TIN TỨC-SỰ KIỆN

Miền núi phía Bắc: Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa

Ngày đăng: 14 | 08 | 2013

Theo nhận định của các chuyên gia nông nghiệp, chăn nuôi đại gia súc sẽ trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB). Riêng tại Hà Giang, do địa hình hiểm trở, nhiều núi đá, khó chăn thả trâu, bò nên người dân nghĩ ra cách “nuôi bò trên lưng”, tức là nhốt bò trong chuồng, rồi trồng cỏ khắp các sườn núi đá, hàng ngày gùi cỏ về cho bò ăn.

Nuôi bò trên lưng 
Lên huyện Mèo Vạc (Hà Giang), ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là bốn bề chất ngất núi đá sừng sững, đâu đâu cũng chạm phải những vách núi dựng đứng kề bên vực sâu thăm thẳm. Thế nhưng giữa màu xám của đá, người ta vẫn thấy nổi bật lên màu xanh của ngô và cỏ VA06 mọc xen lẫn. Trong khi ở miền xuôi, đất đai màu mỡ nhưng không ít cánh đồng bị bỏ hoang hóa thì ở đây, dù mảnh đất chỉ bé bằng bàn tay, bà con cũng tìm cách cho cây ngô, cây lúa mọc lên bằng được. Thấp thoáng giữa những bãi đá, cánh đồng ngô là vài chuồng bò làm theo kiểu nhà sàn, ở đó, những con bò béo tròn đang nhai cỏ ngon lành...
Anh Vương Minh Tuấn, người Mông, ở xóm Pả Vi Thượng, xã Pả Vi khoe: Nhờ được sự vận động và hướng dẫn tận tình của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Mèo Vạc, cộng với đồng vốn hỗ trợ ban đầu từ Nhà nước, gia đình tôi đã thực hiện chăn nuôi bò hàng hóa từ mấy năm nay. Hàng tháng, gia đình đến các chợ tìm mua những con bò gày, nhỏ đem về nuôi vỗ béo. Sau khoảng 3 - 4 tháng, khi bò béo, đạt trọng lượng cần thiết thì dắt ra chợ trung tâm huyện bán. 
Hiện, trong chuồng của gia đình anh Tuấn lúc nào cũng duy trì khoảng 10-20 con bò, mỗi phiên chợ bán 2-5 con đã vỗ béo, bình quân lãi 2-5 triệu đồng/con. 
Chị Phạm Kim Thoa, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang cho biết, tại các huyện vùng cao núi đá của Hà Giang, người dân đã biết cách trồng cỏ phân tán ở mọi chỗ, mọi nơi nhằm tạo nguồn thức ăn để phát triển chăn nuôi đại gia súc, với cách làm sáng tạo là “nuôi bò trên lưng” (nuôi nhốt bò trong chuồng, hàng ngày lên núi gùi cỏ về cho bò ăn). 

Từ năm 2008, ngành nông nghiệp Hà Giang đã đưa giống cỏ VA06 vào trồng thử nghiệm, năng suất vượt trội, đạt 200-250 tấn/ha/năm. Đến nay, tổng diện tích cỏ ở Hà Giang đã lên tới 15.910ha, tập trung ở các huyện vùng cao núi đá như Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì... Nhờ phát triển trồng cỏ mà ngành chăn nuôi đại gia súc được đẩy mạnh. Đến năm 2012, tổng đàn trâu của tỉnh đạt 164.000 con, chiếm 12% toàn vùng MNPB; đàn bò đạt 111.000 con, chiếm khoảng 10% tổng đàn toàn vùng; tổng sản lượng thịt trâu, bò đạt trên 4.000 tấn/năm.
Bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang cho biết: “Nhận thức rõ chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh trong phát triển kinh tế địa phương nên Hà Giang đã có nhiều chính sách hỗ trợ bà con. Theo đó, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 1 lần tiền mua giống trâu, bò nếu nuôi lần đầu; hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong 36 tháng cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển chăn nuôi trâu, bò. Mỗi con trâu, bò đực của hộ gia đình nếu được bình tuyển, đạt chất lượng làm trâu, bò sinh sản sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng. Các hộ chăn nuôi trâu, bò cái nếu phối giống từ những trâu, bò đã bình tuyển được hỗ trợ 80.000 đồng/lượt”. 
Ngoài ra, Hà Giang cũng trợ giá mua giống cỏ cho người dân với mức 1,8 triệu đồng/ha, đồng thời tỉnh cũng triển khai chương trình xây dựng hai thương hiệu là bò vàng vùng cao Hà Giang và trâu Hà Giang. 
Đưa chăn nuôi gia súc thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Phát triển chăn nuôi đại gia súc an toàn khu vực MNPB” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức mới đây, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, hiện khu vực MNPB có 1,45 triệu con trâu, chiếm 55,27% tổng đàn trâu cả nước; sản lượng thịt liên tục tăng lên qua từng năm (năm 2010 đạt 84.214 tấn, năm 2011 đạt 87.789 tấn, năm 2012 đạt 88.469 tấn). Trong chăn nuôi bò thịt, tuy là nghề truyền thống của nông dân Việt Nam, nhưng giống bò ở nước ta vốn có tầm vóc nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp nên ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều chương trình cải tạo giống. Theo đó, đàn bò Việt Nam đã dần được cải thiện về tầm vóc, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 
Hiện, tổng đàn bò ở khu vực MNPB có 904.600 con, sản lượng thịt năm 2012 đạt 29.400 tấn; đàn bò sữa ở MNPB tập trung ở Sơn La, Tuyên Quang với số lượng hơn 11.000 con, sản lượng sữa 40.235 tấn (năm 2012). 
TS. Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhận định: “Vùng MNPB có diện tích đất đai rộng lớn, mật độ dân số thấp nên có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Hiện, khu vực này đang sở hữu nhiều giống gia súc chất lượng tốt như bò sữa Mộc Châu; trâu mốc Tuyên Quang, Yên Bái; bò Mông Hà Giang; dê cỏ Hà Giang; ngựa bạch Lạng Sơn... Vì vậy, phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia súc ăn cỏ nói riêng vừa là thế mạnh, vừa là nghề chính để giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập và giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. 
“Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi gia súc ở khu vực MNPB hiện chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ với tập quán lạc hậu, chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng núi cao, hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi của bà con còn hạn chế nên năng suất và hiệu quả chăn nuôi chưa cao. Thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành chăn nuôi. Do đó, để thay đổi tập quán chăn nuôi từ phương thức lạc hậu, kém hiệu quả sang hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, ngành nông nghiệp các tỉnh MNPB cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch hại và thị trường”, ông Thông nhấn mạnh. 
Cũng theo ông Thông, Nhà nước đã và sẽ triển khai nhiều chính sách đặc thù cho chăn nuôi đại gia súc ở MNPB, theo đó, công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí; hỗ trợ 100% vật tư đối với thụ tinh nhân tạo, kinh phí tiêm phòng. Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 100% tiền mua giống cỏ năm đầu, được hỗ trợ kỹ thuật và máy thái cỏ (1 máy/3 hộ chăn nuôi). Đồng thời, Nhà nước sẽ dành nguồn vốn tín dụng cho các hộ chăn nuôi vay để cải tạo chuồng trại, mua con giống ban đầu nhằm phát triển sản xuất, sẽ hỗ trợ 100% hoặc 50% lãi suất cho các gói vay này; cùng với đó, sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% kinh phí cho các hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas hoặc các thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi.
Theo Chu Khôi

NỘI DUNG KHÁC

Hơn 5 triệu USD phát triển chuỗi giá trị nông sản

14-8-2013

Chín chuỗi giá trị nông sản gồm dâu tằm tơ, chè, mây, tre, gai dệt vải, thảo quả, hồi, quế và rong biển sẽ được thiết lập trong chương trình Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo thông qua phát triển chuỗi giá trị nông sản (MARP) với số vốn 5,25 triệu USD do Thụy Sỹ tài trợ.

Cách nào nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp?

14-8-2013

Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xây dựng Đề án “Thí điểm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới” với kinh phí trên 2,05 tỷ đồng.

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông - lâm - thủy sản: Còn nhiều bất cập

14-8-2013

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản (ATTPNLTS), vật tư nông nghiệp (VTNN) là một trong những khâu quan trọng, góp phần nâng cao giá trị của hàng NLTS. Dù được đầu tư bài bản, bước đầu mang lại thành công nhất định, song cũng cần thẳng thắn thừa nhận, công tác này vẫn tồn tại không ít bất cập, hạn chế mà muốn khắc phục cần có thời gian dài cũng như sự vào cuộc tích cực của nhiều cấp, ngành quản lý.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ THIẾT KẾ VÀ IN ẤN TÀI LIỆU HỘI THẢO

22-5-2013

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” từ nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch, Trung tâm Thông tin PTNNNT – Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT dự kiến tổ chức Hội thảo: Bức tranh Nông thôn, Nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra Tiếp cận Nguồn lực hộ gia đình”.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ HỘI THẢO

10-6-2013

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” từ nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch, Trung tâm Thông tin PTNNNT – Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT dự kiến tổ chức Hội thảo Hội thảo: Bức tranh Nông thôn, Nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra Tiếp cận Nguồn lực hộ gia đình” thuộc hoat động 1.5: Hỗ trợ thiết lập cơ sở dữ liệu nông hộ tại Bộ Nông nghiệp và PTNT cho mục đích chính sách.

Xác định lại cấu trúc nông nghiệp

13-8-2013

Không hẳn tái cơ cấu, mà cấu trúc lại nền nông nghiệp, từ phạm vi toàn quốc đến từng vùng rồi tới các tiểu vùng, là ý kiến của PGS.TS Vũ Trọng Khải (ảnh), nguyên Hiệu trưởng Trường cán bộ quản lý NN-PTNT II - Bộ NN-PTNT.

Cốt lõi của nông nghiệp Việt Nam

13-8-2013

Đã hơn 38 năm đất nước thống nhất. Vậy mà đến nay, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những nước chậm phát triển và ở nông thôn người nông dân Việt Nam vẫn đang phải vật lộn vất vả chống đói nghèo.

Phải thay đổi thể chế quản lý

13-8-2013

Tuy có thành tích và truyền thống phát triển kinh tế, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt xuất phát từ “đặc thù” một đất nước nông nghiệp truyền thống, tư duy làng xã và óc tư hữu manh mún, nên nước ta vẫn dừng lại ở trình độ sản xuất nhỏ.

FAO dự báo: Giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục giảm

13-8-2013

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.

Báo động việc nông dân bỏ ruộng

13-8-2013

Bộ NNPTNT vừa có công văn gửi sở NNPTNT các tỉnh, thành cả nước tiến hành kiểm tra thực trạng nông dân bỏ ruộng hoặc xin trả lại ruộng.

Nan giải bài toán tạm trữ lúa gạo

13-8-2013

Theo Bộ NNPTNT, qua báo cáo của đoàn kiểm tra và VFA, (dự kiến đến ngày 31.7, thời điểm kết thúc thu mua tạm trữ lúa gạo), khả năng thu mua tạm trữ chỉ đạt 80 - 85% chỉ tiêu Chính phủ giao với khối lượng tương đương 800.000 - 850.000 tấn.

BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯỢC THÀNH LẬP

31-7-2013

Ngày 30 tháng 7 năm 2013, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.