TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm và hỗ trợ người chăn nuôi

Ngày đăng: 15 | 02 | 2012

Kể từ tháng 1/2012 đến nay, dịch cúm gia cầm tái phát tại một số địa phương gây thiệt hại không nhỏ tới người chăn nuôi. Trước diễn biến đó, các địa phương cần chủ động lên phương án phòng chống dịch và hỗ trợ cho người chăn nuôi.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 13/02 dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng, với một loạt các ổ dịch mới được phát hiện tại Kiên Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng và Bắc Giang, làm hàng nghìn con gà, vịt bị ốm và chết.
Trước đó tại Kiên Giang, ngày 27/01/2012 dịch cúm gia cầm xảy ra ở 1 hộ chăn nuôi thuộc ấp Nguyễn Vũ, xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng làm 221 con mắc bệnh, chết 150 con. Tại Thái Nguyên, từ ngày 29/01/2012 đến ngày 01/02/2012, dịch cúm gia cầm xảy ra tại 02 hộ gia đình xóm La chùa, xã Bá Xuyên – Thị xã Sông Công. Ngày 01/02/2012 số gia cầm ốm chết đã được tiêu hủy toàn bộ, tổng số là 1.035 con (gồm 715 vịt, 310 gà, 10 chim bồ câu, 315 quả trứng). Tại Bắc Giang, dịch cúm gia cầm xuất hiện ngày 08/02/2012 tại một hộ chăn nuôi thuộc xã An Thượng, huyện Yên Thế làm 600 con gà ốm, chết trong tổng đàn 1.000 con. Tại Hải Phòng, ngày 05/02/2012, đàn vịt 1.470 con vịt 49 ngày tuổi của một hộ chăn nuôi ở tổ dân phố Quảng Luận, phường Đa Phúc, quận Dương Kinh có biểu hiện mắc bệnh và chết rải rác 460 con với các triệu chứng đặc trưng của bệnh cúm. Chi cục Thú y tỉnh đã lấy mẫu gửi xét nghiệm, kết quả dương tính với cúm gia cầm H5N1. Chi cục Thú y cùng địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn vịt và triển khai áp dụng các biện pháp chống dịch theo qui định.
Như vậy hiện tại đã có tới 9 tỉnh, và thành phố bị dịch cúm gia cầm tấn công và nguy cơ tiếp tục bùng phát và lây lan là rất lớn. 
Đa số các đàn gia cầm bị cúm trong thời gian vừa qua đều do chưa được tiêm văcxin phòng dịch. Vì, việc tiêm văcxin đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyết định tạm ngừng từ năm 2011 do tại một số tỉnh miền Bắc, nơi vi-rút H5N1 đã biến đổi khiến cho văcxin tiêm phòng Re-5 mà Việt Nam nhập về từ Trung Quốc đạt hiệu quả không cao. Tại các tỉnh phía Nam do nhánh vi-rút mới chưa xuất hiện ở các tỉnh phía Nam nên vẫn có thể sử dụng loại văcxin cũ để tiêm cho gia cầm trong trường hợp khẩn cấp.
Về phần hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy trong thời gian vừa qua, tại Quảng Trị mức hỗ trợ sẽ được căn cứ hỗ trợ theo Quyết định số 719 của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 5/6/2008 và theo Quyết định 2914/QĐ-UBND ra ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh. Sau khi có các văn bản xác nhận của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn liên quan sẽ chuyển ngay lập tức tiền hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu huỷ.
Tại Bình Dương, theo Quyết định số 62/QĐ-UBND, định mức kinh phí hỗ trợ mỗi con gia cầm bị tiêu hủy tùy theo từng loại mà có mức hỗ trợ từ 1.500 đồng đến 35.000 đồng, hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc-xin với mức bình quân cho một lần tiêm là 200 đồng/con. Trường hợp mức bồi dưỡng theo lần tiêm dưới 100.000 đồng/người/ngày thì được thanh toán bằng mức 100.000 đồng/người/ngày. Hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch để thực hiện tiêu hủy gia cầm, gia súc; phun hóa chất khử trùng tiêu độc và phục vụ tại các chốt kiểm dịch. Mức chi tối đa 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 200.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ...
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định thành lập 7 đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại 48 tỉnh thành trong cả nước.
Trong các ngày từ 14 -16/02/2012, tại Nha Trang, Khánh Hòa, sẽ diễn ra Hội thảo mang tên gọi “Liên kết bốn bên trong phòng chống cúm gia cầm tại Việt Nam” với sự tham gia của lãnh đạo, chuyên viên dịch tễ, chuyên gia phòng thí nghiệm của Cục Thú y, Cục y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Viện Pasteur, các cơ quan Thú y vùng, Chi cục Thú y và Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=506473

NỘI DUNG KHÁC

Giữ đất lúa - yêu cầu cấp thiết hiện nay

15-2-2012

Tại Việt Nam, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng... diện tích đất canh tác hai vụ lúa nước (còn gọi là đất “hai lúa”), đang giảm đi nhanh chóng. Việc giữ được những “bờ xôi ruộng mật” đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay tại các địa phương.

Nông nghiệp – nông thôn – nông dân: Vật cản hay động lực tăng tốc công nghiệp hóa?

13-2-2012

Ba thế kỉ trước, nước Anh dẫn châu Âu vào cơn lốc công nghiệp hóa đầu tiên, ước vọng giàu có cuốn mọi nguồn lực xã hội vào phát triển công nghiệp, mở rộng đô thị. Cùng lúc, nền kinh tế cần có ngay một lượng lương thực, thực phẩm nhiều và rẻ, vừa huy động một lượng khổng lồ nguyên liệu, nhiên liệu, đất đai và lao động. Vật hi sinh đầu tiên của sự đòi hỏi ghê gớm này là nông thôn và nông dân.

GS Đặng Hùng Võ: Nên xóa thời hạn giao đất nông nghiệp

10-2-2012

Nguyên Thứ trưởng Bộ TM&MT, GS Đặng Hùng Võ, cho rằng, nên xóa thời hạn, giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, để họ yên tâm đầu tư, sản xuất trên cánh đồng của mình.

Ưu tiên phát triển việc làm nông nghiệp có năng suất

10-2-2012

Bộ Lao động, thương binh và xã hội vừa gửi lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan dự thảo Chiến lược việc làm giai đoạn 2011 – 2020 trước khi trình Chính phủ phê duyệt. Theo đó, ưu tiên cơ hội việc làm có năng suất tại khu vực nông thôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược này.

Không để giá lúa đông xuân rớt dưới 5.000 đồng/kg

10-2-2012

Theo dự tính, vụ đông xuân sẽ dôi ra khoảng 3,5 triệu tấn gạo hàng hoá cần được tiêu thụ, nhưng theo ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tiêu thụ hết lúa gạo trong vụ này là rất khó. Ngay từ bây giờ VFA đã tính đến phương án mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo nhằm giúp nông dân bán hết lúa, giữ cho giá không giảm.

Thí điểm bảo hiểm cây lúa ở Thái Bình

10-2-2012

Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một chính sách lớn của Nhà nước nhằm hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp (SXNN), chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển SXNN.

Tiên Lãng và cơ hội sửa sai

10-2-2012

Tiên Lãng là giọt nước làm tràn ly, cảnh báo những bất cập hiện nay về cơ chế sở hữu đất đai. Đây là ý kiến chung được ghi nhận tại buổi tọa đàm chiều 9/2 do Tuần Việt Nam tổ chức. Tham gia tọa đàm có ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường và ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn.

Các chính phủ “đua” can thiệp thị trường để đẩy tăng giá cao su và gạo

10-2-2012

Thị trường nông sản thế giới đang chứng kiến một loạt các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân của các chính phủ Thái Lan, Trung Quốc và Myanmar.

FAO: Sản lượng gạo trên toàn cầu sẽ đạt kỷ lục

10-2-2012

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) ngày 1/2 cho biết vụ thu hoạch lúa 2011-2012 trên toàn thế giới dự đoán đạt mức kỷ lục mới là 721 triệu tấn, khiến giá lương thực có thể tiếp tục giảm.

Cần giải quyết khó khăn về vốn trong sản xuất, tiêu thụ cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long

10-2-2012

Mặc dù đạt được kết quả cao trong năm 2011, song việc sản xuất và tiêu thụ cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều thách thức, cần tháo gỡ trong năm 2012, nhất là vấn về vốn. Đó là những ý kiến được các nhà doanh nghiệp, người nuôi cá tra đề cập đến tại hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 mới được tổ chức tại Cần Thơ…

Để nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn

10-2-2012

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, để thoát khỏi những tồn tại như sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp, đòi hỏi phải có sự quy hoạch bài bản để nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn.

Chính sách dân tộc vẫn thiếu đồng bộ

10-2-2012

“Chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng dân tộc và miền núi còn thiếu đồng bộ, phân tán” - đó là ý kiến khẳng định của nhiều đại biểu tại Hội nghị công tác dân tộc năm 2012, do Ủy ban Dân tộc tổ chức ngày 9.2 tại TP.Huế.