TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhập siêu khổng lồ rau quả nhưng chất lượng chưa an toàn

Ngày đăng: 14 | 10 | 2012

Trước thực trạng về tình hình nhập khẩu rau quả tăng mạnh trong thời gian gần đây, cán cân nhập siêu rau quả đang nghiêng về Việt Nam, chủ yếu rau quả được nhập có xuất xứ từ Trung Quốc mà không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, ngày 12/10 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội thảo “An toàn thực phẩm đối với rau quả nhập khẩu tại Việt Nam”.

Hội thảo nằm trong Dự án Vận động chính sách an toàn thực phẩm do tổ chức VECO Việt Nam tài trợ với số vốn tài trợ lên tới nhiều tỷ đồng cho dự án
Các đại biểu tham dự Hội thảo
 
Một trong những nguyên nhân làm cho thực trạng nhập khẩu rau quả ồ ạt mà trong đó có nhiều loại rau quả không an toàn, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân trong thời gian vừa qua, phải kể đến các cam kết của nước ta khi hội nhập như cam kết thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc, cam kết thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ hiệp định ASEAN, Hiệp định ASEAN - Trung Quốc...
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc (số liệu năm 2010) đạt khoảng 3,4 tỷ USD đạt mức tăng trưởng trên 20%/năm. Tuy nhiên con số này quá bé nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc (số liệu năm 2010) là 116,6 tỷ USD.
Trước tình trạng này, các chuyên gia đều đồng tình cho rằng nhiều mặt hàng rau quả Trung Quốc đã bị trộn lẫn không đảm bảo chất lượng, gây tổn hại tới sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam do không kiểm soát chặt chẽ các nguồn nhập khẩu từ chính ngạch và tiểu ngạch. Bên cạnh đó, các chuyên ra cũng chỉ ra rằng nếu Nhà nước không có các chính sách chuyển đổi tích cực thực trạng này sẽ gây nên sự phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc và bất ổn cho cung - cầu nội địa. Mặt khác, doanh nghiệp ngành nông nghiệp nước ta sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Cùng với đó, nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc có thể là thị trường cho sản phẩm chất lượng thấp như chè bẩn, tôm nhiễm tạp chất... và rủi ro cao do chất lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đã có nhiều trường hợp chất lượng không đảm bảo, nhu cầu nhập khẩu tăng giảm bất thường, kết hợp với sự không minh bạch và gian lận thương mại.
Nguyễn Quang – Báo Đấu thầu số ra ngày 13-10-2012

NỘI DUNG KHÁC

Công đoàn IPSARD tổ chức Đại hội công đoàn Viện, nhiệm kỳ 2012-2015

4-11-2012

Chiều ngày 02/11/2012 Công đoàn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã tổ chức thành công Đại hội công đoàn Viện nhiệm kỳ 2012-2015.

Quy mô sử dụng đất nhỏ lẻ gây khó cho mô hình cánh đồng mẫu lớn

25-10-2012

Đó là một trong những kết quả từ cuộc Họp báo công bố “Báo cáo kết qủa Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011” diễn ra ngày 25 tháng 10 năm 2012 tại Hà Nội.

Nới rộng hạn điền mới hết lo

24-10-2012

“Hạn điền nới rộng đồng nghĩa với việc giải phóng tâm lý lo lắng của nông dân, lúc đó họ sẽ có kế hoạch đầu tư dài hạn để đem lại hiệu quả tối ưu nhất”.

Ruộng đồng “khoác áo chật”

24-10-2012

Theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, thời hạn giao đất nông nghiệp được kéo dài đến 50 năm thay vì 20 năm như hiện nay; diện tích được nhận chuyển nhượng cũng tăng. Thế nhưng, với nông dân ĐBSCL, những điều khoản này vẫn... lạc hậu.

Thực phẩm nhiễm độc: Sờ đâu cũng có

23-10-2012

Không chỉ với các sản phẩm nhập từ Trung Quốc mà ngay cả sản phẩm trong nước như măng, thịt bò khô, cá đều có chứa chất độc salmonella, histamine, lưu huỳnh, ecoli, sunfite… vượt ngưỡng. Đây là cảnh báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sản xuất lúa ở ĐBSCL: Mất hàng chục nghìn tỷ đồng vì thiếu máy móc

23-10-2012

Theo ước tính của các chuyên gia, trung bình mỗi năm khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thiệt hại tới nửa tỷ USD (tương đương cả chục nghìn tỷ đồng) vì thiếu các loại máy móc phục vụ thu hoạch, bảo quản lúa.

Bóp nghẹt sản xuất hàng hóa

23-10-2012

Nếu không mở rộng diện tích và thời gian sử dụng đất nông nghiệp hơn nữa, thậm chí xoá bỏ hẳn hạn điền sẽ khó có một nền nông nghiệp hàng hóa…

Nông sản nội thua trên "sân nhà"?: "Thuốc đắng giã tật"

23-10-2012

"Cũng như khi có bệnh, phải dùng thuốc mới khỏi, bệnh càng nặng thì liều thuốc càng cao. Làm sao chúng ta "tống cổ" được nông sản ngoại nhập kém chất lượng khi cách làm không đúng và khoa học?", ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) khẳng định.

Tăng cường hợp tác để giảm thiểu rủi ro trong chuỗi sản xuất lúa gạo

23-10-2012

Theo thống kê của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp quốc (FAO), khoảng 3 tỷ người, gần một nửa dân số thế giới, phụ thuộc vào gạo. Ở châu Á, phần lớn dân số tiêu thụ gạo trong mỗi bữa ăn. Thậm chí ở nhiều nước như Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Banglades…, gạo chiếm hơn 70% lượng calo và khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

Đã có 11 nước chính thức được phép xuất khẩu rau, quả vào Việt Nam

23-10-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, hiện đã có 11 nước trên thế giới được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam.

Để phát triển chăn nuôi bền vững: Người sản xuất và thương lái cần nâng cao trách nhiệm xã hội

23-10-2012

Là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh nhưng thời gian gần đây, Đồng Nai gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân có nhiều, khi thì do một số người sử dụng chất tạo nạc, lúc lại do chích thuốc an thần cho heo, đó là chưa kể dịch bệnh hoành hành.

Thực phẩm bẩn, độc bủa vây người dân

22-10-2012

Hoa quả, rau củ, thịt... bị nhiễm bẩn, nhiễm độc bởi bảo quản, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc... gần đây lại xuất hiện tràn lan khiến người dân hoang mang, lo lắng.