TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đề nghị thu hẹp đất lúa

Ngày đăng: 28 | 09 | 2011

Đề xuất này được chính một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp đưa ra trong hội thảo về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 diễn ra tại Hà Nội hôm qua (27.9).

Theo chuyên gia này, việc giảm đất lúa không những không ảnh hưởng đến an ninh lương thực mà còn góp phần cải thiện đời sống nhân dân...
Hội thảo này được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức với sự tham gia của hàng chục nhà khoa học, cơ quan quản lý ở các lĩnh vực có sử dụng diện tích đất lớn. Đây là bước đi chuẩn bị cho việc thảo luận và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2011 - 2015 tại kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 10 - 11 tới.
Diện tích đất sử dụng cho sản xuất lúa của cả nước hiện là 3,8 triệu ha.
 
Lãng phí trên diện rộng
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã không giấu nổi những bức xúc về thực trạng sử dụng, quy hoạch đất đai hiện nay. GS Đặng Hùng Võ thẳng thắn: “Thời gian qua, dư luận xã hội khá bức xúc với tình trạng sử dụng đất không hiệu quả của đất xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, sân bay, cảng nước sâu, sân golf, khu nghỉ dưỡng”.
Về khu, cụm công nghiệp, GS Võ đánh giá: Hiện cả nước có tới 261 khu công nghiệp, chiếm giữ hơn 70 nghìn ha đất nhưng tỷ lệ lấp đầy của các cơ sở sản xuất chưa tới 50%. 918 cụm công nghiệp do tỉnh thành lập, chiếm 40 nghìn ha nhưng cũng chỉ mới có hơn 25% đất được sử dụng.
Giáo sư Võ cũng cảnh báo tình trạng các doanh nghiệp xây dựng sân golf chiếm giữ đất để sau này chuyển đổi mục đích sử dụng; cấp đất ở tại đô thị vượt chỉ tiêu mang lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư bất động sản…
PGS-TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN cho rằng, quy hoạch sử dụng đất nếu không bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Chẳng hạn, các khu công nghiệp hiện nay đua nhau mọc lên, kêu gọi các công ty vào mở nhà xưởng nhưng không tính đến hiệu quả sử dụng lao động, số tiền thu lại trên một diện tích đất.
“Nhiều nơi đang phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sử dụng ít lao động nhưng sử dụng nhiều đất; điều này nếu không khắc phục sẽ là bi kịch” – ông Thiên nói.
“Thu hẹp đất lúa sẽ có lợi cho nông dân” (?)
Đất lúa luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm vì có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực. Tuy nhiên, TS Đặng Kim Sơn -Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đã có một phát biểu làm nóng hội nghị là đề nghị giảm diện tích đất lúa từ 3,8 triệu ha hiện nay xuống còn khoảng 3,3 hoặc 3 triệu ha.
Các luận điểm được TS Sơn đưa ra là do năng suất lúa đã tăng mạnh; nhu cầu sử dụng gạo trong bữa ăn có xu hướng giảm. TS Sơn đưa ra nhiều kịch bản, trong đó “kịch bản” xấu nhất là diện tích đất lúa có hơn 2,7 triệu ha với “năng suất thấp” thì vẫn không đe dọa đến an ninh lương thực.
Ông Lê Quốc Dung, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, về lâu dài cần xây dựng chiến lược quy hoạch sử dụng đất trước khi bắt tay vào việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể.
Ông Sơn cho rằng, nếu cho phép nông dân chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng cây con khác sẽ góp phần cải thiện đời sống cho nông dân vì họ có thể tăng thu nhập trên một diện tích đất; mà “với nông dân hiện nay, thu nhập và việc làm là quan trọng nhất” – ông Sơn nói.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng đồng tình một phần với TS Sơn khi cho rằng, an ninh lương thực không đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều lúa gạo mà còn phải tính đến các thực phẩm từ chăn nuôi và các cây trồng khác. Tuy nhiên, ông Tạn lại cho rằng vẫn nên duy trì diện tích lúa như hiện nay để “làm tròn nghĩa vụ quốc tế”.
Ông đề nghị, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất dành cho công nghiệp, đô thị để dành đất cho sản xuất nông nghiệp; phát triển các mặt hàng nông sản khác vì nước ta là nước có tiềm năng lớn về nông nghiệp.
Cũng quan điểm “phá thế độc tôn của cây lúa”, ông Lê Quốc Dung cũng kiến nghị, ngoài cây lúa là cây chủ lực, trong lần xem xét kế hoạch sử dụng đất này, Quốc hội cần lựa chọn một số loại đất sản xuất các cây, con, sản xuất hàng hóa lớn chủ lực khác có tính chất hình thành vùng sản xuất, chế biến hàng hóa cao (như diện tích cây cà phê, cao su, điều, hạt tiêu, thủy hải sản, một số loại cây ăn quả...) để đưa vào chỉ tiêu do Quốc hội phê duyệt.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/59578p1c25/de-nghi-thu-hep-dat-lua.htm

NỘI DUNG KHÁC

Tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong những tháng cuối năm

28-9-2011

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn cơ bản được khống chế và kiểm soát trên cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ bùng phát. Do vậy, để đảm bảo nguồn cung cho dịp Tết Nguyên Đán năm 2011, cần phải tăng cường phòng chống dịch bệnh trong những tháng cuối năm.

Tình hình kinh tế 9 tháng: Những kết quả tích cực và vấn đề đặt ra

28-9-2011

Trong điều kiện sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao, các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế đã nâng cao tính chủ động, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tập trung phát triển nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước

28-9-2011

Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Phát triển bền vững ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Mô hình mới để phát triển bền vững ngành nông nghiệp

28-9-2011

Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp với khoảng 70% dân số sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, sản xuất nông nghiệp đều phải gánh chịu các tổn thất rất lớn do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Nhiều địa phương triển khai hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn

28-9-2011

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, mang lại giá trị thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân.

Cảnh giác với sâu bệnh hại lúa trên diện rộng

27-9-2011

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo, các địa phương cần cảnh giác với nguy cơ sâu bệnh hại lúa lây lan trên diện rộng. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ động đối phó với đợt rầy di trú vào cuối tháng 9.

Thời tiết vụ đông 2011: Bắc bộ thuận lợi, Bắc Trung bộ cảnh giác mưa lớn

27-9-2011

Hôm 22/9, Trung tâm Dự báo KTTVTƯ đã tổ chức thảo luận lần cuối và chính thức đưa ra dự báo mới nhất về diễn biến tình hình thời tiết trong mùa đông năm 2011.

Ủy ban Thường vụ QH thảo luận về dự thảo Luật Giá: Nóng phương pháp bình ổn giá

27-9-2011

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đồng tình với việc để giá hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường nhưng phải có bàn tay quản lý nhà nước để bình ổn giá trong tình huống cần thiết.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ: Việt Nam là điển hình về phát triển nước sạch

27-9-2011

Ngày 21.9 vừa qua, bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tổ chức nhóm họp tại New York (Hoa Kỳ), có tổ chức Sự kiện cấp cao về việc rà soát tiến độ triển khai các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) với tiêu đề "MDG Countdown 2011: Success and Innovations" (tạm dịch: Đếm ngược các mục tiêu thiên niên kỷ 2011: Thành công và các sáng kiến).

Nông dân mong được đào tạo nghề

27-9-2011

Lao động ở lại nông thôn hiện nay phần lớn là người già, phụ nữ chưa qua đào tạo nghề - đó là thực trạng nhiều đại biểu đã nêu ra tại Hội thảo “Thực trạng, thách thức và giải pháp trong đào tạo nghề cho ND ở Việt Nam”.

Cục trưởng Cục Khai thác và BVNLTS: Đề xuất chính sách tổng thể cho ngư dân

27-9-2011

Trao đổi với PV, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục thủy sản, Bộ NN&PTNT) Nguyễn Ngọc Oai cho biết: Trước thực trạng 80% ngư dân đang phụ thuộc vào đầu nậu, Cục này sẽ đề xuất một chính sách tổng thể giúp ngư dân tiếp cận được vốn phát triển sản xuất.

Để "thủ phủ" xoài phát triển bền vững: Sản xuất theo GAP

27-9-2011

Đồng bằng sông Cửu Long được coi là "thủ phủ" xoài của cả nước. Tuy nhiên, để loại cây này phát huy hết tiềm năng, cần có chiến lược phát triển bền vững.