TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cục trưởng Cục Khai thác và BVNLTS: Đề xuất chính sách tổng thể cho ngư dân

Ngày đăng: 27 | 09 | 2011

Trao đổi với PV, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục thủy sản, Bộ NN&PTNT) Nguyễn Ngọc Oai cho biết: Trước thực trạng 80% ngư dân đang phụ thuộc vào đầu nậu, Cục này sẽ đề xuất một chính sách tổng thể giúp ngư dân tiếp cận được vốn phát triển sản xuất.

Thưa ông, vốn đi biển ngư dân đang dựa vào nguồn tín dụng “đen” của các đầu nậu, ông có biết điều này?
Theo Nghị định 41 của Chính phủ, ngư dân có thể vay tín chấp tối đa 50 triệu đồng để sản xuất. Số tiền đó chưa thấm vào đâu, nên ngư dân không mặn mà. Do vậy, mỗi chuyến đi biển, ngư dân tìm đến các chủ nậu vựa (đầu nậu) vay lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng và các sản phẩm của ngư dân đánh bắt về cũng phải bán cho đầu nậu với giá thấp hơn mặt bằng. Đó là những ràng buộc với nhau trong cơ chế thị trường, nhưng rất bất lợi cho ngư dân.
Ông đánh giá thực trạng ngư dân phải vay tín dụng “đen” thế nào?
Đối với tàu cá xa bờ (90 CV trở lên) khoảng 23.000 nghìn chiếc, có khoảng 80% trong số đó phụ thuộc vào nguồn vốn của các chủ đầu nậu. Thực tế, một chuyến đi biển về, trừ tất cả các chi phí, cho người đi phần (người làm thuê cho chủ tàu) thì chủ tàu lời cũng không nhiều. Số lãi đó không đủ cho chuyến biển kế tiếp, do vậy, ngư dân lại tìm đến đầu nậu.
Như vậy, lâu nay, cơ quan quản lý biết mà vẫn để ngư dân dựa vào tín dụng “đen” của nậu vựa, không có cách nào giúp chủ tàu giải quyết sao?
Nhiều tỉnh khi cho vốn đóng tàu, đến khi bán tàu, thanh lý, thì tỷ lệ thu hồi vốn rất thấp, chỉ vài chục phần trăm. Một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả mang lại không cao vì, nhà nước cho vay vốn đóng tàu, nhưng không cho vay vốn để phục vụ sản xuất. Đây mới là vấn đề mấu chốt.
Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm đến ngành thủy sản, như đầu tư về cảng cá, khu neo đậu, xây dựng hệ thống thông tin, điều tra nguồn lợi, cung cấp dự báo ngư trường… Ngoài ra, có các quyết định 289, rồi 48 hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, hiện chính sách riêng của nhà nước cho dân vay vốn để sản xuất vẫn chưa có.
Theo ông, cần giải quyết vấn đề vốn cho ngư dân sản xuất ra sao?
Chúng tôi cũng rất trăn trở việc này. Ngư dân đang cần cơ chế, chính sách nào đó để vay vốn với lãi suất thấp, thậm chí là lãi suất 0%, thời hạn vay dài hơi hơn. Mức vay không phải là vài ba chục triệu, và phải một vài trăm triệu để phục vụ cho sản xuất. Có như vậy mới tháo gỡ được những khó khăn hiện nay, để ngư dân không phải vay nặng lãi, người đi biển được phân chia lợi nhuận cao hơn.
Trong chiến lược phát triển thủy sản, một số chương trình khai thác thủy sản xa bờ, chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề này, nhưng chưa cụ thể. Tất nhiên, để làm được điều đó, phải có sự kết hợp giữa các bộ ngành. Với nghề cá cũng cần phải có quỹ tương tự quỹ tín dụng nhân dân hiện nay, cho ngư dân vay vốn thuận lợi nhất, thì rất tốt.
Thực tế, thời gian qua, một số báo đài, địa phương như Quảng Ngãi cũng lập quỹ hỗ trợ ngư dân, tuy nhiên, ở đây vẫn là quỹ hỗ trợ những rủi ro, do thời tiết, tai nạn, hoặc va chạm với tàu cá nước ngoài… Còn hỗ trợ sản xuất thì chưa có, vẫn còn trống. Đây mới chính là cái mà ngư dân rất cần. Vấn đề này, chúng tôi sẽ đề xuất với Tổng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT để đề xuất Chính phủ chính sách tổng thể giúp ngư dân được tiếp cận vốn phát triển sản xuất.
Theo Tiền phong

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/30369.html

NỘI DUNG KHÁC

Để "thủ phủ" xoài phát triển bền vững: Sản xuất theo GAP

27-9-2011

Đồng bằng sông Cửu Long được coi là "thủ phủ" xoài của cả nước. Tuy nhiên, để loại cây này phát huy hết tiềm năng, cần có chiến lược phát triển bền vững.

Đầu tư cho nông nghiệp phải theo quy hoạch và dài hơi

27-9-2011

Lâu nay, nông nghiệp luôn thể hiện tốt vai trò "trụ đỡ" của nền kinh tế, nhất là trong những lúc khó khăn nhất. Nhưng có một nghịch lý là, khu vực này vẫn chưa nhận được sự đầu tư tương xứng với tiềm năng; cuộc sống của người nông dân vẫn nghèo khó. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Những phong trào đẩy nông dân xa đất: KKT ven biển và hiệu ứng phong trào

27-9-2011

Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu và mạnh về biển, thời gian qua, hàng loạt dự án xây dựng khu kinh tế ven biển đã được thực hiện. Kể từ năm 2003 đến nay, cả nước đã có 15 khu kinh tế ven biển, sử dụng trên 660.000ha mặt đất và mặt nước biển, bằng khoảng 2% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ có khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) với Dự án Nhà máy lọc hóa dầu số 1 thể hiện rõ vai trò động lực, các khu kinh tế khác chưa phát huy hiệu quả.

Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

26-9-2011

Hôm 21/9, Bộ Tài chính đã triển khai QĐ 315 ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và chính sách đãi ngộ cán bộ khoa học trong nông nghiệp nông thôn

23-9-2011

Sáng nay (23/09), tại Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra hội thảo “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và chính sách đãi ngộ cán bộ khoa học trong nông nghiệp nông thôn” do Bộ KHCN phối hợp cùng Tạp chí Tia sáng tổ chức.

GS. Peter Timmer nhận Giải thưởng kinh tế Leontief 2012

22-9-2011

Viện phát triển và môi trường toàn cầu thuộc Đại học Tufts (GDAE) sẽ trao giải thưởng Leontief năm 2012 cho Giáo sư C. Peter Timmer - Đại học Harvard và GS. Michael Lipton - Đại học Sussex vvì những đóng góp to lớn để giải quyết"Khủng hoảng lương thực toàn cầu và Tương lai của ngành nông nghiệp”.

100% làng nghề ô nhiễm

20-9-2011

Báo động đỏ này về ô nhiễm môi trường làng nghề vừa được Bộ NNPTNT đưa ra, cho thấy còn nhiều việc phải làm để bảo vệ môi trường nông thôn.

Tình trạng mất thương hiệu nông sản: Không thể đổ lỗi cho nông dân

20-9-2011

Sự kiện thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm dụng là bài học lớn để đánh thức ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho nhiều loại nông sản nổi tiếng khác.

Những phong trào đẩy nông dân xa đất

20-9-2011

Cắt giảm đầu tư công là một trong những giải pháp được Chính phủ ưu tiên hàng đầu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Song hiện nay vẫn có hàng loạt dự án đầu tư công chạy theo phong trào, gây lãng phí ngân sách Nhà nước, thậm chí nhiều dự án mang tính phong trào còn khiến nông dân rơi vào cảnh mất đất, không việc làm...

Gom mía sớm để đảm bảo lợi ích cho nông dân

20-9-2011

Hiện, vùng nguyên liệu mía 16.000ha phía Đông tỉnh Gia Lai đang do 2 doanh nghiệp sản xuất mía đường là An Khê và Bình Định đầu tư, trong đó Công ty cổ phần Đường Bình Định đầu tư gần 5.000ha. Theo chu kỳ, vụ thu hoạch mía khởi động vào đầu tháng 11, song năm nay, Công ty cổ phần Đường Bình Định sẽ tiến hành gom mua mía sớm hơn 1 tháng.

Bảo hiểm nông nghiệp bắt đầu “vào guồng”

20-9-2011

Bộ Tài chính vừa có quyết định chính thức cho phép Bảo Minh được tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.

Bài học từ vụ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

19-9-2011

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Trong khi đó, thương hiệu cà phê Đắk Lắk cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau. Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam bị lấy mất thương hiệu.