TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nam Định thí điểm cánh đồng mẫu lớn

Ngày đăng: 20 | 02 | 2012

Vụ ĐX 2011- 2012, tỉnh Nam Định triển khai xây dựng thí điểm một mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với diện tích 100 ha. Được biết, từ mấy năm nay, Nam Định đã xuất hiện CĐML đạt hiệu quả.

Một góc mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Nam Định
Đó là CĐML của Cty TNHH Cường Tân, trụ sở tại xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh. Với hình thức tích tụ ruộng đất bằng cách thuê đất canh tác của dân để SX lúa giống. GĐ Cty Đoàn Văn Sáu cho biết, đến nay, tổng diện tích đất nông nghiệp mà Cty thuê tại 3 huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh và Xuân Trường là 250 ha; trong đó riêng xã Trực Hùng 80 ha, được quy hoạch thành 2 cánh đồng và được Cty đầu tư cải tạo (đắp bờ thửa to, nạo vét kênh mương…).
Diện tích đất thuê đó được Cty giao cho một số chủ hộ lớn ngay tại địa phương. Được Cty hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc BVTV… các chủ hộ chịu toàn bộ trách nhiệm tổ chức SX trên diện tích mà mình được giao, dưới sự chỉ đạo và giám sát kỹ thuật của DN; sản phẩm được chính Cty mua lại toàn bộ. Ông Lã Văn Thiên, một trong những chủ hộ lớn ở Trực Hùng, nhận của Cty hơn 10 mẫu Bắc bộ (36.000 m2), cho biết :
- Việc chỉ đạo và giám sát về kỹ thuật của DN rất nghiêm ngặt. Phần chúng tôi chỉ là lo về nhân công, điều hành SX. Lao động được thuê với mức tiền công từ 80- 100 ngàn đồng/người/ngày bình thường. Làm đất, vụ cấy và vụ gặt, do khoán sản phẩm nên bà con có thể đạt tới 200 ngàn đồng/người/ngày. Đa số lao động là người địa phương, có những hộ 2 vợ chồng cùng làm cho chúng tôi, mỗi năm có thể được từ 17- 20 triệu đồng/người. Ngoài 2 vụ lúa, còn thêm vụ đông nữa, năm thì trồng bí xanh, năm trồng dưa chuột bao tử, cũng làm dưới sự chỉ đạo và giám sát kỹ thuật của Cty.
Ông Hoàng Đức Lợi, Chủ nhiệm HTXNN Trực Hùng, cũng là một chủ hộ nhận đất của Cty Cường Tân, kể :
- Lao động hiện rất hiếm, nhất là vào thời vụ. Như vụ cấy, tôi phải huy động mỗi ngày tới 80- 90 người để cấy cho kịp với lịch gieo cấy của Cty. Mà phải chuẩn bị tiền công ngay, vì đa số thợ cấy là từ địa phương khác đến, nên cứ cuối ngày là phải trả công họ ngay…
Hỏi chuyện một số bà con có đất cho Cty thuê, được biết sản lượng mà Cty trả cho dân là 160 kg/sào/năm, được quy thành giá trị theo giá lúa trên thị trường tại thời điểm trả. Với mức thu nhập này, người dân không mất công lao động, không phải đầu tư, và cũng không phải chịu bất cứ sự rủi ro nào, cứ đến vụ là đến DN nhận tiền. Ngoài ra, nếu có sức lao động thì đI làm thuê cho Cty với mức tiền công không kém gì mức tiền công làm những việc khác.
Tại trụ sở HTXNN Nghĩa Thịnh (huyện Nghĩa Hưng), nơi đang thí điểm xây dựng mô hình CĐML, chúng tôi được ông Hoàng Xuân Điến, Chủ nhiệm HTX cho biết:
- Từ khi chưa thí điểm mô hình, chúng tôi đã có chủ trương gieo sạ 100 ha lúa. Nay được cấp trên chọn để xây dựng mô hình, chúng tôi thấy rất hợp với điều kiện của HTX, nên đã bắt tay làm ngay.
Tuy vẫn là diện tích nhà nào nhà nấy làm, lúa nhà nào nhà nấy thu, nhưng CĐML có thể gọi là cánh đồng “ba cùng” (cùng cấy 1 loại lúa, cùng trà, cùng phương thức gieo cấy, cùng áp dụng các TBKT trong SX theo tiêu chuẩn VietGAP).
Cũng theo ông Điến, việc triển khai thí điểm mô hình rất gấp, nhưng việc vận động bà con nông dân tự nguyện tham gia mô hình đã được HTX tiến hành rất hiệu quả. 703/762 hộ, với 1.054 lao động của HTX đã tự nguyện tham gia CĐML trên diện tích 100 ha. HTX đảm đương toàn bộ hai khâu làm đất và tưới tiêu. Giá làm đất được tính rẻ hơn giá thuê ngoài. Tại CĐML 100 ha đó chỉ có 22,6 ha đất là lấy được nước tự chảy, còn 77,4 ha đất cao phải bơm, tát. Những hộ có diện tích nằm trên chân đất cao phải bơm, tát cũng chỉ phải chịu mức thủy lợi phí như hộ lấy được nước tự chảy, phần phát sinh đó được HTX “bao cấp”. Khâu làm đất đã xong, bà con bắt đầu sạ lúa.
Mô hình CĐML ở Nghĩa Thịnh mới bắt đầu triển khai, hiệu quả đến đâu, phải chờ một thời gian nữa mới có thể đánh giá. Nhưng tại CĐML của Cty TNHH Cường Tân, theo quan sát của chúng tôI, thì hiệu quả đã rõ. Từ khi DN vào, diện mạo của cánh đồng đã có sự thay đổi rất lớn. Người nông dân có lợi hơn vì vừa có thu nhập từ nguồn cho thuê đất, vừa có thu nhập do làm thuê cho Cty. Tuy nhiên, GĐ Đoàn Văn Sáu vẫn trăn trở :
- Chúng tôi đủ điều kiện để bê tông hóa tất cả bờ vùng, bờ thửa trên cánh đồng cũng như hoàn thiện hơn nữa hệ thống kênh mương. Nhưng vì thời gian thuê đất rất ngắn, chỉ được 5- 6 năm, nên chưa dám đầu tư. SX-KD trên lĩnh vực nông nghiệp, DN phải chịu nhiều rủi ro hơn các ngành nghề khác, lợi nhuận cũng thấp hơn. Giá như nhà nước có chính sách, có cơ chế đặc thù cho DN thuê đất, chẳng hạn thời gian thuê từ 10- 20 năm, thì sẽ thuận lợi cho DN rất nhiều.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/45/45/90392/Nam-Dinh-thi-diem-canh-dong-mau-lon.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Tích tụ đất đai - không còn là lúc để lo ngại

16-2-2012

Tích tụ đất đai đang là một thực tế phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước, khi nhu cầu sản xuất nông nghiệp đã vượt quá chiếc áo hạn điền mà pháp luật về đất đai đang áp dụng. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại về sự hình thành một giai cấp địa chủ mới, trong khi những người mang giấc mơ đại điền phải thất vọng. Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh để làm rõ các khía cạnh của vấn đề này.

Nông dân đang bị đối xử không công bằng

15-2-2012

“Tại sao doanh nghiệp được thuê đất 50 năm, được hỗ trợ hạ tầng, trong khi nông dân chỉ được giao, thuê 20 năm. Chúng ta đang đối xử không công bằng với người nông dân” - TS Vũ Trọng Bình (ảnh) trao đổi với PV Tiền Phong về chính sách đất đai hiện nay.

Nhật hỗ trợ Việt Nam xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

15-2-2012

Trung tâm Xúc tiến thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao sang thị trường Nhật Bản.

Đề nghị cho xuất khẩu 250.000 tấn đường

15-2-2012

Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã đề nghị Chính phủ cấp hạn ngạch xuất khẩu 250.000 tấn đường trong năm nay.

Cần chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm và hỗ trợ người chăn nuôi

15-2-2012

Kể từ tháng 1/2012 đến nay, dịch cúm gia cầm tái phát tại một số địa phương gây thiệt hại không nhỏ tới người chăn nuôi. Trước diễn biến đó, các địa phương cần chủ động lên phương án phòng chống dịch và hỗ trợ cho người chăn nuôi.

Giữ đất lúa - yêu cầu cấp thiết hiện nay

15-2-2012

Tại Việt Nam, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng... diện tích đất canh tác hai vụ lúa nước (còn gọi là đất “hai lúa”), đang giảm đi nhanh chóng. Việc giữ được những “bờ xôi ruộng mật” đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay tại các địa phương.

Nông nghiệp – nông thôn – nông dân: Vật cản hay động lực tăng tốc công nghiệp hóa?

13-2-2012

Ba thế kỉ trước, nước Anh dẫn châu Âu vào cơn lốc công nghiệp hóa đầu tiên, ước vọng giàu có cuốn mọi nguồn lực xã hội vào phát triển công nghiệp, mở rộng đô thị. Cùng lúc, nền kinh tế cần có ngay một lượng lương thực, thực phẩm nhiều và rẻ, vừa huy động một lượng khổng lồ nguyên liệu, nhiên liệu, đất đai và lao động. Vật hi sinh đầu tiên của sự đòi hỏi ghê gớm này là nông thôn và nông dân.

GS Đặng Hùng Võ: Nên xóa thời hạn giao đất nông nghiệp

10-2-2012

Nguyên Thứ trưởng Bộ TM&MT, GS Đặng Hùng Võ, cho rằng, nên xóa thời hạn, giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, để họ yên tâm đầu tư, sản xuất trên cánh đồng của mình.

Ưu tiên phát triển việc làm nông nghiệp có năng suất

10-2-2012

Bộ Lao động, thương binh và xã hội vừa gửi lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan dự thảo Chiến lược việc làm giai đoạn 2011 – 2020 trước khi trình Chính phủ phê duyệt. Theo đó, ưu tiên cơ hội việc làm có năng suất tại khu vực nông thôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược này.

Không để giá lúa đông xuân rớt dưới 5.000 đồng/kg

10-2-2012

Theo dự tính, vụ đông xuân sẽ dôi ra khoảng 3,5 triệu tấn gạo hàng hoá cần được tiêu thụ, nhưng theo ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tiêu thụ hết lúa gạo trong vụ này là rất khó. Ngay từ bây giờ VFA đã tính đến phương án mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo nhằm giúp nông dân bán hết lúa, giữ cho giá không giảm.

Thí điểm bảo hiểm cây lúa ở Thái Bình

10-2-2012

Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một chính sách lớn của Nhà nước nhằm hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp (SXNN), chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển SXNN.

Tiên Lãng và cơ hội sửa sai

10-2-2012

Tiên Lãng là giọt nước làm tràn ly, cảnh báo những bất cập hiện nay về cơ chế sở hữu đất đai. Đây là ý kiến chung được ghi nhận tại buổi tọa đàm chiều 9/2 do Tuần Việt Nam tổ chức. Tham gia tọa đàm có ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường và ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn.