TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kiến nghị bỏ hạn ngạch nhập khẩu muối

Ngày đăng: 03 | 11 | 2011

Viện Chiến lược và Chính sách nông nghiệp vừa trình Bộ NNPTNT đề án xây dựng cơ chế, chính sách cho ngành muối.

Phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Lê Thế Hoàng - nguyên Trưởng bộ môn Thể chế nông thôn, người chấp bút cho đề án.
Thưa ông, những bất cập trong chính sách quản lý, nhập khẩu muối của ta hiện nay như thế nào mà cần phải có những thay đổi căn bản, như đề án đề cập?
- Bất cập lớn nhất hiện nay là chúng ta đã để xảy ra tình trạng doanh nghiệp lách luật biến muối công nghiệp nhập khẩu thành muối ăn như vụ việc công ty hóa chất cơ bản miền Nam "biến" 23.000 tấn muối công nghiệp nhập khẩu thành muối ăn.
Rõ ràng, cơ chế chính sách đang tạo ra các lỗ hổng nên bị lợi dụng. Việc doanh nghiệp được cấp hạn ngạch nhập khẩu muối rồi bán trái phép không những gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng xấu đến ngành sản xuất muối trong nước. Lợi ích của doanh nghiệp nhập khẩu muối đang quá lớn do giá muối nước ngoài thấp hơn muối trong nước nhiều.
Tất nhiên, chất lượng muối công nghiệp của nước ngoài đôi khi tốt hơn chất lượng muối công nghiệp trong nước, nhưng tất cả đều xuất phát từ giá thành muối nước ngoài thấp, lợi nhuận cao nên doanh nghiệp đương nhiên lợi dụng chính sách nhập muối công nghiệp về chuyển thành muối ăn bán bất hợp pháp.
Diêm dân trong nước đang gặp khó khăn do doanh nghiệp nhập khẩu muối.
Các cơ quan chức năng có lần lên tiếng cho rằng, từ khi có phương thức quản lý muối nhập khẩu bằng hạn ngạch mới nảy sinh ra cụm từ "muối công nghiệp" và "muối thực phẩm", từ đó đã dẫn đến sự lách luật và lỗ hổng chính sách để doanh nghiệp lợi dụng, ông nghĩ sao?
- Đúng là cũng chưa có sự rõ ràng. Tuy nhiên, công bằng mà nói muối công nghiệp có chất lượng cao hơn muối ăn, thể hiện ở các chỉ số kỹ thuật hàm lượng muối, mà không phải nông dân hay người tiêu dùng nào cũng hiểu.
Muối công nghiệp của ta chất lượng nhiều nơi cũng không thua kém muối ngoại nhưng vấn đề là ta chưa sản xuất đủ cho nhu cầu của các doanh nghiệp hóa chất trong nước, nên việc nhập khẩu là không trách khỏi. Song, việc nhập khẩu như thế nào, chất lượng phải được công bố ra sao để tránh sự "nhập nhèm".
Vậy trong đề án vừa hoàn thành, kiến nghị về việc thay đổi cách thức quản lý việc nhập khẩu muối như thế nào?
- Chúng tôi đã kiến nghị trong đề án việc nên bỏ quản lý hạn ngạch nhập khẩu muối và thay quản lý nó bằng chính sách thuế. Bởi mấu chốt của việc nhập muối công nghiệp theo hạn ngạch rồi chuyển thành muối ăn là do thuế nhập khẩu thấp.
Do vậy, nếu ta thấy doanh nghiệp nhập muối công nghiệp về làm muối ăn thì cần có chính sách thuế cao. Hải quan sẽ là cơ quan quản lý lượng muối nhập khẩu. Họ sẽ kiểm tra việc nhập khẩu của doanh nghiệp về khối lượng, chất lượng, mục đích sử dụng để đánh thuế.
“Tôi cho rằng, việc cấp phép nhập khẩu muối tới đây sẽ phải dựa vào hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của VN, để làm sao muối nhập về đúng là muối công nghiệp, chất lượng công nghiệp và cho sản xuất công nghiệp chứ không phải nhập về để rồi bán làm muối ăn, hay nhập khẩu muối ăn về lại bảo là muối công nghiệp...” - Ông Lê Thế Hoàng
Vậy với việc kiến nghị thành lập Hiệp hội Muối, theo ông sẽ giải quyết vấn đề gì với câu chuyện nhập muối hiện nay?
- Hiệp hội Muối sẽ là cơ quan tham mưu, tạo điều kiện cho việc phát triển ngành muối. Đây là giải pháp lâu dài hết sức quan trọng để thúc đẩy sản xuất muối đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế nhập khẩu muối. Hiệp hội sẽ là tổ chức tham mưu đề xuất các giải pháp điều hành thị trường và cân đối cung cầu muối hàng năm.
Về mặt thương mại, hiệp hội sẽ theo dõi, quản lý việc nhập khẩu muối, bởi đây là tiếng nói độc lập của cả doanh nghiệp nhập khẩu, lẫn doanh nghiệp chế biến sản xuất muối, tiêu thụ muối, và diêm dân. Hiệp hội sẽ có tiếng nói mạnh hơn trong việc chế biến tiêu thụ muối.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/64161p1c25/kien-nghi-bo-han-ngach-nhap-khau-muoi.htm

NỘI DUNG KHÁC

Năm 2012 sẽ đầu tư khoảng 370.000 tỷ đồng cho nông nghiệp

3-11-2011

Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để tăng trưởng bền vững

3-11-2011

Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, trong khi sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải cung cấp sản lượng lương thực nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu, vì thế không còn cách nào khác là ngành nông nghiệp phải nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đó cũng chính là mục tiêu của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và PTNT trong bối cảnh hiện nay.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Tập trung ưu tiên sắp xếp lại lĩnh vực đầu tư

3-11-2011

Xung quanh việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, ngành sẽ còn nhiều việc phải làm để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững. Về vấn đề này, ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng:

Bàn tròn: Phát triển nông nghiệp bền vững

28-10-2011

Hội nghị Quốc tế Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội mới đây với chủ đề “Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai”.

Thành lập HTX kiểu mới trồng rau hữu cơ

28-10-2011

Mô hình HTX với sự liên kết “4 nhà” sẽ mang tới thị trường sản phẩm rau hữu cơ sạch, an toàn cho sức khoẻ và có giá trị kinh tế đối với người trồng.

Ra mắt HTX Nông sản hữu cơ xóm Mòng

28-10-2011

Sáng 27/10, tại UBND thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) đã diễn ra hội nghị thành lập HTX Nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn.

Thiếu quy hoạch, làng nghề khó lớn mạnh

21-10-2011

Dù Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn đã được triển khai hơn 5 năm, nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là việc quy hoạch làng nghề.

Nhiều tỉnh hoàn thành Quy hoạch phát triển chăn nuôi

21-10-2011

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, thực hiện Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đến nay đã có 40/63 tỉnh, thành phố hoàn thành bản Quy hoạch phát triển chăn nuôi.

Tái đàn gia súc, gia cầm: Ngân hàng ngoảnh mặt

21-10-2011

Nhiều lãnh đạo Sở NN-PTNT kêu trời vì thái độ bất hợp tác của ngân hàng trước thảm cảnh khó khăn của nông dân. Hiện việc tái đàn gia súc, gia cầm gần như đình trệ vì các ngân hàng cương quyết không “làm ăn” với người chăn nuôi!

Khẩn trương hoàn thành Quy hoạch thủy lợi và sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL

21-10-2011

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 7341/VPCP-KTN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc Quy hoạch thủy lợi và sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL).

Nhập muối công nghiệp rồi bán làm muối ăn: Sự vô trách nhiệm “giết chết” diêm dân!

21-10-2011

Việc một doanh nghiệp nhập khẩu muối công nghiệp nhưng bán ra thị trường làm muối ăn đã làm lộ rõ sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý. Muối ngoại hại muối nội, bây giờ đã không còn là lời cảnh báo.

Việt Nam và Thái Lan “đóng băng” xuất khẩu gạo

21-10-2011

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Thái Lan gần như ngừng giao dịch trong khi Ấn Độ lại “rục rịch” xuất khẩu một lượng hàng lớn.