TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tái cấu trúc mạnh mẽ: Lối thoát hẹp trong gian khó

Ngày đăng: 23 | 02 | 2012

Năm 2011 khép lại với những “dư âm” khó khăn, gánh nặng nợ nần và tín dụng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tình hình khó khăn sẽ chưa thể chấm dứt trong ngày một ngày hai và quyết sách hàng đầu hiện nay là chúng ta phải tìm được lối thoát hẹp trong gian khó. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới).

Lựa chọn hàng Việt cũng là một cách góp phần vào sự phát triển của đất nước trong thời điểm kinh tế khó khăn.
Thưa ông, theo ông đâu là những vấn đề nổi cộm của kinh tế thế giới trong năm 2011?
2011 có thể xem là năm không may của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng nợ công nhen nhóm từ cuối năm 2010, đến tháng 3/2011 chính thức bùng phát khiến cả thế giới khốn đốn. Tiếp ngay sau đó là khủng hoảng thiên tai, hạt nhân ở Nhật Bản cũng giáng đòn mạnh vào kinh tế thế giới. Chưa hết bàng hoàng, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, tiêu biểu là Libya, khiến cho giá dầu tăng từ 86USD lên hơn 110USD/thùng. Chưa qua cơn vất vả đầu năm, tháng 7/2011 bắt đầu nỗi ám ảnh mang tên nợ công, trong đó trần nợ công của Hoa Kỳ thu hút sự chú ý nhất. Cách làm việc thiếu trách nhiệm của Standard & Poor’s khi hạ bậc tín dụng của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ khiến cả thế giới lo âu và căng thẳng. Ngay lập tức, tín dụng thế giới sụt 5 – 6% trong ngày. Mất niềm tin, mọi thứ trở nên rối ren, lập tức các nhà đầu tư rút hết tiền về phòng thủ. Tiền nằm một chỗ đồng nghĩa với việc không có sản xuất, không tạo việc làm, không tăng trưởng.
Tháng 9, châu Âu bắt đầu khủng hoảng khi Hy Lạp đối mặt với khó khăn phải trả nợ mấy chục tỷ đô la Mỹ. Các nhà đầu tư cho rằng, Hy Lạp không giải quyết được nợ nần thì Italia cũng nguy cấp nên họ không mua trái phiếu của Italia. Trong khi hai nước này chao đảo thì cả thế giới ngồi chờ họ bầu thủ tướng mới, phê duyệt nội các mới, trình bản kế hoạch mới,… Khi châu Âu quyết định dùng Ngân hàng Trung ương châu Âu để giải quyết sự việc thì lại vướng hiến pháp chung. Các “trùm” nhận thấy, nếu đợi cải cách hiến pháp thì quá lâu nên phải dùng hiệp ước tài chính, cho phép sử dụng khoản tiền nhất định để hỗ trợ các nước khó khăn…
Theo dự đoán của ông, thời điểm nào thế giới mới thực sự thoát khỏi cuộc khủng hoảng này?
Năm 2012, thế giới còn đối mặt với nhiều nguy cơ nên sự bất ổn chưa hết sớm, theo tôi, tình trạng sẽ kéo dài ít nhất đến hết quý II/2012. Sang quý III may ra mới có những động thái thay đổi rõ ràng. Chúng ta phải nhận thức được đây là cuộc khủng hoảng trăm năm một lần nên chưa thể thoát khỏi trong một vài năm và phải có tư thế chuẩn bị để ứng phó.
Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới.
Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào từ cuộc khủng hoảng nợ công và chúng ta sẽ làm gì để ứng phó hiệu quả trước khó khăn?
Rất mừng là hai chỉ số cơ bản ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu đều tốt, thậm chí xuất khẩu rất tốt, tăng trưởng 33 – 34%. Có được thành tích này là do chúng ta chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu nên vẫn bán được ổn định.
Thực tế là, dù kinh tế khó khăn, người lao động có bị giảm thu nhập nhưng họ cũng không thể cắt giảm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Khi kinh tế khó khăn, dòng vốn sẽ tìm đến nơi sinh lợi nhiều và Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn. Chúng ta nên ý thức sâu sắc một điều, vốn vào nhiều hay ít là do cơ chế, chính sách và cách làm thực tế nên hơn bất cứ lúc nào, ngay bây giờ chúng ta phải tận dụng những cơ hội hiếm hoi trong hoàn cảnh gian khó.
Vấn đề cốt lõi nhất mà chúng ta phải làm thời điểm này là gì, thưa ông?
Ta phải tranh thủ thay đổi và điều chỉnh bản thân mình để khi thế giới quay lại đà tăng trưởng, ta sẽ có cỗ máy tốt hơn để tăng trưởng cao, kiếm lời nhiều. Tái cấu trúc phải rất căn bản, cốt yếu nhất là từ khu vực tài chính. Rõ ràng là mỗi lần khó khăn chúng ta lại mang ngoại tệ dự trữ ra giải quyết, làm được bao nhiêu lại chi tiêu hết mà không còn tích lũy. Chúng ta phải mạnh tay và quyết liệt hơn với vật cản lớn – doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hóa chỉ là một phần. Tôi thấy việc tái cấu trúc quá chung chung. Nên chăng chúng ta thực hiện một quy tắc của kinh tế thị trường đơn giản nhất, rõ ràng nhất là phá sản. Không cho phá sản là giải quyết nửa vời. Muốn có cấu trúc kinh tế vững vàng thì phải chỉnh đốn mọi bộ phận. Đây là cơ hội ngàn vàng, khi thế giới khó khăn, ta tranh thủ tăng thêm sức mạnh cho mình để sau đó bắt kịp với đà tăng trưởng trở lại. Không thể mang một cỗ xe cũ ra chạy với tốc độ cao để chịu sụp đổ.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/2/32744.html

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất lúa VietGAP - hướng mở cho cánh đồng mẫu lớn

22-2-2012

Vụ mùa năm 2011, việc sản xuất lúa của nông dân Cà Mau đã làm thay đổi lớn từ cách nghĩ đến cách làm của những hộ sản xuất lúa theo VietGAP.

Cơ chế khuyến nông có “chiêu hiền đãi sĩ”?

22-2-2012

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, hệ thống khuyến nông; đặc biệt là khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) có vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này làm việc khá vất vả, nhưng phụ cấp rất thấp, nếu không nói là bèo bọt.

Thị trường nông sản Việt Nam 2012 sẽ ra sao?

22-2-2012

Kinh tế Việt Nam trong năm qua tăng trưởng chậm lại với nhiều bất ổn, lạm phát cao, khả năng thanh khoản kém của hệ thống ngân hàng, cán cân thương mại thâm hụt, nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Nông nghiệp được coi như cứu cánh của cả nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 4%, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân, tạo giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD (chiếm 22% kim ngạch XK cả nước) và là ngành duy nhất có thặng dư XK ròng đạt 18 tỷ USD năm 2011.

Bảo quản sau thu hoạch hải sản kém: Mất 8.000 tỷ đồng/năm

22-2-2012

Ước tính, mỗi chuyến biển của ngư dân có khoảng 20 - 30% sản lượng khai thác (tàu lưới kéo bảo quản bằng ướp muối) bị tổn thất. Như vậy, mỗi năm cả nước mất trên dưới 400.000 tấn hải sản, tương đương 8.000 tỷ đồng.

Agribank hạ lãi suất cho vay tam nông

22-2-2012

Từ 22.2, Ngân hàng Agribank chính thức đồng loạt hạ lãi suất cho vay bằng VND với mức giảm bình quân từ 1,0 - 1,5%/năm đối với mọi đối tượng khách hàng.

Công tác khuyến nông đang “manh mún”

21-2-2012

Chế độ cho cán bộ khuyến nông vẫn thấp, tổ chức triển khai cơ chế chính sách và phương thức quản lý khuyến nông ở địa phương còn nhiều khó khăn, lúng túng... là thực tế mà ngành này đang phải đối mặt.

Xây dựng thương hiệu: Chìa khóa để tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm làng nghề

21-2-2012

Xây dựng và phát triển thương hiệu của các làng nghề trong bối cảnh tự do hóa thương mại, hội nhập toàn cầu trở thành yếu tố cạnh tranh cơ bản của làng nghề để tồn tại và phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm làng nghề vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn khi tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường, do chưa thực sự chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Dồn điền đổi thửa ở Sóc Sơn: Khâu đột phá xây dựng nông thôn mới

21-2-2012

Sóc Sơn là huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất Thành phố Hà Nội với hơn 13.200ha (chiếm 43,8% tổng diện tích tự nhiên), nhưng tình trạng đồng đất cao thấp xen kẽ, ruộng đất manh mún, bình quân mỗi hộ từ 10-18 ô thửa... Trước thực tế trên, năm 2010, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo 2 xã Tân Hưng và Minh Trí làm điểm dồn điền đổi thửa, tạo đột phá trong xây dựng nông thôn mới.

Ngành mía đường và bài toán cung - cầu năm 2012

21-2-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa đề nghị Bộ Công Thương trình Chính phủ cho tạm trữ 200 nghìn tấn đường trong thời gian 6 tháng, đồng thời cho xuất khẩu 100-150 nghìn tấn để tránh tình trạng dư thừa đường trong nước. Thêm một lần nữa, vấn đề về cân đối cung - cầu đường lại trở thành bài toán khó đối với ngành mía đường trong nước.

Đề xuất mua tạm trữ để “cứu” giá lúa

21-2-2012

Ban chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, dự kiến triển khai từ 15/3 đến 30/4/2012, khi đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch rộ lúa đông-xuân.

Đề xuất tạm trữ 200.000 tấn đường

21-2-2012

Bộ NNPTNT vừa có công văn gửi Bộ Công Thương đề nghị về một số biện pháp điều hành, sản xuất, tiêu thụ, xuất, nhập khẩu đường năm 2012.

Sẽ nhập khẩu hơn 100.000 tấn muối

21-2-2012

Theo dự báo của Bộ NNPTNT, tổng nguồn cung muối năm 2012 của cả nước là 1,52 triệu tấn, trong đó lượng muối tồn kho năm 2011 là 170.000 tấn, sản xuất trong nước 1 triệu tấn.