TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần có chính sách hỗ trợ người trồng mía

Ngày đăng: 02 | 07 | 2013

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2012 - 2013, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trồng được khoảng 48.000ha mía, sản lượng ước đạt 3,2 triệu tấn. Tuy nhiên gần đây, do giá mía xuống thấp, nhiều nông dân thua lỗ phải chuyển sang trồng các loại cây khác dẫn đến diện tích mía nguyên liệu ngày càng giảm.

Vị ngọt cây mía khó qua
Niên vụ mía 2012 - 2013, tỉnh Trà Vinh có khoảng 6.500ha mía; riêng vùng mía nguyên liệu của huyện Trà Cú đạt trên 5.075ha. Ngay từ đầu vụ, mía cây được Công ty Mía đường Trà Vinh mua vào với giá 1.060 đồng/kg (mía đạt 10 chữ đường) nhưng đến cuối tháng 4/2013, giá mía cây giảm xuống còn 960 đồng/kg. Trong khi giá mía nguyên liệu giảm thì giá nhân công lại tăng 30 - 35%, vật tư nông nghiệp tăng 10 - 15%. 
Ông Thạch Sol ở ấp Bảy Xào, xã Kim Sơn (Trà Cú) cho biết: "Với giá mía như năm nay, sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân chỉ còn lãi 15 - 20 triệu đồng/ha. Nếu đem chia cho thời gian 10 tháng/vụ, người trồng mía chỉ thu chưa tới 2 triệu đồng/ha/tháng, so với các cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế từ mía là thấp nhất".
Tương tự, những năm qua, người trồng mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) chưa bao giờ được nếm "vị ngọt" thật sự. Với diện tích 1ha đất trồng mía, niên vụ 2012 - 2013, gia đình anh Nguyễn Hoàng Sơn ở ấp Văn Sáu, xã Đại Ân (Cù Lao Dung) thu được gần 100 tấn mía cây, giá bán 980 đồng/kg (10 CCS), trừ chi phí còn lãi 21 triệu đồng/ha. Anh Sơn nói: "Nếu năng suất mía khoảng 90-100 tấn/ha và đạt 8,0CCS là coi như lỗ. Chúng tôi rất mong Nhà nước và ngành chức năng sớm có các chính sách hỗ trợ cho người trồng mía". 
Cần có chính sách hỗ trợ người trồng mía
Để duy trì diện tích vùng mía nguyên liệu ổn định, đồng thời kết hợp hài hòa lợi ích giữa người trồng mía và nhà máy, đã đến lúc cần có các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người trồng mía như đối với các cây trồng khác. 
Nhằm đảm bảo ổn định diện tích vùng mía nguyên liệu, niên vụ 2013 - 2014 và trở về sau, Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) sẽ ký hợp đồng bao tiêu cho người trồng mía trong và ngoài tỉnh với diện tích khoảng 12.991ha, tương đương sản lượng 1,2 triệu tấn mía. Riêng tại Hậu Giang, Casuco ký hợp đồng 7.513ha, sản lượng 750.000 tấn. Đến thời điểm này, bộ phận khuyến nông của Casuco đã ký biên bản hợp đồng với các địa phương và thông báo đến người dân về giá mía bao tiêu, thống kê sản lượng thu hoạch từng thời điểm để cân đối cho phù hợp khi nhà máy hoạt động.
Kiên Giang cũng sẽ ký hợp đồng bao tiêu 1.229ha mía với sản lượng khoảng 81.000 tấn; Sóc Trăng 3.850ha, sản lượng 385.000 tấn; Trà Vinh 400ha, sản lượng 40.000 tấn... Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc Công ty Mía đường Trà Vinh: "Công ty xin tỉnh sớm có chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi để hỗ trợ cho nông dân; hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống mía mới, giúp người trồng mía nâng cao năng suất và chữ đường. Công ty sẽ từng bước xây dựng "lý lịch rẫy mía" trong vùng bao tiêu để có hướng quản lý về thời gian thu hoạch, chu kỳ sinh trưởng của mía, đầu tư giống, thuốc BVTV và phân bón, từ đó hạn chế tình trạng chất lượng mía giảm do thu hoạch đồng loạt, thời gian mía bị giữ lâu tại bàn cân của nhà máy".
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Cơ hội với thị trường giống nông nghiệp

2-7-2013

Nông nghiệp chỉ đóng góp 1% - 2% GDP vào kinh tế TPHCM nhưng lại liên quan đến đời sống của hơn 1 triệu người dân vùng ven và ngoại thành. Vì vậy, tại buổi khai mạc Hội chợ Giống nông nghiệp TP lần thứ nhất vừa diễn ra cuối tuần qua, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà đã nhấn mạnh quyết tâm đưa TP trở thành trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống cho người dân ngoại thành và khu vực cũng như cả nước.

Bức tranh nông thôn còn tối

28-6-2013

Hôm qua (27.6), tại Hà Nội, Báo NTNN phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) tổ chức Hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân VN nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”. Hội thảo là hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Hội ND toàn quốc lần thứ VI.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Chú trọng sản xuất quy mô lớn

14-6-2013

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu (ĐATCC) ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng bền vững.

Áp dụng công nghệ tiên tiến để tránh cảnh "được mùa, mất giá"

14-6-2013

Những hạn chế trong công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch từ nhiều năm qua đã khiến người nông dân thường lâm vào cảnh “được mùa, mất giá”.

Tạm trữ lúa gạo là hỗ trợ thị trường, không phải là bao tiêu sản phẩm

14-6-2013

Xây dựng Thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A, có thể khiến rừng Cát Tiên sẽ bị mất 137 ha, vấn đề này một lần nữa được đại biểu Trương Văn Vở đưa ra Quốc hội tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát.

3 năm xây dựng nông thôn mới: Người dân mong chờ điều gì?

13-6-2013

Theo dự kiến, một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội là vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) sau gần 3 năm triển khai thực hiện.

Nông dân làm... không lãi

13-6-2013

Chăn nuôi không có lãi. Trồng lúa không có lãi. Hiện lúa chín đầy đồng, trái cây, lợn, gà, cá tra... rất nhiều nhưng tiêu thụ chậm...

Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp

13-6-2013

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân

12-6-2013

Nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã có bước phát triển đột phá, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật

12-6-2013

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án sửa đổi điều 170 Luật doanh nghiệp, tính đến ngày 1/7/2011 là thời hạn cuối cùng thực hiện đăng ký lại, trong số 6.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì còn khoảng 3.000 doanh nghiệp không đăng ký lại. Các doanh nghiệp này có tổng số vốn đăng ký là 18,5 tỉ USD, số lao động sử dụng là 446.000 người.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Cần liên kết hỗ trợ lẫn nhau

12-6-2013

Nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã có bước phát triển đột phá, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, tồn tại, cản trở sự phát triển của ngành như năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh sản phẩm chưa cao, thiếu tính bền vững và xu thế phát triển đang có phần chậm lại… Những tồn tại này đòi hỏi cần có giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bất cập đất đai ngày càng đậm nét

3-6-2013

Trình bày trước Quốc hội ngày 29/5 về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, cả nước đang còn 2,46 triệu ha đất chưa sử dụng.