TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình tại các Hà Nội

Ngày đăng: 22 | 07 | 2011

Theo điều tra của IPSARD, 2010 Hiện nay, nhu cầu về lao động giúp việc đang rất lớn “cung không đủ cầu”, đặc biệt là thiếu những lao động được đào tạo qua các kỹ năng về giúp việc gia đình. Mức lương của người lao động làm nghề giúp việc hiện nay là tương đối cao, từ mức 500.000đ/tháng cách đây mấy năm nay đã tăng lên mức trung bình là 1,5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, theo một phỏng vấn của báo điện tử Vietnamnet với bà Trần Thị Hồng (Viện gia đình và giới), một trong những đặc trưng của lao động giúp việc gia đình là thiếu chuyên môn. Tỷ lệ lao động biết sử dụng các thiết bị trong gia đình thấp, không có kỹ năng chăm sóc người cao tuổi, trẻ em. “Việc này dẫn đến người lao động không được tôn trọng; có nguy cơ trừ lương, mất việc, bị mắng chửi…”
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động đang làm nghề giúp việc hầu hết là không được đ

ào tạo nên thường gặp khó khăn khi tham gia làm giúp việc trong các gia đình. Thường những người giúp việc là những người đến từ các vùng nông thôn, họ không được tiếp xúc nhiều với các thiết bị, dụng cụ gia đình hiện đại.40% số chủ hộ được hỏi thấy hài lòng về tình cách (độ thật thà, tin cậy) của người giúp việc về khả năng tiếp thu của người giúp việc 14,4%, kỹ năng nấu nướng là 11%, kỹ năng sử dụng dụng cụ gia đình là 10%, về kỹ năng chăm sóc người ốm là 9% và chăm sóc trẻ em là 18% Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ hài lòng về các kỹ năng của người giúp việc là rất thấp.


Khảo sát về nhu cầu đào tạo lao động giúp việc chocác hộ có nhu cầu ,cótới 96% số người được hỏi cho rằng rất đào tạo các kỹ năng cho người giúp việc là cần thiết. Một số kỹ năng cần đào tạo như: Kỹ năng nấu ăn và nội trợ (93%), kỹ năng sử dụng các dụng cụ gia đình (86,3%), kỹ năng nuôi dạy trẻ (86%), Kiến thức chăm sóc người cao tuổi (64%), kỹ năng giao tiếp ứng xử (77%). Nếu người giúp việc có chứng chỉ đã qua các lớp đào tạo thì các hộ gia đình sẵn sàng trả tiền lương cao hơn mức trung bình là 19%, hộ cao nhất có thể trả lương cao tới 150% so với mức lương hiện tại, hộ thấp nhất đồng ý trả thêm 2%.


Theo khảo sát, 84% số người được hỏi cho biết dịch vụ cho thuê người giúp việc chăm sóc người ốm trong bệnh viện là rất cần thiết, do những người giúp việc này hầu hết đều thiết các kỹ năng chăm sóc người bệnh. Dịch vụ người giúp việc trong những ngày tết cũng đang rất được quan tâm (38%) vì vào dịp lễ tết người giúp việc thường về quê ăn tết và rất nhiều trong số này không quay lại. Ngoài ra nhu cầu thuê để trông trẻ vào dịp nghỉ hè cũng khá cao (47%).Khi hỏi 150 hộ gia đình về cầu của người giúp việc đối với hàng xóm, đồng nghiệp cùng cơ quan,có khoảng 72 % số hộ gia đình cho rằng hiện nay tại nơi họ cư trú hay tại nơi họ làm việc đang có một số gia đình muốn tìm người giúp việc nhưng không tìm được.


Những người có nhu cầu thuê người giúp việc cho biết họ sẵn sàng trả tiền lương cao hơn mức trung bình hiện nay nếu người lao động giúp việc gia đình có chứng chỉ đã tham gia khóa đào tạo về kỹ năng giúp việc gia đình.

Nguyễn Lại Thìn

NỘI DUNG KHÁC

Thực trạng của thị trường lao động giúp việc ở Việt Nam

22-7-2011

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới,nông nghiệp- nông dân- nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn.Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế không nhỏ của Việt Nam và đặc biệt là sự bất cân đối giữa các vùng, các ngành kinh tế vẫn còn tồn tại khá rõ nét. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là cho đến nay, phần lớn người lao động nông thôn vẫn chưa được đào tạo nghề một cách bài bản làm, trong khi dóviệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn thấp.

Làm sao để nghề giúp việc gia đình được xã hội công nhận là một nghề?

22-7-2011

Người giúp việc trong các hộ gia đình là lao động làm việc ở khu vực phi chính thức.Theo số liệu của tổng cục thống kê 2004,lao động làm việc ở các khu vực phi chính thức đóng góp 20% vào GDP (Trần Thị Thanh Hằng, 2009). Lao động này tập trung chủ yếu ở các đô thị và các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và chiếm khoảng 30% trong tổng số lao động tại các thành phố này.

Đề nghị hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo

28-2-2012

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo năm 2012, ngày 27-2, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi Bộ Công thương đề nghị chỉ đạo thu mua tạm trữ lúa gạo cho người nông dân, đồng thời đưa ra dự báo, cân đối nguồn cung cầu thóc, gạo hàng hóa năm 2012.

Xây dựng thị trường nội địa vững mạnh cho nông nghiệp

28-2-2012

Ngày 27/2, dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp” đã tiến hành tổng kết giai đoạn II và III.

Nông dân trồng lúa sẽ được hỗ trợ tiền hằng năm

28-2-2012

Trước thực trạng đất trồng lúa đang bị thu hẹp, Bộ NN&PTNT vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, dự thảo tính tới việc hỗ trợ tiền hằng năm cho nông dân trực tiếp sản xuất lúa...

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân đi thuê ruộng

23-2-2012

Nông dân ở ĐBSCL thuê đất để canh tác đã nhiều năm nay, tạo nên một thị trường thuê mướn đất khá sôi động, từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập liên quan tới Luật Đất đai cũng như các chính sách khác.

Triển khai thí điểm xây dựng "Cánh đồng mẫu lớn" ở các tỉnh phía Bắc

23-2-2012

Nhằm nhân rộng mô hình "Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương triển khai thí điểm xây dựng "Cánh đồng mẫu lớn".

Hỗ trợ 100% kinh phí cho 3 công trình cứng

23-2-2012

Bộ NNPTNT vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi điều 1 của Quyết định 800 về nguyên tắc và cơ chế hỗ trợ vốn Chương trình xây dựng NTM.

Tái cấu trúc mạnh mẽ: Lối thoát hẹp trong gian khó

23-2-2012

Năm 2011 khép lại với những “dư âm” khó khăn, gánh nặng nợ nần và tín dụng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tình hình khó khăn sẽ chưa thể chấm dứt trong ngày một ngày hai và quyết sách hàng đầu hiện nay là chúng ta phải tìm được lối thoát hẹp trong gian khó. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới).

Sản xuất lúa VietGAP - hướng mở cho cánh đồng mẫu lớn

22-2-2012

Vụ mùa năm 2011, việc sản xuất lúa của nông dân Cà Mau đã làm thay đổi lớn từ cách nghĩ đến cách làm của những hộ sản xuất lúa theo VietGAP.

Cơ chế khuyến nông có “chiêu hiền đãi sĩ”?

22-2-2012

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, hệ thống khuyến nông; đặc biệt là khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) có vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này làm việc khá vất vả, nhưng phụ cấp rất thấp, nếu không nói là bèo bọt.

Thị trường nông sản Việt Nam 2012 sẽ ra sao?

22-2-2012

Kinh tế Việt Nam trong năm qua tăng trưởng chậm lại với nhiều bất ổn, lạm phát cao, khả năng thanh khoản kém của hệ thống ngân hàng, cán cân thương mại thâm hụt, nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Nông nghiệp được coi như cứu cánh của cả nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 4%, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân, tạo giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD (chiếm 22% kim ngạch XK cả nước) và là ngành duy nhất có thặng dư XK ròng đạt 18 tỷ USD năm 2011.