TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm sao để nghề giúp việc gia đình được xã hội công nhận là một nghề?

Ngày đăng: 22 | 07 | 2011

Người giúp việc trong các hộ gia đình là lao động làm việc ở khu vực phi chính thức.Theo số liệu của tổng cục thống kê 2004,lao động làm việc ở các khu vực phi chính thức đóng góp 20% vào GDP (Trần Thị Thanh Hằng, 2009). Lao động này tập trung chủ yếu ở các đô thị và các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và chiếm khoảng 30% trong tổng số lao động tại các thành phố này.

 

 

 

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO),khái niệm khu vực phi chính thức là “một đơn vị bao gồm các đơn vị sản xuất không có tư cách pháp nhân, không chịu điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và không có giấy phép kinh doanh”. Như vậy lao động làm nghề giúp việc gia đình là những người làm việc trong các khu vực phi chính thức và không có tư cách pháp nhân, đồng thời không chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Vì thế lao động làm việc trong khu vực phi chính thức không có hợp đồng lao động nên thường có ý thức tổ chức kỷ luật kém, theo Trần Thị Hồng (Viện gia đình và giới) thì “việc không ký hợp đồng đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động có thể tự ý nghỉ việc, tự ý đòi tăng lương cũng như tình trạng chủ sử dụng lao động có thể cho lao động giúp việc gia đình nghỉ bất cứ lúc nào khi không hài lòng…”


Hiện nay, do quan niệm của xã hội, nghề lao động giúp việc gia đình vẫn chưa được công nhận là “một nghề”.Chính quan niệm này của xã hội đã đẩy nghề giúp việc trôi nổi khó kiểm soát cả về cung lẫn cầu.Do đó, n việc đào tạo các kỹ năng cho người giúp việc chưa được quan tâm. Mặt khác, các trung tâm giới thiệu việc làm chỉ làm công việc đơn thuần là cầu nối giữa người làm nghề giúp việc với người có nhu cầu thuê người giúp việc, ít khi họ đứng ra đào tạo kỹ năng cho người giúp việc. Theo một nghiên cứu của Vụ Gia đình, Bộ VHTT & DL tại Hà Nội thì tỷ lệ người lao động biết sử dụng các thiết bị thông dụng trong gia đình ở đô thị không cao, chỉ 19,3% người lao động biết sử dụng máy giặt; 6,7% người biết sử dụng lò vi sóng. Tỷ lệ lao động biết sử dụng tủ lạnh là 32%, biết sử dụng bếp ga là 40%, nồi cơm điện là 61%. Thường thì chủ sử dụng phải tự đào tạo lao động nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng thành thạo ngay, rất dễ làm hư hỏng các thiết bị, đồ gia dụng của chủ nhà ...


Theo nghiên cứu khảo sảo thị trường lao động của Viện Chiến lược và Phát triển NNNT (IPSARD,2010), hiệncó hơn 70% số lao động làm nghề giúp việc gia đình không được qua một khóa đào tạo nào, phần lớn làm việc do kinh nghiệm sẵn có hoặc do chủ thuê lao động tự đào tạo. Bên cạnh đó, có quá nhiều các trung tâm môi giới giúp việc gia đình ngầm được thành lập mà không có đăng ký kinh doanh. Mục đích của các trung tâm nay là môi giới giữa người lao động và người có nhu cầu thuê, nhưng một thực tế là các lao độngdocác trung tâm cung cấp thường không mang đến sự yên tâm cho các hộ gia đình vì nguồn gốc của lao động thường không đảm bảo.


Vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành quy định về quản lý người giúp việc gia đình, để làm cơ sở pháp lý cho nghề này phát triển bền vững. Trong tương lai nên đưa nghề lao động giúp việc gia đình vào đào tạo trong các trường dạy nghề.Cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các trung tâm mở các lớp đào tạo các kỹ năng cho người giúp việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp, trung tâm tham gia chuyển đổi nghề cho lao động ở những vùng nông thôn, những vùng bị mất đất sản xuất do quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp. Cần ban hành quy định để quản lý chặt đối với các công ty, trung tâm môi giới việc làm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.
 

Đặng Đức Giang

NỘI DUNG KHÁC

Đề nghị hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo

28-2-2012

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo năm 2012, ngày 27-2, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi Bộ Công thương đề nghị chỉ đạo thu mua tạm trữ lúa gạo cho người nông dân, đồng thời đưa ra dự báo, cân đối nguồn cung cầu thóc, gạo hàng hóa năm 2012.

Xây dựng thị trường nội địa vững mạnh cho nông nghiệp

28-2-2012

Ngày 27/2, dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp” đã tiến hành tổng kết giai đoạn II và III.

Nông dân trồng lúa sẽ được hỗ trợ tiền hằng năm

28-2-2012

Trước thực trạng đất trồng lúa đang bị thu hẹp, Bộ NN&PTNT vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, dự thảo tính tới việc hỗ trợ tiền hằng năm cho nông dân trực tiếp sản xuất lúa...

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân đi thuê ruộng

23-2-2012

Nông dân ở ĐBSCL thuê đất để canh tác đã nhiều năm nay, tạo nên một thị trường thuê mướn đất khá sôi động, từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập liên quan tới Luật Đất đai cũng như các chính sách khác.

Triển khai thí điểm xây dựng "Cánh đồng mẫu lớn" ở các tỉnh phía Bắc

23-2-2012

Nhằm nhân rộng mô hình "Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương triển khai thí điểm xây dựng "Cánh đồng mẫu lớn".

Hỗ trợ 100% kinh phí cho 3 công trình cứng

23-2-2012

Bộ NNPTNT vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi điều 1 của Quyết định 800 về nguyên tắc và cơ chế hỗ trợ vốn Chương trình xây dựng NTM.

Tái cấu trúc mạnh mẽ: Lối thoát hẹp trong gian khó

23-2-2012

Năm 2011 khép lại với những “dư âm” khó khăn, gánh nặng nợ nần và tín dụng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tình hình khó khăn sẽ chưa thể chấm dứt trong ngày một ngày hai và quyết sách hàng đầu hiện nay là chúng ta phải tìm được lối thoát hẹp trong gian khó. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới).

Sản xuất lúa VietGAP - hướng mở cho cánh đồng mẫu lớn

22-2-2012

Vụ mùa năm 2011, việc sản xuất lúa của nông dân Cà Mau đã làm thay đổi lớn từ cách nghĩ đến cách làm của những hộ sản xuất lúa theo VietGAP.

Cơ chế khuyến nông có “chiêu hiền đãi sĩ”?

22-2-2012

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, hệ thống khuyến nông; đặc biệt là khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) có vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này làm việc khá vất vả, nhưng phụ cấp rất thấp, nếu không nói là bèo bọt.

Thị trường nông sản Việt Nam 2012 sẽ ra sao?

22-2-2012

Kinh tế Việt Nam trong năm qua tăng trưởng chậm lại với nhiều bất ổn, lạm phát cao, khả năng thanh khoản kém của hệ thống ngân hàng, cán cân thương mại thâm hụt, nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Nông nghiệp được coi như cứu cánh của cả nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 4%, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân, tạo giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD (chiếm 22% kim ngạch XK cả nước) và là ngành duy nhất có thặng dư XK ròng đạt 18 tỷ USD năm 2011.

Bảo quản sau thu hoạch hải sản kém: Mất 8.000 tỷ đồng/năm

22-2-2012

Ước tính, mỗi chuyến biển của ngư dân có khoảng 20 - 30% sản lượng khai thác (tàu lưới kéo bảo quản bằng ướp muối) bị tổn thất. Như vậy, mỗi năm cả nước mất trên dưới 400.000 tấn hải sản, tương đương 8.000 tỷ đồng.

Agribank hạ lãi suất cho vay tam nông

22-2-2012

Từ 22.2, Ngân hàng Agribank chính thức đồng loạt hạ lãi suất cho vay bằng VND với mức giảm bình quân từ 1,0 - 1,5%/năm đối với mọi đối tượng khách hàng.