TIN TỨC-SỰ KIỆN

Báo động việc nông dân bỏ ruộng

Ngày đăng: 13 | 08 | 2013

Bộ NNPTNT vừa có công văn gửi sở NNPTNT các tỉnh, thành cả nước tiến hành kiểm tra thực trạng nông dân bỏ ruộng hoặc xin trả lại ruộng.

Theo đánh giá ban đầu của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT, hiện trung bình mỗi tỉnh người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên. 
Hiện trung bình mỗi tỉnh, người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.
 
6 nguyên nhân đầu tiên
Theo đánh giá và gợi ý của Bộ NNPTNT, hiện có thể có 6 nguyên nhân dẫn đến nông dân (ND) trả ruộng, bỏ ruộng đất, đó là: 
Do thiếu lao động, chuyển nghề đi làm việc khác; giá vật tư cao, chi phí sản xuất cao; giá bán nông sản thấp hoặc không bán được nông sản, thu nhập thấp; điều kiện sản xuất nông nghiệp quá khó khăn (thiếu nước, đất xấu, hộ gia đình khó khăn, thiếu vốn sản xuất); do công nghiệp hóa, đô thị hóa (ô nhiễm môi trường, tưới tiêu) và chính sách về đất đai. 
Ngoài những nguyên nhân trên, Bộ NNPTNT cũng đề nghị các tỉnh, thành báo cáo về những nguyên nhân khác dẫn tới việc ND phải bỏ ruộng, trả lại ruộng.
Trước đó, đã có tỉnh đầu tiên báo cáo về tình trạng ND bỏ ruộng là Quảng Bình. Theo ông Phạm Văn Khoa - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình, riêng trong vụ hè thu này ND tại 2 huyện Quảng Ninh và Bố Trạch đã bỏ hoang đến 752ha đất. Riêng tại huyện Quảng Ninh, chỉ có 40/387ha người dân buộc phải bỏ ruộng vì thiếu nước tưới, diện tích còn lại bị bỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. 
Ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (PTNT) cho biết, trước đây Cục cũng đã đi khảo sát, đánh giá sơ bộ về tình trạng này. Tuy nhiên, do đó là vấn đề lớn, đòi hỏi phải có nghiên cứu đầy đủ hơn, chứ không còn là hiện tượng lẻ tẻ, nên chúng tôi mới đề nghị các địa phương báo cáo đầy đủ. 
Cũng theo ông Lộc, số liệu ban đầu cho thấy đã có ít nhất 6 tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Hồng và miền Trung đã xuất hiện tình trạng ND bỏ ruộng hoặc trả ruộng với diện tích 1.000ha. 
Nông dân Quảng Nam bên ruộng đồng bị bỏ hoang nhiều tháng nay.
 
Chỉ thu được 13 triệu đồng/hộ/năm
Nếu những năm 2011 trở về trước, việc bỏ hoang ruộng đất mới xảy ra ở một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh… chủ yếu trên diện tích xung quanh các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp, thì từ đó đến nay đã ngày càng có nhiều hộ ND bỏ ruộng và làm đơn trả ruộng. Số liệu điều tra sơ bộ của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho thấy, ở các vựa lúa của miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh cũng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng ND bỏ ruộng. 

Ước tính, diện tích ruộng bị bỏ hoang của các tỉnh phổ biến 100ha/tỉnh, cá biệt như ở Hải Dương, Hưng Yên số diện tích lên tới 200ha trở lên và xu hướng này còn đang tiếp tục tăng. Đáng chú ý là, diện tích mà ND bỏ không phải là đất xấu, mà chủ yếu là diện tích làm 2 lúa, hoặc làm 2 lúa 1 màu. 
Theo ông Lộc, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đã có những tính toán cụ thể, chi tiết về chi phí, lợi nhuận của người làm ruộng. Lấy số liệu cụ thể ở khu vực ĐBSH cho thấy: Nếu tính bình quân 1 hộ có 3,72 khẩu, trong đó có khoảng 1,7 lao động (tính trung bình) và mỗi hộ được giao khoảng 5,5 sào ruộng làm đất 2 lúa và trong đó có 30% đất có thể làm được vụ 3 (màu), thì tổng thu nhập của mỗi hộ/năm chỉ đạt khoảng hơn 22 triệu đồng. 
Trừ tổng chi phí khoảng 48% (chi phí thuê công làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ thủy lợi, công gặt tuốt lúa), thu nhập thực của hộ ND chỉ còn gần 13 triệu đồng/năm. Như vậy, bình quân 1 lao động/hộ chỉ có giá trị ngày công (lãi) khoảng 45.000 đồng/công (tính thời gian làm việc 24 công/tháng). Đây là mức giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị ngày công của vùng.
Một số liệu đáng chú ý khác của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chỉ ra là: Giá vật tư đầu vào ngày càng tăng, trong khi giá bán sản phẩm ngày càng giảm đi. Nếu tính 5 năm trở lại đây, giá giống tăng 2,5 lần, giá phân bón vô cơ tăng gấp 2 lần, nhân công thuê ngoài cũng tăng hơn 2 lần, trong khi đó giá thóc chỉ tăng 1,2 lần, từ 5.000 đồng lên 6.000 đồng/kg. Như vậy, có thể thấy giá đầu vào tăng nhanh hơn giá đầu ra chính là yếu tố quan trọng nhất làm giảm thu nhập của ND.
Ông Lộc cho biết, hiện Cục đã đề xuất với Bộ NNPTNT thành lập một đoàn công tác để khảo sát, nghiên cứu về thực trạng nông dân bỏ ruộng và dự kiến tháng 9 sẽ báo cáo chính thức với Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Cũng theo Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, nếu năm 2011 khảo sát nhiều xã ĐBSH mỗi hộ bình quân phải đóng khoảng 1,6-1,7 triệu đồng/năm cho các khoản tiền như: Tiền bảo vệ đồng ruộng, tiền thu làm giao thông nông thôn, nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, vệ sinh môi trường, quỹ khuyến học, quỹ nông dân và phần lớn khoản này họ vẫn được tính theo đầu sào. 
Ông Lộc cho biết: “Trong khi thu nhập thấp, lại phải đóng các phí kèm theo, nên thay vì việc lẽ ra có nhiều ruộng thì khá lên, bây giờ sản xuất càng nhiều ruộng thì càng phải đóng góp nhiều hơn và chính vì thế thúc đẩy ND có tâm lý trả ruộng”. 
Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Nan giải bài toán tạm trữ lúa gạo

13-8-2013

Theo Bộ NNPTNT, qua báo cáo của đoàn kiểm tra và VFA, (dự kiến đến ngày 31.7, thời điểm kết thúc thu mua tạm trữ lúa gạo), khả năng thu mua tạm trữ chỉ đạt 80 - 85% chỉ tiêu Chính phủ giao với khối lượng tương đương 800.000 - 850.000 tấn.

BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯỢC THÀNH LẬP

31-7-2013

Ngày 30 tháng 7 năm 2013, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.

BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯỢC THÀNH LẬP

31-7-2013

Ngày 30 tháng 7 năm 2013, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.

Mặt trái của sản xuất nông nghiệp

30-7-2013

Trên 60% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ; khoảng 73% triệu tấn chất thải chăn nuôi, 90% khối lượng chất thải rắn chưa được xử lý chủ yếu đổ ra ven đường làng, bờ kênh, đổ trực tiếp ra kênh mương mỗi năm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...

Người giàu được tiếp cận dịch vụ công nhiều hơn người nghèo

26-7-2013

Nhà nước có thể đầu tư về trang thiết bị, song bác sĩ giỏi không muốn về công tác tại y tế tuyến xã.

Sau 10 năm sắp xếp đổi mới nông-lâm trường quốc doanh: vẫn còn nhiều việc phải làm

22-7-2013

Sau 10 năm thực hiện đổi mới NLT quốc doanh, đến thời điểm 30/6/2013 cả nước đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức thành các công ty TNHH1TV nông-lâm nghiệp, các công ty cổ phần và các Ban quản lý rừng.

Nông dân càng làm càng lỗ: Hậu quả của sai lầm chiến lược

8-7-2013

"Tôi nghĩ đấy là một trong những sai lầm của mình, cũng là một cái sai mang tính chất chiến lược, ham thành tích mà nói cho cùng thì thành tích xuất khẩu gạo nhiều thì ai là được hưởng nhiều nhất, đó là mấy doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, những đơn vị trong Hiệp hội xuất khẩu lượng thực", chuyên gia Phạm Chi Lan nhìn nhận.

Công nghệ giữ tươi đến 10 năm

2-7-2013

Nhật Bản đã chuyển giao cho Việt Nam công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CAS) hiện đại nhất hiện nay. Nông thủy sản sẽ được giữ tươi ngon đến 99,7% so với lúc vừa thu hoạch trong thời gian lên đến 10 năm.

Từ tháng 7.2013: Nhiều chính sách mới có hiệu lực

2-7-2013

Theo Nghị định 66/2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2013, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.

Liên kết phải từ nhu cầu của nông dân

2-7-2013

Luật Hợp tác xã sẽ có tác động thế nào đến chính sách sản xuất nông nghiệp, nông thôn? Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Lê Đức Thịnh– Trưởng Bộ môn Thể chế nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn).

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Điều chỉnh chuỗi sản xuất để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân

2-7-2013

Sáu tháng đầu năm nay, toàn ngành nông nghiệp đã vượt qua khó khăn, thách thức để triển khai có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nâng cao đời sống dân cư nông thôn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang tiếp tục có xu hướng giảm, cho thấy ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, thách thức.

Để hoàn thành mục tiêu XK thủy sản đạt 6,5 tỷ USD: Phải sớm tháo gỡ nhiều việc

2-7-2013

Tại Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm vừa tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám cho biết, từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức, song điều đáng mừng là, giá trị sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm vẫn tăng, ước đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm ngoái.