TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo hiểm rủi ro giá cà phê: Thận trọng với “bẫy” đầu cơ

Ngày đăng: 29 | 09 | 2011

Biến động rất lớn trên thị trường hàng hóa trong thời gian gần đây khiến nhiều hoạt động giao dịch đầu cơ trên thị trường quốc tế gây thua lỗ nặng cho nhà đầu tư.

Với các doanh nghiệp Việt Nam, khuyến nghị của những nhà cung ứng dịch vụ trung gian sản phẩm phái sinh của các ngân hàng là hãy giao dịch đúng với mục đích đã đặt ra nhằm bảo hiểm rủi ro về giá.
Giải thích về việc nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam thua lỗ trong khi giá xuất khẩu cà phê liên tục tăng cao và doanh nghiệp có tham gia giao dịch kỳ hạn trên các sàn hàng hóa, cán bộ thuộc bộ phận sản phẩm phái sinh hàng hóa một ngân hàng lớn cho rằng, đó là do các đơn vị này ham mua bán đầu cơ.
Ví dụ, một doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu 100 tấn cà phê, giao hàng vào tháng 12, vào thời điểm đó họ chỉ có trong tay 10 tấn, còn thiếu 90 tấn. Doanh nghiệp sẽ bảo hiểm rủi ro về giá bằng cách chốt hợp đồng mua tương lai tháng 12 với khối lượng 90 tấn.
Trong thời gian đó, doanh nghiệp gom mua của người dân để đủ số lượng 90 tấn xuất khẩu, song chưa gom đủ số lượng cà phê trong dân, thấy giá cà phê trên sàn hàng hóa tăng cao, doanh nghiệp bán hợp đồng tương lai đã chốt với kỳ vọng khi giá xuống sẽ mua lại, đồng thời tập trung thu mua trong dân để có hàng xuất khẩu.
Giá cà phê tiếp tục tăng cao, vượt giá doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu, dân hết hàng nên tăng giá bán ra, doanh nghiệp không gom đủ hàng để xuất khẩu và bị phạt hợp đồng, dẫn đến thua lỗ.
Trong trường hợp này, từ mục đích giao dịch hàng hóa để bảo hiểm rủi ro về giá, doanh nghiệp ham lãi trước mắt, mua đi bán lại đầu cơ khiến mục đích ban đầu thất bại. Đây là lý do giải thích tại sao từ đầu năm tới nay giá cà phê liên tục tăng và ở mức cao nhưng nhiều doanh nghiệp than thua lỗ.
Với thực tế giá các nguyên liệu hàng hóa liên tục tăng nhanh, sau đó sụt giảm mạnh với mức độ biến động rất lớn tới hàng chục phần trăm như thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tham gia giao dịch hàng hóa trên các thị trường quốc tế đã cháy tài khoản ký quỹ, dẫn đến thua lỗ và gây ra tâm lý e ngại sử dụng công cụ giao dịch phái sinh để bảo hiểm rủi ro về giá.
Có 2 lý do được các ngân hàng tổng kết dẫn đến thua lỗ của doanh nghiệp Việt Nam trong giao dịch hàng hóa: không tuân thủ đúng chiều giao dịch thuận – ngược và giao dịch không sát khối lượng giữa hàng thực và hợp đồng tương lai.
Không loại trừ có doanh nghiệp dựa vào phân tích và trải nghiệm thực tế của mình trong ngành, chấp nhận mạo hiểm đã thắng lợi, những số lượng này rất thấp. Với doanh nghiệp sản xuất, mục tiêu phòng ngừa rủi ro về giá mới là cao nhất.
Theo thống kê tại một số ngân hàng, lượng khách hàng giao dịch hàng hóa để bảo hiểm rủi ro về giá với các mặt hàng bông, kim loại, đậu tương (thức ăn gia sức) đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ công cụ này, nhiều doanh nghiệp đã tránh được thua lỗ rất lớn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, nhập khẩu thép và thức ăn gia súc khi giá nguyên liệu biến động mạnh.
Tổng giám đốc một công ty dệt may lớn cho biết, giá bông nguyên liệu đã tăng 500% trong 2 năm qua, quí 1 năm nay ghi nhận mức giá cao kỷ lục 2,27 đô la/lb, sau đó giảm 50%, rồi lại tăng mạnh. Hợp đồng xuất khẩu quần áo được công ty này ký từ đầu năm, chốt giá trước, nhờ sử dụng hợp đồng mua tương lai, doanh nghiệp không lo về nguyên liệu, tất nhiên phải chấp nhận bỏ ra một khoản phí.
Tuy nhiên, câu chuyện về phí bảo hiểm tương lai cho các giao dịch hàng hóa đang là mối e ngại với nhiều doanh nghiệp. Giám đốc bộ phận dịch vụ ngân hàng so sánh, giống như khách hàng mua bảo hiểm thân vỏ xe hơi, kết thúc năm không có sự cố gì xảy ra, chủ xe tiếc 10 triệu đồng và tự nhủ giá như không mua bảo hiểm, hoặc cho rằng có kinh nghiệm đi xe rồi nên năm sau quyết định không mua bảo hiểm nữa, nhưng sau đó xe lại bị cây đổ va phải, anh lại ước giá như mình đã mua bảo hiểm.
Không ít doanh nghiệp thấy mức phí của sản phẩm phái sinh khá cao đã e ngại hoặc cho rằng, việc giao dịch tương lai không cần thiết. Do đó, so sánh với các doanh nghiệp có nhiều mặt hàng xuất khẩu tương đồng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia…, tỷ lệ sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam rất thấp.
Một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng cho thấy, doanh số mua bán ngoại tệ giữa khách hàng và ngân hàng ngày càng tăng cao trung bình 20 – 30%/năm nhưng các giao dịch giao ngay chiếm từ 90 – 95%, giao dịch quyền chọn ngoại tệ chỉ chiếm từ 5 – 10%. Trong khi đó, quyền chọn ngoại tệ lẽ ra là công cụ phái sinh được doanh nghiệp quan tâm do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh tỷ giá luôn trong trạng thái tăng, giảm bất thường.
Theo Đầu tư chứng khoán

NỘI DUNG KHÁC

Mỹ và Châu Âu muốn tăng cường hợp tác nông nghiệp với Việt Nam

29-9-2011

Ông Michael Scuse, quyền Thứ trưởng phụ trách Nông trang và Dịch vụ Nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dẫn đầu đoàn thương mại nông nghiệp đầu tiên của Mỹ thăm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Mình từ ngày 26/9 đến 29/9, đoàn gồm 15 công ty của Mỹ đại diện cho các ngành về sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm tham gia.

Hai doanh nghiệp thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp

29-9-2011

Bộ Tài chính ngày 27.9 cho biết đã thống nhất về đối tượng được bảo hiểm và khu vực thực hiện thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp để các doanh nghiệp, địa phương thực hiện theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính từ 1.10 tới.

Hỗ trợ các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao

29-9-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao" nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc này phát triển sản xuất, giảm nghèo, thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Hội nghị các nhà Kinh tế Nông nghiệp châu Á (ASAE) lần thứ 7

10-10-2011

Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai

TS. Chu Hoàng Long đồng chủ nhân giải thưởng Eureka 2011 trả lời phỏng vấn của Ipsard

29-9-2011

Tiến sĩ Chu Hoàng Long là đồng tác giả người Việt duy nhất được nhận giải thưởng Eureka 2011 - giải thưởng khoa học uy tín và danh giá nhất Australia được trao cho công trình nghiên cứu “Mô hình lưu lượng dòng chảy đo lường lượng nước có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và lượng nước cần dự trữ để bảo vệ môi trường”. Nhân dịp này, TS. Chu Hoàng Long đã dành riêng cho Agroinfo một bài trả lời đầu tiên về thành công của công trình nghiên cứu.

Xây dựng 4.000 tiêu chuẩn quốc gia với sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế

28-9-2011

Ðây là một trong những nội dung theo Quyết định số 1041/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Xây dựng vận dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thuộc Chương trình Quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

Đào tạo nghề cho nông dân: Phải thiết thực mới hiệu quả

28-9-2011

Chủ trương đào tạo nghề cho nông dân là đúng, cấp thiết, nhưng thực hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người học, nhiều tiêu chí khó khả thi.

Bảo vệ nghiêm ngặt đất lúa

28-9-2011

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, hoàn thiện Dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng đất lúa, trình Chính phủ ban hành trong thời gian sớm nhất. Tinh thần chung là đất lúa được bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, đảm bảo nhu cầu cho đất nước phát triển.

Một nhà khoa học người Việt đoạt Giải thưởng danh giá Eureka 2011 của Australia

28-9-2011

TS. Chu Hoàng Long cùng các cộng sự đoạt giải thưởng danh giá với công trình sử dụng lượng nước tưới cho nông nghiệp, mà không gây hại môi trường.

Vẫn “ăn” đất lúa

28-9-2011

Giữ vững diện tích đất lúa là quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị, tuy nhiên, với sân gôn có lẽ là ngoại lệ, bởi kể cả khi có “ăn” vào đất lúa, nó vẫn được chấp thuận.

Đề nghị thu hẹp đất lúa

28-9-2011

Đề xuất này được chính một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp đưa ra trong hội thảo về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 diễn ra tại Hà Nội hôm qua (27.9).

Tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong những tháng cuối năm

28-9-2011

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn cơ bản được khống chế và kiểm soát trên cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ bùng phát. Do vậy, để đảm bảo nguồn cung cho dịp Tết Nguyên Đán năm 2011, cần phải tăng cường phòng chống dịch bệnh trong những tháng cuối năm.