TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giữ đất lúa - yêu cầu cấp thiết hiện nay

Ngày đăng: 15 | 02 | 2012

Tại Việt Nam, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng... diện tích đất canh tác hai vụ lúa nước (còn gọi là đất “hai lúa”), đang giảm đi nhanh chóng. Việc giữ được những “bờ xôi ruộng mật” đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay tại các địa phương.

Nông dân nhiều tỉnh, thành phố tại ĐBSCL thu hoạch lúa đông-xuân sớm
Đất “hai lúa” giảm dần!
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong giai đoạn 2000-2010, diện tích đất trồng lúa cả nước giảm 269,5 nghìn héc-ta, giảm bình quân 0,86%/năm. Trong đó, thời kỳ giảm mạnh nhất là trong 5 năm 2000-2005 (giảm tới 302,5 nghìn héc-ta), bình quân mỗi năm giảm tới 60,5 nghìn héc-ta. Xu hướng giảm diện tích đất trồng lúa diễn ra ở hầu hết các vùng trong cả nước.
Phát triển kinh tế đất nước là quá trình gắn liền với nhịp điệu dựng xây công nghiệp hóa, đô thị hóa, xây dựng hạ tầng cơ sở... Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp “hãm phanh” kịp thời, quỹ đất nông nghiệp sẽ giảm một cách thiếu kiểm soát, ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia.
Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Việc giữ gìn diện tích đất trồng lúa là yêu cầu cấp thiết hiện nay, cần phải làm ngay và hết sức nghiêm túc. Trên thực tế, nhiều địa phương vừa mất đất, lại vừa lãng phí đất lúa. Đó là hệ quả của việc thực thi quản lý và sử dụng đất lúa ở nhiều địa phương chưa chặt chẽ. Nhiều địa phương buông lỏng quản lý đất lúa và chưa xử lý nghiêm việc tự phát chuyển đổi đất lúa sang mục đích sử dụng khác. Trong đó, nhiều hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ tự phát chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản nước mặn… đã làm hao hụt và ảnh hưởng tới chất lượng đất trồng lúa.
Vẫn theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Ngọc, điều đáng lo ngại là tình trạng vi phạm quy định trong giao đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương. Tình trạng quy hoạch chạy theo dự án còn phổ biến. Đáng chú ý, tình trạng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước, bị bỏ hoang hóa, không sản xuất được do “quy hoạch treo”, do việc giao đất, cho thuê đất để xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu đô thị mới… phân tán, manh mún, chưa tuân thủ quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
Thực tế trên đã dẫn đến mâu thuẫn, trong khi người nông dân đang thiếu đất sản xuất, thì nhiều diện tích đất dự án vẫn nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt”!
Đất trồng lúa phải được bảo vệ nghiêm ngặt
Hiện dân số nước ta luôn tăng, nhưng đất trồng lúa lại tiếp tục giảm. Số lượng người tăng lên, ngoài rất nhiều vấn đề phải giải quyết, thì có việc phải lo chỗ ở. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đến đầu năm 2012, cả nước đang có khoảng 632 dự án khu đô thị mới, trong đó 80 dự án có quy mô đến 1000ha và 14 dự án có quy mô lớn hơn 1000ha. Dĩ nhiên, một diện tích rất lớn đất trồng lúa sẽ phải cắt cho các dự án này.
Còn theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, từ nay đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa tiếp tục phải chuyển cho các nhu cầu sử dụng khác, thấp nhất cũng vào khoảng hơn 293 nghìn héc-ta. Ngoài ra, dự kiến đất trồng lúa mất đi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (nước biển dâng) đến năm 2020 là 5,72 nghìn héc-ta, năm 2030 là 19,87 nghìn héc-ta, chủ yếu tập trung ở vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Đôn - Trưởng ban Khoa học công nghệ và môi trường của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, một chuyên gia về khai hoang đất nông nghiệp phân tích: Mặc dù mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, nhưng với tình hình và tập quán như hiện nay, lúc đó phần lớn nông dân vẫn chưa thể thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp được. Như vậy, cần phải giữ lại diện tích đất trồng lúa không chỉ là để bảo đảm an ninh lương thực mà là để ổn định xã hội, bảo đảm công ăn việc làm cho người nông dân. Bên cạnh đó, nếu đất trồng lúa tiếp tục giảm, đến năm 2020-2030, dân số nước ta có thể tăng lên tới 120 triệu người, chắc chắn không bảo đảm về lương thực.
Để giữ đất trồng lúa, thời gian qua, Bộ NN&PTNN phối hợp với các bộ, ngành chức năng đã xây dựng Dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (hiện đã trình lên Thủ tướng Chính phủ). Theo Dự thảo, đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quyết định đến an ninh lương thực quốc gia, vì vậy phải được bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang các mục đích sử dụng khác. Dự thảo Nghị định cũng quy định chặt chẽ hơn các nguyên tắc lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa; điều kiện và thẩm quyền xét duyệt chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; quy định trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa và người sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất; chính sách hỗ trợ các địa phương và người nông dân yên tâm sản xuất lúa và bảo vệ quỹ đất lúa… Đáng chú ý, Dự thảo cũng quy định rõ, đối với đất lúa chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, trước khi thi công các công trình, chủ đầu tư phải thực hiện bóc lớp đất có độ dày 20cm để sử dụng cải tạo các vùng đất nông nghiệp hoặc mục đích trồng trọt khác. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, trong quá trình soạn thảo, có ý kiến cho rằng, nếu quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho việc giải phóng mặt bằng. Hơn nữa nguồn kinh phí cho hoạt động này cũng chưa được quy định cụ thể. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNN thấy cần phải có nội dung này. Bởi vì lớp mặt đất trồng lúa có nhiều đặc tính rất quý, phải trải qua quá trình canh tác rất lâu dài mới hình thành và ổn định. Do đó, khi chuyển sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp, nếu không bóc lớp đất này để phục vụ cho mục đích canh tác thì rất lãng phí.
Tính đến đầu năm 2011, diện tích đất trồng lúa trong cả nước là 4.120 nghìn héc-ta, trong đó diện tích đất sản xuất hai vụ lúa là 3.297,5 nghìn héc-ta. Tại kỳ họp thứ ba vừa qua, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia. Theo đó, từ nay đến năm 2020 sẽ giữ lại hơn 26,7 triệu héc-ta đất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa là hơn 3,8 triệu héc-ta (đất chuyên trồng lúa nước hai vụ trở lên là hơn 3,2 triệu héc-ta).
(Nguồn: Bộ NN&PTNT)
Theo một số chuyên gia kinh tế, để giữ được những “bờ xôi ruộng mật” thì cần phải thực hiện 3 giải pháp đồng bộ, đó là phải có chính sách quản lý đất lúa đúng đắn; mau chóng nghiên cứu, sản xuất những giống có thể thích ứng biến đổi khí hậu; đầu tư để ngăn chặn nước biển dâng, xâm mặn vào các diện tích lúa, đặc biệt là tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đó chính là việc làm cần thiết, đúng đắn và cấp bách hiện nay.
Theo Báo Quân đội nhân dân

 

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp – nông thôn – nông dân: Vật cản hay động lực tăng tốc công nghiệp hóa?

13-2-2012

Ba thế kỉ trước, nước Anh dẫn châu Âu vào cơn lốc công nghiệp hóa đầu tiên, ước vọng giàu có cuốn mọi nguồn lực xã hội vào phát triển công nghiệp, mở rộng đô thị. Cùng lúc, nền kinh tế cần có ngay một lượng lương thực, thực phẩm nhiều và rẻ, vừa huy động một lượng khổng lồ nguyên liệu, nhiên liệu, đất đai và lao động. Vật hi sinh đầu tiên của sự đòi hỏi ghê gớm này là nông thôn và nông dân.

GS Đặng Hùng Võ: Nên xóa thời hạn giao đất nông nghiệp

10-2-2012

Nguyên Thứ trưởng Bộ TM&MT, GS Đặng Hùng Võ, cho rằng, nên xóa thời hạn, giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, để họ yên tâm đầu tư, sản xuất trên cánh đồng của mình.

Ưu tiên phát triển việc làm nông nghiệp có năng suất

10-2-2012

Bộ Lao động, thương binh và xã hội vừa gửi lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan dự thảo Chiến lược việc làm giai đoạn 2011 – 2020 trước khi trình Chính phủ phê duyệt. Theo đó, ưu tiên cơ hội việc làm có năng suất tại khu vực nông thôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược này.

Không để giá lúa đông xuân rớt dưới 5.000 đồng/kg

10-2-2012

Theo dự tính, vụ đông xuân sẽ dôi ra khoảng 3,5 triệu tấn gạo hàng hoá cần được tiêu thụ, nhưng theo ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tiêu thụ hết lúa gạo trong vụ này là rất khó. Ngay từ bây giờ VFA đã tính đến phương án mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo nhằm giúp nông dân bán hết lúa, giữ cho giá không giảm.

Thí điểm bảo hiểm cây lúa ở Thái Bình

10-2-2012

Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một chính sách lớn của Nhà nước nhằm hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp (SXNN), chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển SXNN.

Tiên Lãng và cơ hội sửa sai

10-2-2012

Tiên Lãng là giọt nước làm tràn ly, cảnh báo những bất cập hiện nay về cơ chế sở hữu đất đai. Đây là ý kiến chung được ghi nhận tại buổi tọa đàm chiều 9/2 do Tuần Việt Nam tổ chức. Tham gia tọa đàm có ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường và ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn.

Các chính phủ “đua” can thiệp thị trường để đẩy tăng giá cao su và gạo

10-2-2012

Thị trường nông sản thế giới đang chứng kiến một loạt các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân của các chính phủ Thái Lan, Trung Quốc và Myanmar.

FAO: Sản lượng gạo trên toàn cầu sẽ đạt kỷ lục

10-2-2012

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) ngày 1/2 cho biết vụ thu hoạch lúa 2011-2012 trên toàn thế giới dự đoán đạt mức kỷ lục mới là 721 triệu tấn, khiến giá lương thực có thể tiếp tục giảm.

Cần giải quyết khó khăn về vốn trong sản xuất, tiêu thụ cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long

10-2-2012

Mặc dù đạt được kết quả cao trong năm 2011, song việc sản xuất và tiêu thụ cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều thách thức, cần tháo gỡ trong năm 2012, nhất là vấn về vốn. Đó là những ý kiến được các nhà doanh nghiệp, người nuôi cá tra đề cập đến tại hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 mới được tổ chức tại Cần Thơ…

Để nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn

10-2-2012

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, để thoát khỏi những tồn tại như sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp, đòi hỏi phải có sự quy hoạch bài bản để nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn.

Chính sách dân tộc vẫn thiếu đồng bộ

10-2-2012

“Chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng dân tộc và miền núi còn thiếu đồng bộ, phân tán” - đó là ý kiến khẳng định của nhiều đại biểu tại Hội nghị công tác dân tộc năm 2012, do Ủy ban Dân tộc tổ chức ngày 9.2 tại TP.Huế.

"Xây nông thôn mới không phải là để tham quan"

9-2-2012

Chiều 3/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để bàn kế hoạch triển khai trong năm 2012.