TIN TỨC-SỰ KIỆN

Công tác khuyến nông đang “manh mún”

Ngày đăng: 21 | 02 | 2012

Chế độ cho cán bộ khuyến nông vẫn thấp, tổ chức triển khai cơ chế chính sách và phương thức quản lý khuyến nông ở địa phương còn nhiều khó khăn, lúng túng... là thực tế mà ngành này đang phải đối mặt.

1 khuyến nông viên “gánh” 280 hộ
Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tính đến cuối năm 2011, tổng số cán bộ, khuyến nông viên ở các địa phương cả nước là 34.747 người, tăng 3% so với năm 2010. Bình quân cứ 280 hộ sản xuất nông lâm, ngư nghiệp có 1 cán bộ khuyến nông (KN).
Hoạt động của hệ thống khuyến nông còn chậm đổi mới.
 
Theo Nghị định 02, mỗi cấp xã thuộc địa bàn khó khăn có ít nhất 2 khuyến nông viên cơ sở (KNVCS), các xã còn lại có ít nhất 1 KNVCS. Tổng số KNVCS cấp xã tính đến ngày 31.12.2011 là 11.232 người, tăng 21% so với năm 2010.
Tuy vậy, ông Thông cho biết, hiện vẫn còn 11 tỉnh chưa có mạng lưới KNVCS cấp xã như: Sơn La, Thái Nguyên, Hải Phòng, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và một số tỉnh chưa đủ số lượng theo quy định. "Ngân sách các địa phương còn khó khăn chưa bố trí được kinh phí để trả lương, phụ cấp cho KNVCS"- ông Thông lý giải.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, chỉ có 8/63 tỉnh, thành thực hiện trả lương cho cán bộ KN cấp xã theo ngạch bậc đào tạo; còn lại các tỉnh trả theo phụ cấp ở các mức từ 100.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng.
Nhiều nơi, do phụ cấp thấp nên KNVCS phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ hoặc phải tham gia làm dịch vụ và trực tiếp sản xuất để đảm bảo đời sống. "Mặc dù là đội ngũ tiên phong trong việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tiến bộ khoa học đến với nông dân, nhưng thực tế các KNVCS chưa được đánh giá xứng đáng" - ông Ma Quang Trung - Giám đốc Sở NNPTNT Lào Cai chia sẻ.
Tổng kinh phí KN năm 2012 của Bộ NNPTNT là 248,6 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011. Trung tâm KN Quốc gia đã phối hợp với 10 viện ở các vùng triển khai xây dựng mô hình KN ở 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí 5,5 tỷ đồng.
Lúng túng trong thực thi
Cơ chế, chính sách KN mặc dù được đánh giá có chuyển biến rõ rệt trên phạm vi rộng đối với một số lĩnh vực sản xuất quan trọng, nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn cho thấy nhiều bất cập, lúng túng.
Theo đánh giá chung, các tổ chức KN địa phương chưa mạnh dạn, tự tin xây dựng các dự án KN gửi về T.Ư để đăng ký xét chọn đơn vị chủ trì. Hơn nữa, quy mô và phương thức hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn còn mang tính bình quân, dàn trải nên manh mún.
Đặc biệt, TS Thông cho rằng, phương pháp tiếp cận KN chậm đổi mới, còn mang nặng tính áp đặt, thiếu đồng bộ giữa các khâu trong quá trình sản xuất; phương thức tổ chức KN theo nhóm, KN cộng đồng, KN theo chuỗi giá trị sản phẩm còn hạn chế. “Cần sửa đổi Nghị định 02 theo hướng phân biệt rõ quy mô và cơ chế hỗ trợ KN cho 2 phương thức sản xuất: KN cho người sản xuất nhỏ và KN cho người sản xuất theo hướng hàng hóa" - TS Thông kiến nghị.
Thẳng thắn nhìn nhận một số cơ chế chính sách KN còn làm cho ngành này bối rối và lúng túng trong quá trình thực thi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, diện tích đất và lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm, vì thế cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, tạo bước đột phá trong sản xuất nhằm cải thiện đời sống người dân. "Tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó nhất thiết phải tái cơ cấu hệ thống KN"- ông Phát khẳng định.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/77297p1c34/cong-tac-khuyen-nong-dang-manh-mun.htm

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng thương hiệu: Chìa khóa để tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm làng nghề

21-2-2012

Xây dựng và phát triển thương hiệu của các làng nghề trong bối cảnh tự do hóa thương mại, hội nhập toàn cầu trở thành yếu tố cạnh tranh cơ bản của làng nghề để tồn tại và phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm làng nghề vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn khi tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường, do chưa thực sự chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Dồn điền đổi thửa ở Sóc Sơn: Khâu đột phá xây dựng nông thôn mới

21-2-2012

Sóc Sơn là huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất Thành phố Hà Nội với hơn 13.200ha (chiếm 43,8% tổng diện tích tự nhiên), nhưng tình trạng đồng đất cao thấp xen kẽ, ruộng đất manh mún, bình quân mỗi hộ từ 10-18 ô thửa... Trước thực tế trên, năm 2010, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo 2 xã Tân Hưng và Minh Trí làm điểm dồn điền đổi thửa, tạo đột phá trong xây dựng nông thôn mới.

Ngành mía đường và bài toán cung - cầu năm 2012

21-2-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa đề nghị Bộ Công Thương trình Chính phủ cho tạm trữ 200 nghìn tấn đường trong thời gian 6 tháng, đồng thời cho xuất khẩu 100-150 nghìn tấn để tránh tình trạng dư thừa đường trong nước. Thêm một lần nữa, vấn đề về cân đối cung - cầu đường lại trở thành bài toán khó đối với ngành mía đường trong nước.

Đề xuất mua tạm trữ để “cứu” giá lúa

21-2-2012

Ban chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, dự kiến triển khai từ 15/3 đến 30/4/2012, khi đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch rộ lúa đông-xuân.

Đề xuất tạm trữ 200.000 tấn đường

21-2-2012

Bộ NNPTNT vừa có công văn gửi Bộ Công Thương đề nghị về một số biện pháp điều hành, sản xuất, tiêu thụ, xuất, nhập khẩu đường năm 2012.

Sẽ nhập khẩu hơn 100.000 tấn muối

21-2-2012

Theo dự báo của Bộ NNPTNT, tổng nguồn cung muối năm 2012 của cả nước là 1,52 triệu tấn, trong đó lượng muối tồn kho năm 2011 là 170.000 tấn, sản xuất trong nước 1 triệu tấn.

Nam Định thí điểm cánh đồng mẫu lớn

20-2-2012

Vụ ĐX 2011- 2012, tỉnh Nam Định triển khai xây dựng thí điểm một mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với diện tích 100 ha. Được biết, từ mấy năm nay, Nam Định đã xuất hiện CĐML đạt hiệu quả.

Tích tụ đất đai - không còn là lúc để lo ngại

16-2-2012

Tích tụ đất đai đang là một thực tế phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước, khi nhu cầu sản xuất nông nghiệp đã vượt quá chiếc áo hạn điền mà pháp luật về đất đai đang áp dụng. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại về sự hình thành một giai cấp địa chủ mới, trong khi những người mang giấc mơ đại điền phải thất vọng. Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh để làm rõ các khía cạnh của vấn đề này.

Nông dân đang bị đối xử không công bằng

15-2-2012

“Tại sao doanh nghiệp được thuê đất 50 năm, được hỗ trợ hạ tầng, trong khi nông dân chỉ được giao, thuê 20 năm. Chúng ta đang đối xử không công bằng với người nông dân” - TS Vũ Trọng Bình (ảnh) trao đổi với PV Tiền Phong về chính sách đất đai hiện nay.

Nhật hỗ trợ Việt Nam xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

15-2-2012

Trung tâm Xúc tiến thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao sang thị trường Nhật Bản.

Đề nghị cho xuất khẩu 250.000 tấn đường

15-2-2012

Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã đề nghị Chính phủ cấp hạn ngạch xuất khẩu 250.000 tấn đường trong năm nay.

Cần chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm và hỗ trợ người chăn nuôi

15-2-2012

Kể từ tháng 1/2012 đến nay, dịch cúm gia cầm tái phát tại một số địa phương gây thiệt hại không nhỏ tới người chăn nuôi. Trước diễn biến đó, các địa phương cần chủ động lên phương án phòng chống dịch và hỗ trợ cho người chăn nuôi.