp không đi vào đúng bản chất, cứ loay hoay hỗ trợ giá và liên kết, nhưng không hề đặt ra là hỗ trợ thế nào và liên kết ai với ai, liên kết thế nào.
Tôi có thể khẳng định, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân là không thể, vì hỗ trợ trực tiếp tới nông dân thì chi phí trực tiếp là quá lớn. Ví dụ, mua thóc gạo tạm trữ, không thể hỗ trợ cho hơn 1 triệu hộ mà mỗi hộ lại có diện tích, sản lượng khác nhau. Mặt khác, nếu thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thì lại vi phạm cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các sản phẩm của nông dân xuất khẩu sẽ luôn bị kiện bán phá giá, nên chỉ có cách tốt nhất là hỗ trợ qua các tổ chức của nông dân như HTX. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít HTX là các tổ chức đích thực của nông dân, đa phần còn lại là các tổ chức HTX “giả” không phải là bản chất của liên kết.
Cụ thể, các HTX “giả” ở đây là như thế nào?
- Hiện nay có nhiều liên kết không phải xuất phát từ chính nhu cầu của nông dân. Ví như các tổ hợp tác, HTX do DN, đặc biệt là DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lập nên và do dự án thành lập. Bản chất của các tổ hợp tác hay HTX này chỉ phục vụ cho chính dự án đó và khi dự án kết thúc, các tổ chức của nông dân cũng không còn. Còn đối với các tổ chức do các DN lập ra, như các HTX chăn nuôi, trồng trọt, gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, bản chất của liên kết này là làm cho nông hộ trở thành “tế bào” của DN.
Xin cảm ơn ông!
Luật HTX đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20.11.2012, có hiệu lực từ ngày 1.7.2013. Luật HTX bao gồm 64 điều, quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của HTX, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Điều chỉnh chuỗi sản xuất để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân

2-7-2013

Sáu tháng đầu năm nay, toàn ngành nông nghiệp đã vượt qua khó khăn, thách thức để triển khai có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nâng cao đời sống dân cư nông thôn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang tiếp tục có xu hướng giảm, cho thấy ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, thách thức.

Để hoàn thành mục tiêu XK thủy sản đạt 6,5 tỷ USD: Phải sớm tháo gỡ nhiều việc

2-7-2013

Tại Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm vừa tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám cho biết, từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức, song điều đáng mừng là, giá trị sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm vẫn tăng, ước đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ 1/7, áp thuế suất 20% cho các doanh nghiệp ưu tiên

2-7-2013

Ngày 28/6, Bộ Tài chính có công văn gửi các địa phương yêu cầu phải áp dụng ngay mức thuế suất 20% cho doanh nghiệp có doanh thu không quá 20 tỉ đồng, cũng như các ưu đãi thuế khác từ 01/7/2013.

Cần có chính sách hỗ trợ người trồng mía

2-7-2013

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2012 - 2013, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trồng được khoảng 48.000ha mía, sản lượng ước đạt 3,2 triệu tấn. Tuy nhiên gần đây, do giá mía xuống thấp, nhiều nông dân thua lỗ phải chuyển sang trồng các loại cây khác dẫn đến diện tích mía nguyên liệu ngày càng giảm.

Cơ hội với thị trường giống nông nghiệp

2-7-2013

Nông nghiệp chỉ đóng góp 1% - 2% GDP vào kinh tế TPHCM nhưng lại liên quan đến đời sống của hơn 1 triệu người dân vùng ven và ngoại thành. Vì vậy, tại buổi khai mạc Hội chợ Giống nông nghiệp TP lần thứ nhất vừa diễn ra cuối tuần qua, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà đã nhấn mạnh quyết tâm đưa TP trở thành trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống cho người dân ngoại thành và khu vực cũng như cả nước.

Bức tranh nông thôn còn tối

28-6-2013

Hôm qua (27.6), tại Hà Nội, Báo NTNN phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) tổ chức Hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân VN nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”. Hội thảo là hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Hội ND toàn quốc lần thứ VI.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Chú trọng sản xuất quy mô lớn

14-6-2013

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu (ĐATCC) ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng bền vững.

Áp dụng công nghệ tiên tiến để tránh cảnh "được mùa, mất giá"

14-6-2013

Những hạn chế trong công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch từ nhiều năm qua đã khiến người nông dân thường lâm vào cảnh “được mùa, mất giá”.

Tạm trữ lúa gạo là hỗ trợ thị trường, không phải là bao tiêu sản phẩm

14-6-2013

Xây dựng Thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A, có thể khiến rừng Cát Tiên sẽ bị mất 137 ha, vấn đề này một lần nữa được đại biểu Trương Văn Vở đưa ra Quốc hội tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát.

3 năm xây dựng nông thôn mới: Người dân mong chờ điều gì?

13-6-2013

Theo dự kiến, một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội là vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) sau gần 3 năm triển khai thực hiện.

Nông dân làm... không lãi

13-6-2013

Chăn nuôi không có lãi. Trồng lúa không có lãi. Hiện lúa chín đầy đồng, trái cây, lợn, gà, cá tra... rất nhiều nhưng tiêu thụ chậm...

Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp

13-6-2013

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.